dục tiểu học của Mỹ
Tìm kiếm, phát hiện và kích thích sự phát triển tài năng của trẻ là một chức năng quan trọng của trường Tiểu học Mỹ. Bộ Giáo dục và khoa học, các uỷ ban, ban ngành của chính phủ, nhiều trường Đại học và cao đẳng đều tham gia vào công tác tổ chức tìm kiếm trẻ tài năng một cách đa dạng và tổng thể. Ban hành những quy định đặc biệt về lĩnh vực tâm lý - giáo dục, thành lập những tổ chức xã hội và các quỹ tạo sự giúp đỡ đáng kể cho học sinh, giáo viên, phụ huynh giúp định hướng con người và phát hiện tài năng. Sự tương hợp tối ưu giữa những chương trình học tập cụ thể với nhu cầu của nhóm người được xác định chính là mục đích của phương pháp tìm kiếm trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học Mỹ.
Quan điểm có uy tín trong việc tìm kiếm trẻ tài năng ở Mỹ là sự áp dụng các phương pháp đa dạng trong tuyển chọn sơ bộ trẻ em và sự theo dõi thường xuyên thành tích của trẻ khi bắt đầu được tuyển vào nhóm. Trong điều kiện nếu như trẻ không đạt được các tiến bộ rõ rệt trong học tập hoặc không chú tâm học tập thì trẻ sẽ được chuyển sang lớp khác phù hợp với nhu cầu và năng lực của trẻ hơn. Nếu như chương trình được tiến hành trong các lớp thường thì nhà giáo dục có thể đơn giản dừng những giờ học theo chương trình đặc biệt với đứa trẻ này. Theo quan điểm này việc soạn thảo phương pháp hiệu quả tìm kiếm tài năng có tính kinh nghiệm còn chương trình được giải quyết nhờ sự theo dõi liên tục thành tích của trẻ.
Việc phân tích phương pháp tìm kiếm ở các bang Caliphoocnia, Philađenphia, Phlorida và các bang khác đã chỉ ra rằng: Hiện nay phương pháp coi sự theo dõi thường xuyên - nguyên tắc "Cửa quay" là phương pháp
hiệu quả hơn cả. Theo quan điểm này nhóm dự tuyển rộng lớn được bao trùm bởi chương trình. Trẻ em được đưa vào hoặc đưa ra khỏi chương trình học tập ở những thời điểm khác nhau của năm học phụ thuộc vào hứng thú và thành tích của chúng trong giới hạn của chương trình cũng như ngoài giới hạn đó.
Trong việc phát hiện trẻ tài năng ở Mỹ các nhà biên soạn chương trình dựa vào thủ tục tìm kiếm, các chương trình học tập đặc biệt xuất phát từ quy định nội dung học tập dành cho tài năng.
Có 2 quan điểm cơ bản về quá trình hình thành tài năng, quan điểm thứ nhất căn cứ vào hệ thống đánh giá duy nhất, còn quan điểm thứ hai dựa vào hệ thống đánh giá tổng thể. Ví dụ, theo hệ thống đánh giá duy nhất là mỗi đứa trẻ cần phải đạt được hơn 135 điểm theo thang của Standford - Binet. Trong những năm gần đây, tương ứng với những chương trình hiện đại là quan điểm phát hiện trẻ tài năng trên cơ sở của hệ thống đánh giá toàn bộ. Trên cơ sở các thể thức đánh giá nhiều mặt, trong đó có kết qủa của các bài thử nghiệm nhóm, sự tiến cử của giáo viên, một nhóm dự tuyển được ấn định. Đứa trẻ phải đưa ra một kết quả cao trong ba dạng đánh giá bất kỳ hoặc phải đạt được một tổng điểm đã được ấn định theo thang điểm của Standford - Binet trong đó có tính đến ý kiến của uỷ ban tuyển chọn.
Khi tiến hành đánh giá toàn bộ các nhà giáo dục học Mỹ đã khẳng định rằng: "Những nhận xét có được, các phương thức và tiêu chí tuyển lựa cần phải dựa vào sự tương xứng một cách thực tế giữa chương trình đặc biệt được đưa ra với nhu cầu và năng lực của trẻ em đã được tuyển chọn vào đánh giá".
Trong giai đoạn hiện nay, để mở rộng lý luận và thực tiễn của khái niệm "tài năng" và vấn đề phát hiện trẻ tài năng trong các nhóm khác nhau trong các tầng lớp nhân dân cần phải hoàn thiện các phương pháp truyền thống đang được sử dụng để phát hiện tài năng trẻ. Sự áp dụng một cách truyền thống các bài thể nghiệm về năng lực trí tuệ và sáng tạo của trẻ em
cũng như thể nghiệm đánh giá thành tích của chúng có thể cần phải sử dụng bổ xung các thang đánh giá do giáo viên điền vào, các thông tin từ các bậc cha mẹ, những số liệu theo dõi và các bài thử nghiệm đã hướng dẫn về tiêu chí. Trong quá trình nghiên cứu cần lưu ý rằng việc phát hiện tài năng là một quá trình tương đối dài gắn với quá trình phát triển của trẻ tài năng và thực hiện thành công không chỉ bằng một lần thử nghiệm.
Trong việc phát hiện trẻ tài năng ở những lớp dưới của bậc tiểu học ở Mỹ người ta sử dụng phương pháp sau:
1. Các phương pháp quy chuẩn hoá đo trí tuệ : Theo thang đo trí tuệ của Standford - Binet; thang đo trí tuệ của Vêxnherôpxki dùng cho trẻ em sắp đến tuổi đi học và học sinh lớp dưới; bài thử nghiệm Test của Xlôcxon để đo trí tuệ của trẻ em và người lớn....
2. Các bài thử nghiệm test đã quy chuẩn hoá đo thành tích: Bài thử nghiệm test nhà nước cho trẻ chuẩn bị tới trường mức I; Bài thử nghiệm Standford - binet đo thành tích cho trẻ tiểu học mức I; Bài thử nghiệm dự bị chung mức I...v.v
3. Các bài thử nghiệm test đã qua chuẩn hoá đo sự vận động phát triển: Bài thử nghiệm đo kỹ xảo vận động cơ bản, bài thử nghiệm đánh giá sự phối hợp nhìn - vận động...
4. Các bài thử nghiệm đã quy chuản hoá đánh giá sự phát triển về mặt xã hội: Thang đo của Caliphoocnia về sự hiểu biết xã hội của trẻ sắp đến tuổi đi học và học sinh lớp dưới; Thang đo sự trưởng thành về mặt xã hội...(T6)
Sự phân tích năng lực của trẻ em lứa tuổi nhỏ của tiểu học có tính phổ biến rộng rãi trong việc phát hiện tài năng ở Mỹ nhờ các bài thử nghiệm có tính định hướng quy chuẩn. Sự khác biệt của các bài thử nghiệm này so với các phương pháp cổ điển là ở chỗ nhiệm vụ của các bài thử nghiệm này không phải là đánh giá năng lực của trẻ bằng cách so sánh chúng với các kết
quả lấy riêng của những người đồng tuổi bởi vì mục đích cơ bản là xác định mức độ nắm vững các khái niệm và kỹ năng, chỗ dựa cơ bản để đánh giá là xem trẻ biết làm cái gì và biết những gì? Phương pháp trên cho phép người giáo viên theo dõi quá trình phát triển của đứa trẻ là nguồn gốc đáng giá của thông tin khi so sánh chương trình học tập cá nhân của mỗi đứa trẻ.
Một công cụ quan trọng nữa để phát hiện trẻ tài năng ở Mỹ đó là sử dụng các thang đánh giá và ghi chép, kiểm tra theo dõi. Phương pháp quan sát và thang đánh giá trên cơ sở các thông số đã được ấn định là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến ở Mỹ trong việc xác định tài năng của trẻ. Thực tế chỉ ra rằng nếu những giáo viên có đủ kinh nghiệm trong việc dùng các thang đánh giá đặc biệt này thì ý kiến của họ có thể coi là cơ sở đáng tin cậy của thông tin trong quá trình phát hiện sớm tài năng của trẻ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu theo dõi sự chính xác giữa những đánh giá do cha mẹ cung cấp và giữa các kết quả thử nghiệm về trí tuệ giữa các học sinh lớp dưới. Những nghiên cứu này nói lên rằng: "Những bản ghi chép kiểm tra do cha mẹ viết hoàn toàn có thể được sử dụng như những thông tin có giá trị về những năng lực trí tuệ của trẻ". Như vậy những đánh giá của những người quan sát lớn tuổi có tiếp xúc chặt chẽ và thường xuyên với đứa trẻ, có kinh nghiệm sử dụng các thang đánh giá, biết xác định câu trả lời và phản xạ của đứa trẻ, biết nhận xét một cách rõ ràng nhất tài năng là những đánh giá khách quan nhất.
Trong các trường Tiểu học Mỹ người ta sử dụng rộng rãi những bản tự khai và trưng cầu ý kiến khác nhau đối với người lớn cũng như trẻ em nhằm mục đích phát hiện mức độ và tính chất năng lực của học sinh, mối quan tâm và sở thích của chúng. Ví dụ: Thang đánh giá đặc thù tài năng của trẻ; Bản mẫu đánh giá tài năng trong đề án "RAPYHT"; Bản thăm dò dư luận đối với cha mẹ trong đề án "Seattle"...v.v (T6)
Việc điền vào tờ khai là bắt buộc khi chuyển từ trường này sang trường khác ở Mỹ. Chúng tôi xin đưa ra một số mẫu tờ khai dành cho cha mẹ của tác giả F.Vecnon: