Bảng 2.3: Doanh thu, tốc độ tăng và thị phần bảo hiểm cháy, nổ trên thị
trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2003 2004 2005 200 6 2007 Thị trường BH phi nhân Doanh thu Tỷ đồng 3967 4727 5535 6430 8482 Tăng trưởng % - 19,2 17.1 16,2 31,9 Bảo hiểm cháy, nổ. Doanh thu Tỷ đồng 265,7 412 472 637 891 Tăng trưởng % - 55 14,6 34,9 39,9 Thị phần bảo hiểm cháy, nổ. % 6,7 8,7 8,5 9,9 10,5
(Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Bảo hiểm cháy, nổ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường, nhưng nghiệp vụ này đang dần dần
Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A
khẳng định vị trí. Năm 2003, mới chỉ chiếm 6,7% doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường, thì đến năm 2007 đã tăng lên 10,5%.
Doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ liên tục tăng qua các năm. Năm 2003 mới chỉ đạt 265,7 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã tăng lên tới 891 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều.
Hình 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường Việt Nam (2003-2007)
(Nguồn: Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam)
Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ bình quân giai đoạn từ 2003 đến 2007 đạt 35%, cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu phí bình quân toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong giai đoạn này (hơn 21%).
Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A
Hình 2.5 : Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Nhìn vào đồ thị có thể thấy tốc độ tăng trưởng của bảo hiểm cháy nổ trên thị trường không đều. Năm 2004 tăng với tốc độ khá cao (55%) nhưng đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng lại giảm đi đáng kể (chỉ còn 14,6%). Trong hai năm gần đây, thị trường bảo hiểm cháy nổ đang có xu hướng hồi phục và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ giảm dần đều từ năm 2003 đến năm 2006 và đến năm 2007 mới có xu hướng phục hồi trở lại.
Tuy thị trường bảo hiểm cháy nổ liên tục có sự gia tăng về doanh thu phí nhưng sự cạnh tranh trên thị trường này cũng diễn ra khá quyết liệt, chủ yếu đối với nhóm dịch vụ vừa và nhỏ, ít rủi ro. Bởi nhóm dịch vụ này không có sự kiểm soát của các nhà nhận tái bảo hiểm. Hình thức cạnh tranh chủ yếu là hạ phí, giữ nguyên phí nhưng mở rộng điều kiện hoặc áp dụng điều khoản bổ sung có lợi cho khách hàng. Điều này rất nguy hiểm khi có tổn thất xảy ra.
Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A
Trước năm 2004, theo nhận định từ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, “trong đơn bảo hiểm cháy, các doanh nghiệp thường bảo hiểm luôn cả những rủi ro công nghiệp như: đổ vỡ máy móc, trộm cắp…với những hạn mức phụ cao một cách phi kỹ thuật và không thu phí bảo hiểm. Khi khai thác thì không chú ý đến công tác đánh giá rủi ro. Trong khi đó, không phải khách hàng nào cũng có cơ sở vật chất tốt, hệ thống PCCC đảm bảo”.
Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm cháy nổ thường xuyên thay đổi. Trong giai đoạn từ năm 2004-2006, Bảo Minh luôn là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần bảo hiểm cháy nổ, tiếp đó đến Bảo Việt. Vị trí thứ 3 lần lượt dành cho UIC (vào năm 2004), PVI (vào năm 2005) và PJICO (vào năm 2006). Tuy nhiên, đến năm 2007, PVI thực hiện một bước đột phá lớn, vươn lên vị trí dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ toàn thị trường, Bảo Minh tụt xuống vị trí thứ 2, còn Bảo Việt giữ vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm cháy nổ.
Hình 2.6: Thị phần bảo hiểm cháy nổ trên thị trường năm 2007
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Bắt đầu từ năm 2006, bảo hiểm cháy nổ được đưa vào thực hiện bắt buộc nhưng cho đến nay, sau hơn một năm triển khai, vẫn chưa có tác động
Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A
lớn đến thị trường bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên, nó đã kích thích làm tăng nhu cầu bảo hiểm cháy nổ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và gây được sự quan tâm, chú ý của nhiều người dân.
Tính tới cuối năm 2007, tại thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có tổng số 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trong đó có một số thành viên mới như: Bảo hiểm Quân đội, Bảo hiểm Nông nghiệp…và trong năm 2008 cũng sẽ có thêm một số doanh nghiệp bảo hiểm khác được thành lập. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới gia đời đã thực hiện những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút nhân lực từ các công ty bảo hiểm khác và chia sẽ thị phần cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2008 các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ được tham gia thị trường bảo hiểm các loại hình bảo hiểm bắt buộc, trong đó có bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Do đó, thời gian tới lĩnh vực này sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty bảo hiểm nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm, tài chính…
Bảo hiểm tài sản, trong đó có bảo hiểm cháy, nổ đang là một thị trường hết sức rộng lớn chưa được khai thác. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam: Toàn quốc có khoảng 40.000 cơ sở sản xuất nằm trong diện bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ nhưng chỉ mới có khoảng 20% - 30% tham gia. Số tiền đền bù thiệt hại do cháy nổ trong thời gian qua cũng chỉ 600 tỷ đồng, ước chiếm khoảng 40% tổng thiệt hại. Điều đó chứng tỏ tiềm năng của thị trường bảo hiểm cháy nổ là rất lớn.
Đánh giá về cơ hội thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm cháy nổ.
Sau khi điểm qua một vài điểm đáng chú ý về thị trường bảo hiểm cháy nổ thời gian vừa qua. Có thể thấy tiềm năng của thị trường bảo hiểm cháy nổ là rất lớn. Với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay thì có lẽ trong tương lai
Vũ Thị Hường Bảo hiểm 46A
doanh thu của nghiệp vụ này còn tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc bảo hiểm cháy nổ được đưa vào thực hiện bắt buộc sẽ làm cho số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cháy nổ tăng lên nhiều trong thời gian tiếp theo. Trong khi đó, việc thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên thay đổi cũng cho thấy: tuy cạnh tranh ngày càng gay gắt và thị phần bảo hiểm cháy nổ sẽ bị chia nhỏ hơn nhưng việc tăng doanh thu cũng như tăng thị phần trên thị trường bảo hiểm cháy nổ đều có khả năng xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào có chiến lược khai thác hiệu quả.