Nâng cao chất lượng công tác phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn

Một phần của tài liệu TC418Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 83 - 84)

- Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro (Thực hiện: P.QHKH, P.QLRR, P.QLN)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích thẩm định khách hàng và phương án vay vốn

phương án vay vốn

Thực tế và lý luận đã chứng minh rằng điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo an toàn đồng vốn cho vay không phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn. Như vậy, một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng để góp phần khai thông mối quan hệ tín dụng giữa Sở giao dịch với khách hàng là nâng cao trình độ thẩm định dự án, phương án của Sở giao dịch. Nếu làm tốt được công tác này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài sản thế chấp nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể vay được vốn ngân hàng. Còn ngân hàng thì có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có hiệu quả.

Trong quá trình thẩm định cần tập trung phân tích các vấn đề trọng tâm sau đây:

* Năng lực pháp lý của khách hàng: Căn cứ để đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng là các giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân như giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp…

* Hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng trả nợ: Một dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi hay không sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và ngân hàng bỏ vốn cho vay.

* Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn - trả nợ của khách hàng.

* Đánh giá các bảo đảm tiền vay: Các đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kế hoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được. Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; cơ sở định giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh phải đúng với các qui định hiện hành.

Để làm tốt công việc phân tích và thẩm định khách hàng và phương án vốn vay, cán bộ tín dụng phải tổng hợp và phân tích các thông tin về:

- Những kiến thức cơ bản về thực trạng và các vấn đề đang xảy ra trong các ngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà ngân hàng đang cho vay.

- Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, cán cân thanh toán và cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái…

- Sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho vay.

Từ các thông tin trên, cán bộ tín dụng rút ra nhận xét, đánh giá khả năng thích ứng của khách hàng đối với những điều kiện nói trên, đặc biệt là sự cạnh tranh kỹ thuật, công nghệ mới; nhu cầu mới về sản phẩm và thị trường sẽ biến đổi theo môi trường kinh tế, chính trị , xã hội ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu TC418Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w