0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Chí phí NVL chính Chi phí BTP

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 52 -56 )

Chi phí BTP Chi phí NVL khác Vải ôtô Vải phin Thép 1 .. .. II. Chi phí VL phụ Lưới lọc Van ôtô .. .. III. Chi phí VL khác (bao bì) PE bọc lốp Thùng các ton .. .. .. Tổng cộng:

Như vậy khi phân tích giá thành, đánh giá tỷ trọng của các loại nguyên vật liệu.... kế toán nhìn vào biểu số 9 (đã sữa chữa lại) sẽ đánh giá được ngay một cách chính xác. Việc làm này sẽ giúp cho kế toán làm tốt hơn công tác quản lý các vật liệu và giá thành.

Theo cách làm hiện nay của Công ty, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo các phân xưởng, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các sản phẩm và kết chuyển vào giá thành sản phẩm là phù hợp. Nhưng trong việc hạch toán lương công nhân sản xuất đã không đề cập đến vấn đề trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất. Như thế làm cho chi phí tiền lương giữa các tháng có thể tăng giảm đột ngột do công nhân nghỉ phép giữa các tháng không đồng đều, từ đó gây đột biến giá thành sản phẩm giữa các kỳ. Vậy trong công tác hạch toán tiền lương công nhân sản xuất ở Công ty cần phải tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất để tính giá thành sản phẩm được ổn định.

Số tiền lương nghỉ phép trích trước được tính như sau:

Tỷ lệ trích

=

Tổng số tiền lương nghỉ phép KH của CNSX trong năm

x

100% Tổng số tiền lương KH của CNSX trong năm

Số tiền trích

trước 1 tháng

=

Tỷ lệ

trích trước

x

Tổng số tiền lương thực tế sx trong tháng

Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân sản xuất được hạch toán vào TK 335 - Chi phí trả trước, và việc hạch toán tiến hành như sau :

- Hàng tháng, khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX, kế toán ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 -Chi phí trả trước

-Khi công nhân nghỉ phép, kế toán xác định số tiền lương nghỉ phép phải trả, ghi: Nợ TK 335

Có TK 334

-Khi trả tiền lương nghỉ phép cho người nghỉ phép, ghi: Nợ TK 334

Có TK 111

4. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung:

Kế toán đã tập hợp chi phí sản xuất chung rồi phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu chuẩn tiền lương tính vào giá thành mà chi phí sản xuất chung của Công ty hiện nay lại chưa có định mức nay dự toán cho từng xí nghiệp nên việc phát sinh chi phí sản xuất chung ở các xí nghiệp là có thể không đồng đều nhau cho nên việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo cách hiện tại là không chính xác. Bởi vì xét về mặt hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ sản phẩm thì không có ảnh hưởng gì. Nhưng xét riêng về chi phí sản xuất chung nằm trong thành phẩm của các xí nghiệp lại không phải là chi phí thực tế của xí nghiệp. Điều này sẽ làm cho giá thành sản phẩm thiếu chính xác và sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi tính hình sử dụng chi phí sản xuất chung ở các xí nghiệp.

Về khoản chi phí này tôi xin đề xuất một ý kiến nhỏ là Công ty đã tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng xí nghiệp, chỉ còn một số khoản cho phí dùng chung cho các xí nghiệp, các khoản chi phí này đều có thể tập hợp riêng cho các xí nghiệp như:

+ Trích khấu hao tài sản cố định cho sản xuất được Công ty tập hợp chung trong toàn phạm vi công ty mà tài sản cố định của Công ty có nhiều mức khấu hao khác nhau: Xí

nghiệp lốp ôtô toàn bộ là máy móc thiết bị mới, giá trị lại lớn; xí nghiệp lốp xe đạp, xe máy thì máy móc đã quá lâu năm, khấu hao đã gần hết... cho nên, việc trích khấu hao chung cho toàn bộ công ty là không phù hợp, vì vậy kế toán tập hợp chi phí khấu hao theo từng xí nghiệp. Điều này, rất tiện và dễ làm vì các xí nghiệp đã được hoạt động trong phạm vi nhà xưởng riêng biệt, với số máy móc thiết bị đã được cố định trong nhà xưởng.Và nếu có thể được xin phép cho số TSCĐ ở xí nghiệp lốp ôtô được tính khấu hao nhanh.

+ Chi phí công cụ, dụng cụ cần đề cập và hoàn thiện hơn vì khi xuất công cụ, dụng cụ dùng sản xuất thì toàn bộ giá trị được kết chuyển hết một lần vào TK627- chi phí sản xuất trong kỳ phát sinh, dù giá trị công cụ, dụng cụ đó lớn hay nhỏ.Những công cụ, dụng cụ được sử dụng ở Công ty phần lớn có giá trị không lớn, lượng xuất không nhiều và thời gian sử dụng ngắn như các loại bảo hộ lao động, phích nước, bóng đèn, lưỡi cưa sắt, đồ dùng vật phẩm năn phòng khác.... vì vậy nó được kết chuyển toàn bộ giá trị xuất dùng một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Nhưng thực tế Công ty có những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng qua nhiều kỳ hạch toán như bơm dầu, dụng cụ đo lường,bộ đảo su, máy hút bụi.. .thì việc hạch toán toàn bộ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất trong kỳ thì sẽ làm tăng giá thành kì đó lên và như thế ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy phải tiến hành phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ những loại có giá trị lớn đó cho nhiều kỳ sản xuất. Có thể tiến hành phân bổ cho 2 hay nhiều kỳ sản xuất tùy theo thời gian sử dụng. Nhưng để giảm nhẹ công việc tính toán kế toán có thể tiến hành phân bổ chi phí này theo phương pháp phân bổ 2 lần. Tức là khi xuất dùng cong cụ, dụng cụ ra dùng kế toán phân bổ ngay 50% giá trị của chúng vào nơi sử dụng, đến khi công cụ, dụng cụ báo hong thì phân bổ tiếp 50% giá trị còn lại trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và số tiền bồi thường cuả người làm hỏng (nêú có)

Trình tự hạch toán phân bổ chi phí này như sau:

- Khi xuất công cụ, dụng cụ ra dùng,ghi: Nợ TK142

Có TK 153

- Đồng thời kế toán tiến hành phân bổ 50% giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất :

Nợ TK 627 ( Giá trị phân bổ) Có TK 142

- Khi công cụ, dụng cụ báo hỏng, kế toán phân bổ tiếp 50% giá trị còn lại sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và tiền bồi thường (nếu có)

Nợ TK 627 (Giá trị phân bổ) Nợ TK152 (phế kiệu thu hồi) Nợ TK 138 (bồi thường phải trả)

Có TK142

Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng xí nghiệp, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của xí nghiệp nào thì phân bổ cho sản phẩm của xí nghiệp đó theo tiêu chuẩn tiền lương tính vào giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp cán luyện như đã trình bày ở trên là tính vào cho giá thành của bán thành phẩm.

Đặc biệt Công ty cần phải quan tâm, xây dựng nên dự toán chi phí sản xuất chung cho từng xí nghiệp, tránh những chi phí phát sính quá lớn, gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.Đồng thời việc xậy dựng nên dự tóan chi phí sản xuất chung sẽ giúp cho việc quản lý khoản chi phí này sát sao và có hiệu quả hơn trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của Công ty và có cơ sở phân tích hơn.

5. Chi phí thiệt hại trong sản xuất:

Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Đà nẵng được thực hiện với các khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí SCC nhưng không đặt vấn đề hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất. Thực tế trong quá trình sản xuất ở Công ty, thiệt hại trong sản xuất thường xảy ra chủ yếu là thiệt hại sản phẩm hỏng, còn thiệt hại ngừng sản xuất thì ít xảy ra. Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt được những tính năng cần thiết để tạo thành sản phẩm tốt. Trong qua trình sản xuất ra sản phấm sẽ gây ra một số sản phẩm dở dang bị hỏng như: vải tráng cao su bị nát, rách biên, lốp thành hình bị gãy, tanh không gỡ được vải do bị dính, cao su bán thành phẩm các loại cháy, không tận dụng các sản phẩm khác được... tất cả các loại này được tận dụng để sản xuất các sản phẩm phụ (sản phẩm phụ như: tấm lợp cao su, cao su tái sinh....)

Trên thực tế % sản phẩm bị hỏng trên từng giại đoạn cộng nghệ ít khi vượt định mức cho phép, cho nên kế toán không tính giá trị nguyên vật liệu phân bổ cho các sản phẩm phụ, mà chỉ tính phần tiền lương sản xuất sản phẩm phụ, vì thế giá thành của sản phẩm phụ công ty rất khó tính.

Về lâu dài Công ty nên tính trừ một số % nào đó giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất sản phẩm chính để tính vào giá thành sản xuất sản phẩm phụ. Ví dụ như định mức quy định 2% hao hụt vải và cao su tráng vải trên giai đoạn cán tráng thì có thể quy định 0,5% là được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm phụ.. ..Việc tính toán này có hơi phức tạp và chi tiết nhưng sẽ tính đúng giá thành sản phẩm, phản ánh chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

KẾT LUẬN:

Hạch toán giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng dầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp.

Giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ cá biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong qúa trình sản xuất kinh doanh.

Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố của đầu vào và đầu ra trong qua trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc tính giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc diểm hình thành và phát triển chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong qua trình hạch toán ở các doanh nghiệp.

Chính và vậy, ngay từ khi về thực tập ở Công ty Cao su Đà nẵng, tôi đã có sự say mê, mong muốn tìm hiểu phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su. Thực tế cho thấy, Công ty Cao su Đà nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước có qui mô khá lớn và đang trên đà phát triửên. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất phong phú, sản phẩm của Công ty bao gồm nhiều loại và có số lượng lớn. Vì vậy, ở Công ty cao su Đà nẵng, tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề luôn luôn được quan tâm.

Qua thời gian thực tập tại Công ty, với tình hình thực tế và số liệu thu tập được, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán và tính giá thành sản phẩm.Tuy nhiên, những suy nghĩ đề xuất trên chỉ là những ý kiến của bản thân có được qua thời gian thực tập nhằm củng cố thêm những kiến thức đã học, cho nên có thể chưa đầy đủ. Em mong các thầy cô cùng tất cả các bạn bè tham gia ý kiến đóng góp để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Một làn nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo và các cô chú Phòng kế toán Công ty Cao su Đà nẵngđã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp em hoàn thành.

Đà nẵng, ngày 24 tháng 02 năm 2001. HỒ THỊ KIM LOAN.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 52 -56 )

×