Sự phát triển của các KCN, KCX ở Việt Nam thời gian qua tạo sự thu hút mạnh về lao động và kích thích sự tăng cầu về nhà ở.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 28)

Trên 90% khu công nghiệp không có nhà trọ công nhân Trong 130 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có trên cả nước, chỉ

2.1. Sự phát triển của các KCN, KCX ở Việt Nam thời gian qua tạo sự thu hút mạnh về lao động và kích thích sự tăng cầu về nhà ở.

thu hút mạnh về lao động và kích thích sự tăng cầu về nhà ở.

Tính đến nay tại Việt Nam đã có rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN, KCX, tỷ lệ đầu tư này ngày càng gia tăng đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…

Trong 10 tháng đầu năm 2007, cả nước có 13 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập mới 10 KCN và mở rộng 3 KCN với tổng diện tích đạt 1569 ha. Tính đến nay, cả nước đã có 154 KCN thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32.808 ha trong đó diện tích đất công nghiệp có thể thuê đạt 21.775 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Có 92 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 20.758 ha và 62 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 12.073 ha.

Riêng ở Hà Nội, theo số liệu thống kê năm 2005, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN, KCX ở Hà Nội với tổng dự án là 102, tổng số vốn đăng ký trên 1.25 tỷ USD. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 55 dự án, Singapore có 8 dự án, Hàn Quốc có 7 dự án đầu tư vào KCN Hà Nội.

Quá trình đầu tư vào mở rộng phát triển và thu hút mạnh đầu tư vào các KCN, KCX ở Việt Nam tạo ra sức hút về lao động làm việc tại các khu này, gồm đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý…Đa số người lao động tại các KCN, KCX hiện là người trẻ tuổi, lao động nữ là lực lượng chính trong các KCN, KCX tuổi từ 18-35.

Lực lượng lao động ngoại tỉnh từ các địa phương di cư tới các đô thị và KCN hầu hết đều chỉ được ở trong các ngôi nhà tạm bợ, thuê trọ nhà do dân cư tự phát xây lên với những điều kiện sinh hoạt tối thiểu là tồi tàn và thiếu thốn. Cùng lắm là được ở trong các ngôi nhà dạng ký túc xá cũng trật trội và ẩm thấp điều kiện văn hoá tinh thần gần như không có gì.

Không chỉ những lao động ở tỉnh lẻ hoặc ở ngoại tỉnh di cư tới là có nhu cầu về nhà ở mà những người dân sống tại địa bàn tỉnh – nơi có các KCN, KCX cũng có nhu cầu về nhà ở gần với KCN, KCX hay vì một số lý do cá nhân khác mà họ cũng có nhu cầu ra ở riêng gần với nơi làm việc cho thuận tiện đi lại và phù hợp với đặc thù công việc mà họ đang làm.

Từ những lý do trên mà ta thấy cầu về nhà ở tại Việt Nam ngày càng

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w