III- Những đề xuất nhằm hoàn thiện việc hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu của Tổng công ty.
3- xuất hoàn thiện quá trình nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên.
công nhân viên.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hầu như là mới mr đối với các công ty. Việc tăng cường tổ chức quản lý hoạt động xuất khẩu cần phải khẩn trương xây dựng đội ngủ cán bộ công nhân viên trên cơ sở đào tạo lại đội ngủ hiện có đồng thời tuyển chọn thêm một số cán bộ mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xuất khẩu.
Tổng công ty có thể nâng cao nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên theo hướng:
- Mời chuyên gia bổ túc các kiến thức cơ bản về Marketing cho cán bộ công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
- Xây dựng tổ bán hàng: Xây dựng tổ bán hàng hiệu quả bắt đầu với nhiều nổ lực khác nhau nhằm tìm ra những ứng viên vào vị trí bán hàng. Một khi Tổng công ty đã tạo ra một nguồn đầy đủ các cá nhân có đủ phẩm chất, trình độ thì quá trình lựa chọn và thuê những người phù hợp nhất với yêu cầu của Tổng công ty bắt đầu.
Tiếp theo là huấn luyện và chuẩn bị cho họ xâm nhập vào thị trường:
+ Tuyển dụng: Tổng công ty có thể sử dụng cả hai nguồn bên trong và bên ngoài để tuyển dụng các ứng cử viên cho các vị trí bán hàng. Nguồn bên trong bao gồm chính các nhân sự bán hàng, các quản trị
viên và điều hành của Tổng công ty. Nguồn bên ngoài bao gồm các tổ chức giáo dục, các tổ chức chuyên tuyển dụng hay giới thiệu việc làm, lực lượng bán hàng của đối thủ cạnh tranh và không cạnh tranh.
- Chọn lựa và tuyển dụng.
- Huấn luyện: Để chuẩn bị cho nhân viên bán hàng mới thâm nhập vào hiện trường và tăng cường hiệu quả công việc và kết quả bán hàng của nhân viên bán hàng cũ một cách liên tục, các chương trình huấn luyện tổng quát về Tổng công ty cùng với chính sách, thủ tục, kiến thức về ngành kinh doanh của công ty, thị trường, khách hàng, kiến thức chi tiết về sản phẩm của Tổng công ty và sự phát triển kỹ năng, kỹ thuật bán hàng tổng hợp.
- Tổ chức các hoạt động nhằm kích thích lực lượng bán hàng để đạt được kết quả cao hơn: Công nhận thành tích, thi đua, cơ hội thăng tiến và các hội nghị bán hàng.
- Trẻ hóa ban lãnh đạo, tăng cường cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, tiến tới tiêu chuẩn hóa cán bộ.
Kết Luận
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay và việc Việt Nam gia nhập WTO thì việc sản xuất- kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vấn đề có tình sống còn của một doanh nghiệp. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, vì vậy không những làm tốt việc sản xuất mà tiêu thụ sản phẩm cũng là một khâu hết sức quan trọng với Tổng công ty. Để tiêu thụ được ngày càng nhiều sản phẩm, nâng cao thương hiệu của Tổng công ty thì việc hoàn thiện việc hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu hàng lâm sản là một việc làm cấp thiết.
Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam được sự giúp đỡ tận tình của thầy Vũ Phán và các phòng ban trong Tổng công ty, tôi đã có điều kiện tiếp xúc với thực tế và tìm hiểu công tác hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu của Tổng công ty. Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện công việc hoạch định chiến lược Marketing xuất khẩu, nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. Tuy nhiên do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn thiếu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong sự góp ý của các thấy, cô trong bộ môn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Phán và các thầy cô trong bộ môn cùng toàn thể cán bộn trong Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.