Chiến lược phân phối

Một phần của tài liệu 596 THE USE OF RELATIONSHIP MARKETING TECHNIQUES IN HIGHER EDUCATION A CASE STUDY (Trang 75 - 77)

trung gian thương mại. Hiện nay, việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường, đặc tính của sản phẩm chưa chú trọng, việc xác lập còn mang tính chất "phi vụ” chứ chưa hình thành được chiến lược về kênh phân phối chuẩn. Kênh phân phối doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn mang nhiều dấu ấn của thời kỳ bao cấp, còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, theo kiểu trao đổi đơn thuần (chỉ quan hệ với nhau một lần) hay kiểu tự nhiên, không hề có

tác động quản lý điều khiển theo hướng có mục tiêu. Trên thực tế, khả năng bao phủ thị trường, do hạn chế về mặt nào đó nên chỉ mạnh ở một thị trường nhất định.

Những yếu tố hàng đầu của chính sách phân phối du lịch có hiệu quả là việc lựa chọn đúng vùng tạo ra du khách và điểm đến du lịch. Hệ thống phân phối phụ thuộc rất nhiều vào những nhà điều hành tour, các công ty lữ hành, các hãng hàng không. Trong "vùng tạo ra du khách" đi đến "điểm đến du lịch". Tất cả các văn phòng đại diện, đại lý nơi bán vé máy bay, xe lửa, ô tô các điểm tham quan du lịch, hãng lữ hành có chức năng quan trọng trong việc tuyên truyền du khách, giải đáp thông tin du lịch và là nơi: "bán sản phẩm" cho khách và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Theo kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy Marketing phân phối của du lịch Dalat (Ka = 3.13) là khả quan.

Để có thể thực hiện tốt công việc phân phối hàng hoá đến du khách một cách hiệu quả, cần một đội ngũ có trình độ chuyên nghiệp cao và nhiệt tình. Không thể ngồi chờ khách hàng đến, mà tổ chức đi chào hàng để mở rộng khả năng bao phủ thị trường.

Nhiều quyết định marketing quan trọng được đưa ra trong quá trình phân phối. Một kênh phân phối hợp lý là kênh phân phối đưa sản phẩm tới người tiêu dùng với giá cả và thời điểm thích hợp, làm tăng giá trị cho sản phẩm và hình ảnh điểm du lịch. Nhân tố hàng đầu cần quan tâm đó là qui mô thị trường, chi phí phân phối và tính hiệu quả trong việc phân phối. Khi lựa chọn một nhà phân phối cần xem xét các tiêu chuẩn về khả năng tác động đến thị trường, khách du lịch của kênh phân phối đó. Ngành du lịch dựa chủ yếu vào các kênh phân phối như các công ty lữ hành, các đại lý du lịch, các khách sạn hoặc đại diện khách sạn, dịch vụđặt phòng tựđộng, hệ thống đặt phòng trung tâm, các hãng hàng không… Trong đó, đại lý du lịch được coi là kênh quan trọng nhất, vì họ bán sản phẩm du lịch trọn gói của các công ty lữ hành, bao gồm các dịch vụ chính như vận chuyển, lưu trú, ăn uống. Các đại lý cũng làm nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông tin về các dịch vụ, vì vậy để việc phân phối sản phẩm, dịch vụ đạt hiệu quả, trước tiên các công ty du lịch ở Dalat cần mở nhiều đại lý, văn phòng chi nhánh ở các thị trường trọng điểm, các Thành phố lớn.

Tùy theo các điều khoản thoả thuận mà nhà phân phối sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít, cả dịch vụ bảo hành sản phẩm sau bán

hàng hay không. Nhưng cũng có trường hợp nhà phân phối chỉ đơn thuần làm công tác giao hàng và thu tiền, mọi việc liên quan đến dịch vụ khách hàng đều do nhà cung cấp tự tổ chức hoặc thuê một bên thứ ba đảm nhận.

3.2.3.4. Chiến lược giá: Giá cả là yếu tố “P” duy nhất trong chiến lược hỗn hợp có thể thu lại giá trị cho mình và từ những giá trị đó tạo ra cho khách hàng. Dựa trên

Một phần của tài liệu 596 THE USE OF RELATIONSHIP MARKETING TECHNIQUES IN HIGHER EDUCATION A CASE STUDY (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)