Một số hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năng trong

Một phần của tài liệu Đề thi trắc nghiệm sinh học (Trang 103 - 110)

l à: Động cơ thành tích

4.3. Một số hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năng trong

lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học

+ Nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam

Nội dung dạy học là một trong những yếu tố nền tảng quyết định đến chất lượng của công tác đào tạo tài năng. Việc lựa chọn cho học sinh tài năng những kiến thức phù hợp là một công việc khó khăn đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc của các nhà giáo giàu kinh nghiệm. Việc xây dựng nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong trường tiểu học tại Việt Nam cần chú ý một số những điểm chính sau:

Một là: Tiếp tục chuẩn hóa nội dung kiến thức chuẩn mà trẻ ở bậc tiểu học cần đạt được để tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển và mở rộng nội dung giành cho dạy học trẻ tài năng.

Hai là: Phát triển nội dung dạy học cho học sinh tài năng theo hướng tăng độ khó và mở rộng phạm vi kiến thức trong tất cả các môn học so với chương trình chuẩn.

Ba là: Tăng cường đầu tư trang bị tri thức công cụ cho học sinh tiểu học về ngoại ngữ, tin học.

Bốn là: Đưa vào giảng dạy những nội dung gắn với đời sống thực tiễn, giúp trẻ phát triển đặc biệt khả năng nhận thức về môi trường sống và thế giới xung quanh ở mức độ phức tạp hơn.

Năm là: Nội dung giảng dạy phải thực sự lôi cuốn và phù hợp với sở thích của trẻ lứa tuổi này.

Trẻ em lứa tuổi tiểu học bộc lộ rất rõ nét năng khiếu tự nhiên, song để giúp trẻ phát triển các năng khiếu thành tài năng đòi hỏi vai trò to lớn của người thầy giáo thông qua phương pháp giảng dạy của mình. Đối với học sinh tài năng ở bậc tiểu học, phương pháp của người thầy và hình thức tổ chức dạy học có nhiều điểm đặc biệt.

Hoạt động với học sinh như người giúp đỡ, hỗ trợ, giúp học sinh làm sáng tỏ tri thức chứ không đơn thuần là người truyền đạt thông tin hay phổ biến kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng.

Tiến hành thực hiện các phương pháp dạy học như khám phá, thảo luận, hoạt động theo nhóm, nhập vai, nghiên cứu cá nhân…

Luôn tìm cách đặt ra những nhiệm vụ có tính thử thách, tạo ra được những tình huống có vấn đề mà muốn giải quyết chúng học sinh phải tìm hiểu, đánh giá và phê phán một cách tỉ mỉ những tri thức hiện thời.

Những bài giảng, hướng dẫn luôn gợi mở ý kiến mới và làm nảy sinh những câu hỏi mới ở học sinh năng tài năng.

Đối với học sinh tiểu học có năng khiếu cao cần tiến hành sử dụng nhiều các phương pháp trực quan như biểu diễn thí nghiệm, trình diễn … tạo cơ hội để học sinh giải quyết vấn đề đặt ra với những phương án mở.

Khuyến khích kỹ năng học và đề cao phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Động viên, kích thích tính tò mò phát hiện và tinh thần học hỏi không ngừng của học sinh, đồng thời coi trọng tính trung thực khách quan trong quan sát thực tiễn.

Một trong những biện pháp cụ thể có thể áp dụng hiệu quả trong dạy học học sinh tài năng:

2. Biện pháp tăng tốc: Đây là biện pháp tăng tốc độ và nhịp độ làm việc của học sinh có năng khiếu cao. Nó thể hiện ở một số cách làm khác nhau và dựa trên các địa phương cụ thể có thể lựa chọn phương thức phù hợp:

Cho trẻ có năng khiếu cao đến trường sớm trước tuổi học đường quy định. Cho trẻ tài năng học vượt một lớp so với bạn cùng lứa.

Cho trẻ tài năng học nhanh toàn bộ nội dung chương trình dành cho một lớp và rút ngắn thời gian ở trường tiểu học để lên trung học cơ sở.

3. Biện pháp “cố vấn” thay thế giáo viên một cách linh hoạt:

Cố vấn có thể là giáo viên rất có uy tín đối với học sinh tài năng hoặc giảng viên đại học nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục trẻ tài năng. Người cố vấn có thể dạy một hoặc một vài tiết hay đơn thuần là nói chuyện với học sinh tài năng về các vấn đề mà các em quan tâm nhiều nhất.

4. Biện pháp giảng dạy cho từng nhóm riêng của trẻ có năng khiếu cao. Đây là hình thức trong một hoặc vài ngày cố định trong tuần, trẻ sẽ được học tập theo các môn yêu thích riêng biệt do các em lựa chọn.

5. Biện pháp tổ chức các lớp đặc biệt dành cho học sinh tài năng:

Tại các lớp này có thể tăng thêm thời lượng giảng bài và tăng thêm dung lượng tri thức cho học sinh có tài năng. Cũng có thể đưa các phương pháp dạy học mới vào các lớp đặc biệt này.

6. Tổ chức dạy học cho trẻ tại các bảo tàng, trung tâm triển lãm, các xưởng sản xuất, nhà máy..v..v dưới hình thức tham quan và viết thu hoạch.

7. Tổ chức các trại hè gắn hoạt động vui chơi của trẻ tài năng của các trường với các yêu cầu về bài học của các môn học liên quan. Giúp trẻ tự khám phá thế giới và giải đáp vấn đề của giáo viên đặt ra.

+ Yêu cầu đối với giáo viên dạy trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học: Theo các nhà tài năng học người thầy là nhân vật không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng và đào tạo tài năng. Đặc biệt đối với trẻ tài năng ở lứa tuổi

tiểu học thì vai trò của người thầy càng được thể hiện rõ rệt. Làm sao khơi gợi và phát triển được hứng thú của trẻ và dẫn dắt trẻ đến với tri thức ở học sinh tiểu học thông thường đã là vô cùng khó khăn, song đối với trẻ tài năng lứa tuổi này đòi hỏi người thầy phải là người thực sự có kinh nghiệm trong dạy học trẻ tài năng. Thầy giáo phải nắm được những đặc điểm và những thuộc tính nhân cách của người tài năng, phải nắm bắt được nhu cầu và hứng thú trí tuệ cao của trẻ, tính nhạy cảm, trí tưởng tượng bay bổng, năng lực làm việc thành công trong thời gian nhất định và năng lực của trẻ trong việc cộng tác với các bạn. Chính vì vậy người thầy giáo làm công tác bồi dưỡng tài năng cho trẻ tuổi tiểu học cần phải có những năng lực sau:

- Biết giáo dục nhu cầu và hứng thú trí tuệ của trẻ.

- Biết khuyến khích học sinh trong học tập và trong các hoạt động. - Hình thành được cảm xúc và trí tưởng tượng bay bổng để trẻ xây dựng và nuôi dưỡng những ước mơ.

- Biết giáo dục tính kiên nhẫn và ham muốn hoạt động tinh thần như học tập hay nghiên cứu về thế giới xung quanh.

- Biết giáo dục năng lực cộng tác cho học sinh.

- Biết tổ chức những yêu cầu tăng dần lôi cuốn học sinh tài năng đến với những tri thức mới và phức tạp hơn.

Để làm tốt vai trò của mình người thầy giáo đào tạo tài năng ở bậc tiểu học cần có những đặc điểm tính cách cơ bản sau:

- Thành thục trong chuyên môn, luôn cập nhật thông tin và tri thức mới. - Tự tin, linh hoạt, sáng tạo nhiệt tình trong cách giải quyết mọi vấn đề. Dám chịu trách nhiệm và biết chấp nhận rủi ro trong công việc.

- Thông cảm với những cá tính, đôi khi lập dị của học sinh tài năng, không thành kiến hay trách phạt chúng vì những nét tính cách đặc biệt đó.

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc ươm mầm những tài năng và nhận thức được vai trò quan trọng của việc đào tạo trẻ tài năng ở bậc đầu tiên trong nhà trường tiểu học.

Để trang bị cho các thầy cô giáo những kỹ năng trên trong nhà trường sư phạm cần đưa lý luận giáo dục trẻ tài năng vào giảng dạy. Trong các trường tiểu học cần có kế hoạch tăng cường bồi dưỡng, mở các lớp tập huấn dạy trẻ tài năng cho giáo viên giúp họ thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Bởi để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy đặc biệt này, thầy cô giáo bên cạnh kinh nghiệm còn cần phải được trang bị một hệ thống tri thức cơ bản và được cập nhật thường xuyên những thành tựu giáo dục tài năng trên thế giới để điều chỉnh hoạt động dạy học của mình ngày càng nâng cao hiệu quả rõ rệt hơn.

KẾT LUẬN:

Cho đến nay công tác dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học tại Việt Nam vần chưa có được kết quả mong muốn. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất là do chúng ta chưa có được hệ thống lý luận cơ bản về dạy học trẻ tài năng và công tác đào tạo bồi dưỡng tài năng.

Thứ hai do chúng ta chưa đầu tư thỏa đáng cho công tác tìm kiếm và phát triển nguồn lực tài năng. Chúng ta mới chỉ đào tạo “gà nòi” trong các lĩnh vực nhất định chính vì vậy đang bỏ sót một nguồn lực tài năng lớn.

Thứ ba chúng ta chưa có được đội ngũ các chuyên gia đào tạo tài năng được đào tạo cơ bản trong các trường.

Trong công cuộc đi lên xây dựng đất nước giàu mạnh nguồn lực lao động đặc biệt là nguồn nhân lực lao động chất lượng cao giữ vai trò quyết định. Chính vì vậy nguồn lực tài năng cần phải được phát hiện kịp thời và đào

tài năng thực sự được tỏa sáng và trở thành nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chung của đất nước.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực tài năng, Đảng và Nhà nước ta đang có những chính sách và chương trình hành động cụ thể cho thấy những bước chuyển mình rõ rệt trong công tác đào tạo tài năng.

Trong giai đoạn sắp tới với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước trực tiếp là Bộ giáo dục và các lực lượng giáo dục, công tác đào tạo tài năng nói chung và đào tạo tài năng ở bậc tiểu học nói riêng sẽ có những bước chuyển biến mới và chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có một nguồn nhân lực tài năng dồi dào trong mọi lĩnh vực hoạt động góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước đưa đất nước ta thực sự trở thành một nước công nghiệp phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu.

Một phần của tài liệu Đề thi trắc nghiệm sinh học (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w