Cung về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 33)

Trên 90% khu công nghiệp không có nhà trọ công nhân Trong 130 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có trên cả nước, chỉ

2.2. Cung về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay.

KCN, KCX nào ở Việt Nam giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho công nhân của mình để tạo cho họ sự yên tâm, gắn bó với công việc của mình.

2.2. Cung về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay. nay.

Cung về nhà ở cho công nhân ở các KCN, KCX tại Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu về nhà ở cho người lao động. Nhìn chung lại là quy hoạch về nhà ở và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ KCN, KCX chưa được quan tâm đúng mức. Đây hiện đang là tình

trạng khá phổ biến tại các KCN, KCX trên địa bàn cả nước. Hiện tại cung về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Khi nhu cầu về nhà ở của người dân rất lớn thì họ phải thuê những khu vực xung quanh, nơi dân cư làm nhà để cho thuê.

Vấn đề xây nhà ở xã hội đã được đặt ra từ rất sớm. Khi Luật Nhà ở được Quốc hội thông qua vào ngày 29-11-2005, quyền lợi về nhà ở của những người có thu nhập thấp được nhà nước xác nhận.

Ngay sau đó, vào năm 2006, Bộ Xây dựng đã trình đề án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội và chọn 3 địa phương có số lượng công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đông nhất là Hà Nội, TPHCM và Bình Dương để áp dụng đề án trước tiên. Sau đó, đề án này sẽ được nhân rộng ra các địa phương trong cả nước.

Theo báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn 2006-2010 Hà Nội cần xây dựng trên 110.000 căn hộ cho các đối tượng thu nhập thấp, còn TPHCM cần khoảng 100.000 căn hộ thu nhập thấp và trên 50.000 chỗ ở tập thể cho công nhân lao động. Đối với chính quyền địa phương đây quả là bài toán nan giải vì các doanh nghiệp bất động sản vốn không "mặn mà" với chương trình nhà ở xã hội vì thu lãi thấp mà rủi ro cao.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng) thừa nhận từ khi Luật Nhà ở được đưa vào thực tế đến nay, tiến độ xây dựng quỹ nhà ở xã hội còn rất chậm.

Một thống kê cụ thể từ Bộ Xây dựng cho thấy, 3 địa phương thực hiện thí điểm chương trình nhà ở xã hội đều rất chậm trễ trong khi lượng công nhân đổ về các địa phương trên ngày càng tăng nhanh.

Cụ thể, các doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghiệp trong vùng đồng bằng sông Hồng hiện thu hút được 142.000 lao động trực tiếp từ các khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng), Hoà Xá (Nam Định), Nguyễn Đức Cảnh, Quang Minh(Vĩnh Phúc), Thăng Long, Sài Đồng B và Khai Quang (Hà Nội). Nhưng số lượng nhà ở đáp ứng được chỉ là 168 căn (trong 1.564 căn hộ dự kiến) cho 1.700 công nhân thuê.

Tại Bình Dương, 21 khu công nghiệp với 149.000 lao động nhưng khu công nghiệp đáp ứng được nhiều chỗ ở nhất cũng chỉ dừng lại con số 1.000 chỗ ở, và số khu công nghiệp như vậy rất ít ỏi. Riêng TP Hồ Chí Minh có số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhiều nhất với 100 xí nghiệp hoạt động trong 14 khu công nghiệp thu hút 210.000 lao động. Trong đó, 147.000 người có nhu cầu nhà trọ, nhưng chỉ có 4/15 khu công nghiệp, khu chế xuất có nhà lưu trú cho công nhân.

Nhiều KCN-KCX thu hút đông lao động phổ thông, tay nghề, trình độ thấp, mức thu nhập thấp, phải chi phí tiền thuê nhà, điện, nước nên anh chị em công nhân càng khó khăn trong đời sống hàng ngày, chưa kể phải dành tiền đề phòng ốm đau, gửi về giúp đỡ gia đình.

Các số liệu công bố gần đây của TP.HCM cho thấy, 70% lao động ở các KCN thành phố là ngoại tỉnh. Chính vì thế nhu cầu nhà ở cho những lao động này là rất lớn. Còn theo kết quả điều tra xã hội học của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh, đa số lao động là những người trẻ nhập cư, nên gặp nhiều khó khăn trong ổn định cuộc sống, nhất là về nhà ở. Phần lớn họ phải thuê nhà dân vì không mấy doanh nghiệp có ký túc xá.

Kết quả điều tra cũng cho thấy 65,8% công nhân tại các KCN-KCX TP.Hồ Chí Minh có nhu cầu nhà ở, song các doanh nghiệp chỉ mới đáp ứng

được 4-15%. Còn ở Bình Dương cũng mới đảm bảo nhà cho 15% số lao động (đáp ứng cho khoảng 11.000 lao động), tỉnh Đồng Nai đảm bảo được 6,5% lao động (đáp ứng được gần 9.000 lao động).

Tuy nhiên, do thuê nhà chật chội, công nhân làm việc vất vả đã khiến cho họ không còn thời gian tiếp xúc với văn hóa. Theo khảo sát, 89,3% công nhân ở các KCN cho rằng, nếu có các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao thì cũng chỉ diễn ra tại địa bàn cư trú và không phải ai cũng có điều kiện tham gia. Còn tại nơi cư trú, số lượng thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao lại quá ít ỏi và nghèo nàn.

Qua thực tế ở hầu hết các KCN, KCX cho thấy, một tình trạng chung là nhà ở cho công nhân thuê hầu hết là những dãy phòng trọ, nhà trọ, do người dân xung quanh xây dựng một cách tự phát, tạm bợ, hầu hết các phòng chỉ rộng từ 10-15m2, mái lợp fibro-xi măng, dột và ẩm thấp khi trời mưa, nóng như lò nung vào mỗi đợt hè, điện nước thiếu thốn, không đảm bảo được ngay cả những điều kiện sinh hoạt bình thường, lối đi lại thì chật hẹp, không hợp vệ sinh, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không đáp ứng được yêu cầu, giá cả và thời gian thuê nhà không được lâu dài và ổn định…Đa phần những nhà cho thuê mới chỉ giải quyết được phần trước mắt là chỗ ngủ, còn lại chất lượng ở và các công trình phục vụ sinh hoạt rất yếu kém, thực chất đây là các khu nhà lụp xụp, giống như những khu nhà “ổ chuột”. Những người công nhân với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, với số tiền ít ỏi, với giá cả đắt đỏ, buộc phải ở trong những ngôi nhà như thế này gây rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng làm việc và khả năng tái sản xuất sức lao động của người công nhân. Bên cạnh đó với tốc độ phát triển của những nhà ở kém chất lượng và không đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu đang gia tăng rất nhanh, tuy vậy nó vẫn không đủ để đáp ứng được nhu cầu về nhà ở

giá rẻ của công nhân cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Những người dân cho thuê nhà có diện tích đất chật hẹp, không thể có khả năng mở rộng, hơn nữa họ cũng không thể đầu tư để xây dựng được, chính vì vậy mà việc có nhà để thuê của đa phần người công nhân là cực kỳ khó khăn, nhất là vào những thời kỳ mùa vụ, khi đồng loạt các nhà máy tuyển thêm công nhân. Có những người công nhân phải đi xa chỗ làm việc hơn 5-7 km mới mong thuê được nhà. Hơn thế nữa khi nhà ở khan hiếm thế thì giá nhà lại ngày càng có xu hướng bị đẩy cao lên theo, khiến việc thuê nhà của người lao động tại các KCN, KCX đã khó nay lại càng khó khăn hơn.

Tiền thuê nhà cũng là một vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến những người lao động ngoại tỉnh ở Việt Nam, chính là những công nhân thuê nhà trọ tại các KCN, KCX. Đồng lương trung bình hiện nay của công nhân đang ở mức khoảng từ 800.000-1200.000 đồng/người/tháng. Với mức lương như vậy thì người công nhân không thể chi trả quá 10%-15% lương cho việc thuê nhà. Vì vậy để có việc làm và đảm bảo các thứ khác cho cuộc sống buộc họ phải chấp nhận sống trong những ngôi nhà tạm bợ, điều kiện sống tồi tàn như đã nêu trên.

Vấn đề nhà ở cho công nhân trong các KCN, KCX bức xúc như vậy nhưng hiện nay chỉ có những người dân trong khu vực tự phát xây dựng nhà để cho thuê chứ hiện tại chưa có một tổ chức hay một doanh nghiệp nào tham gia giải quyết vấn đề này. Có thể nói thị trường về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX hiện nay ở Việt Nam là đang bị bỏ trống do cung quá thiếu so với cầu cả về số lượng và chất lượng, không đáp ứng được cầu. Nếu tình trạng nhà ở cho công nhân không sớm được cải thiện có thể gây nên những vấn đề xã hội, chính trị phức tạp.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w