Cũng như nhiều các Tổng công ty khác trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt và nhiều rủi ro, luôn gặp phải những khó khăn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam cũng không đứng ngoài tình trạng đó. Xong với sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo và cộng với sự năng động tận tụy với công việc của cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty đã từng bướ thích ứng được với cớ chế mới, đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trường, cải tổ cơ cấu tổ chức, hoàn thiện các chiến lược Marketing xuất khẩu…nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của mình tăng nguồn ngoại tệ để phát triển Tổng công ty.
Việc nhìn nhận vào những ưu điểm, nhược điểm và các nguyên nhân trong công tác hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cho phép Tổng công ty xác định phương hướng phát huy những điểm
mạnh, khắc phục những điểm yếu trên cơ sở đó đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu trong những năm tới.
Ưu điểm:
- Thị trường của Tổng công ty không ngừng được mở rộng:
Việc nghiên cứu mở rộng thị trường được áp dụng với cả thị trường có và không có hạn ngạch. Trong những năm qua, Tổng công ty đã mở rộng thị trường và có quan hệ làm ăn với nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh việc giũ vững các thị trường truyền thống ( Nhập Bản, Đức, Ý, Pháp… ) Tổng công ty đã xâm nhập được các thị trường mới như Ấn Độ.. Mở rộng và giữ vững thị trường đang là hướng đi đứng đắn của Tổng công ty.
Chiến lược cũng cố, duy trì các sản phẩm hiện có, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm xuất khẩu và cải tiến hay tìm kiếm sản phẩm mới ở mức độ năng nổ của Tổng công ty đã đáp ứng được các đòi hỏi khách hàng, nâng cao uy tín về năng lực sản xuất của Tổng công ty.
- Đầu tư, phát triển công nghệ sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo cho mặt hàng có sức cạnh tranh cao.
- Thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kệt, đảm bảo uy tín của Tổng công ty, tăng niềm tin và trung thành của khách hàng.
Sử dụng các quyết định giá linh hoạt hợp lý, thích ứng với sự biến động của thị trường đã kích thích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tính cạch tranh về giá xuất khẩu.
Tổ chức nhiệm vụ hậu cần, thu mua các nguyên vật liệu cho tiến trình sản xuất đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
Nhược điểm:
- Hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp cận và mở rộng thì trường còn yếu kém. Tổng công ty chưa có bộ phận nghiên cứu Marketing xuất khẩu do đó các
thông tin thu thập nhiều lúc còn chưa chính xác, chưa cập nhập nên dẫn đến việc chưa giám sát được nhu cầu thực tế của các thị trường trọng điểm, bỏ lỡ các cơ hội tham gia thị trường quốc tế.
- Việc lựa chọn thị trường xuất khẩu của Tổng công ty luôn trong tình trạng thế huy động, chưa chủ động tìm kiếm bạn hàng, phần lớn khách hàng đến công ty để ký kết hợp đồng.
- Do chưa có khả năng tiếp xúc với người tiêu dùng mà phải thông qua các trung gian, Tổng công ty nhận thức được thái độ ứng xử của các tập khách hàng cuối cùng để từ đó có những chương trình Marketing tác động đến hành vi mua của họ.
- Chất lượng mẫu mã chủng loai sản phẩm xuất khẩu tuy có tăng lên so với những năm trước nhưng vẫn chưa phù hợp vơi tiêu chuẩn quốc tế, chưa đáp ứng hết các yêu cầu của khách hàng.
- Chương trình quảng cáo – giao tiếp – khuếch trương chua được chú trọng, không tạo được tính phổ cập hình ảnh của Tổng công ty trên thị trường xuất khẩu.
Các nguyên nhân:
- Nguyên nhân chính là khả năng tài chính có hạn, Tổng công ty chỉ có thể đầu tư một số ngân sách hạn chế cho việc phát triển chiến lược Marketing xuất khẩu.
- Trình độ quản lý Marketing trong việc hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu phân tích các tình huống Marketing, thực hiện các chức năng kiề tra, đánh giá kết quả của hoạt động Marketing xuất khẩu còn hạn chế.
- Tổng công ty còn thiếu một hệ thống công tác khoa học kỹ thuật hoàn chỉnh và có hiệu quả.
Tóm lại: Trong việc hoạch định Marketing xuất khẩu của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam có nhiều mặt tích cực và tương đối phù hợp với quy mô của Tổng công ty, tuy nhiên việc tổ chứ thực hiện hoạt động của Tổng công ty còn một số tồn tại mà cần phải có thời gian và nhiều nổ lực mới khắc phục và hoàn thiện được.
Chương 3