ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu TC418Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 75 - 77)

- Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro (Thực hiện: P.QHKH, P.QLRR, P.QLN)

2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

2.3.1.Những kết quả đã đạt được.

* Trong năm 2005, việc quản trị rủi ro tín dụng tại SGD được thực hiện tương đối tốt. Việc cho vay đối với các mặy hàng nhập khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro về thị trường giá cả, sự thay đổi chính sách của Nhà nước và rủi ro phát sinh từ chính những khách hàng vay vốn. Để hạn chế rủi ro, trong thời gian đó, SGD đã giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các mặt hàng nhạy cảm đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát đối với khách hàng và thẩm định kĩ lưỡng các phương án kinh doanh của đơn vị trên nhiều phương diện, thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau.

* Để tăng cường công tác quản trị rủi ro, thời gian qua SGD đã yêu cầu các doanh nghiệp đưa tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để đảm bảo cho các khoản vay. Các tài sản cầm cố thế chấp có thể là: các chứng từ có giá, quyền sử dụng đất, máy móc thiết bị, nhà xưởng, xe ô tô… và bước đầu thực hiện phương thức tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay. Hiện nay dư nợ vay có tài sản đảm bảo chiếm từ 2% đến 3% tổng dư nợ do việc định giá tài sản thế chấp, bảo lãnh vẫn được dựa chủ yếu theo khung giá quy định của Nhà nước hoặc giá trị còn lại trên sổ sách kế toán mà chưa tính theo giá thị trường. Nếu định giá theo giá trị thị trường thì dư nợ vay có tài sản đảm báo sẽ còn cao hơn nhiều và dư nợ có thể cũng tăng lên.

* Từ ngày 01/07/2006, SGD đã thực hiện quy trình tín dụng mới giúp kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Việc tách ra hoạt động độc lập tác động mạnh mẽ đến công tác tín dụng của SGD. Các khách hàng lớn với dư nợ lớn đều chuyển lên TW quản lí. Tại SGD chỉ còn lại các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức dư nợ trung bình. Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp bằng VND của SGD chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại do 80% doanh số cho vay TCKT có mục đích là kinh doanh hàng nhập khẩu nên khách hàng chủ yếu vay bằng ngoại tệ, SGD vẫn đang tiếp cận các khách hàng có nhu cầu vay VNĐ. Năm 2006 thị trường bất động sản có xu hướng giảm sút nên SGD cũng hạn chế loại hình cho vay này.

* Trong năm 2006, SGD đã cố gắng tiến hành các biện pháp để tận thu nợ tồn đọng và đã thu được 29.195 triệu đồng và 257 ngàn USD. Đối với các khoản tín dụng đã giải ngân, SGD đã thực hiện đôn đốc, phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro liên quan đến các khảon cấp tín dụng và đưa ra các biện pháp xử lí thích hợp. Sở giao dịch cũng đã tích cực xây dựng các đề xuất giới hạn tín dụng cho khách hàng, rà soát để đảm bảo khách hàng là doanh nghiệp được chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp định kì. Năm 2006, không có nợ quá hạn phát sinh mới từ hoạt động cho vay doanh nghiệp.

* Trong năm 2006 SGD đã đôn đốc và thu hồi nợ vốn vay ủy thác đầu tư đúng hạn, đúng quy định( trừ 03 đơn vị ngành chè ở trong diện xử lý nợ theo chủ trương của chính phủ). Xử lý nợ và thu hồi gần hết các khoản phí dịch vụ ngân hàng do các BQLDA còn nợ trong quá trình triển khai mở L/C, thanh tóan chứng từ… vì ngân sách chưa chuyển vốn đối ứng.

* SGD đã trình Chính Phủ cơ chế thanh toán hàng trả nợ thanh tóan hàng trả nợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất trả nợ Irap

trước và sau chiến tranh để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp và đến nay hầu hết các doanh nghiệp đều được Bộ tài chính thanh tóan ứng trước tiền hàng. Ngoài ra SGD còn làm việc với Bộ thương mại và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và đề xuất các giải pháp xử lý nợ tồn đọng cho ngành chè sử dụng vốn ODA Ấn Độ theo chủ trương của Chính Phủ.

Một phần của tài liệu TC418Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w