I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY SAO SU ĐÀ NẴNG.
2. TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM:
Sau khi tính được giá trị mỗi loại vật liệu xuất dùng cho sản xuất bán thành phẩm thông qua “ Sổ theo dõi chi phí vật liệu của bán thành phẩm” (Biểu số 4); Số liệu ở biểu này được tính toán như sau:
Căn cứ vào tổng số lượng và số tiền của vật liệu thực tế dùng để sản xuất bán thành phẩm trong tháng ( ở cột xuất của biểu 3). Kế toán tiến hành tính chi phí nguyên vật liệu của từng bán thành phẩm bằng cách: lấy giá bình quân của từng loại vật liệu nhân với số lượng từng loại vật liệu đã được phân bổ cho từng loại bán thành phẩm theo “ bảng phân bổ nguyên vật liệu sử dụng theo đơn pha chế” (ở biểu số 1)
Ví dụ: Tính giá trị than đen dùng để sản xuất Mlm (mặt lốp mới) Giá trị than đen dùng để sản xuất Mlm (mặt lốp mới)
6.826,34 x 42.152kg = 287.743.881 đồng
Như vậy, mỗi loại bán thành phẩm sử dụng bao nhiêu loại vật liệu ta tính giá trị cho bấy nhiêu loại vật liệu.
Trong quá trình sản xuất ra bán thành phẩm , ngoài chi phí về nguyên vật liệu còn có các chi phí khác như tiền lương công nhân sản xuất,BHXH tính theo lương, chi phí quản lý phân xưởng như khấu hao máy móc thiết bị, tiền lương quản lý.. ., nhưng khi tính giá thành bán thành phẩm, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty chỉ tính chi phí nguyên vật liệu. Bởi vì kế toán quan niệm rằng bán thành phẩm này không bán ra ngoài, chỉ xuất dùng cho giai đoạn sản xuất ra sản phẩm, còn các chi phí khác kế toán tập hợp nhưng không tính trực tiếp vào giá thành của bán thành phẩm mà để phân bổ các chi phí này cho từng sản phẩm gánh chịu (ở bước 2 tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.)
(BIỂU SỐ:1)