Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Một phần của tài liệu Đánh gía chất lượng nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp ppt (Trang 41 - 44)

Với công suất nước thải ra của bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là 400m2/ngày đêm. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện được thực hiện như sau:

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM

SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 19 MSSV:107111165 Mô tả công nghệ xử lý:

Đầu tiên nước thải từ các khu trong bệnh viện dẫn về nguồn tiếp nhận và chảy sang bể điều hòa, bể này có tác dụng điều hòa lưu lượng, nồng độ tạo điều kiện hoạt động ổn định cho bể xử lý sinh học và các công trình phía sau. Trong bể này có đặt 2 bơm chìm để bơm nước thải từ nó sang bể xử lý sinh học kỵ khí. Bể xử lý sinh học kỵ khí có tác dụng oxy hóa chất hữu cơ trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật kỵ khí, làm giảm đi lượng BOD tồn tại trong nước thải. Sau khi qua bể sinh học kỵ khí nước thải tập trung vào bể chứa trung gian từ đây nước thải được tiếp tục bơm sang bể lọc sinh học hiếu khí, các chất hữu cơ được tiếp tục oxy hóa dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí.

Tại bể lọc sinh học, nước thải sẽ được xử lý sinh học thông qua quá trình lọc sinh học, lớp vật liệu lọc sẽ được gắn thành từng mảng tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và bám dính vào lớp vật liệu này. Sinh khối sẽ phát triển dần theo thời gian và làm giảm hàm lượng BOD, SS, pH…đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn. Nước thải sau quá trình sinh học sẽ tự chảy qua bể lắng để loại bỏ hàm lượng bùn sản sinh ra trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật hiếu khí.

Để khử các vi sinh vật có thể gây bệnh, nước thải được dẫn sang nguồn tiếp nhận có châm dung dịch Chlorine. Quá trình khử trùng được tiến hành trong thời gian 30 phút sau đó nước thải được xả ra ống chung của thành phố.

Phần bùn lắng của bể lắng được bơm sang bể xử lý kỵ khí bùn, tại đây diễn ra quá trình phân hủy bùn dưới sự tham gia của vi sinh vật kỵ khí. Sau

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM

SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 20 MSSV:107111165 thời gian 6 tháng bùn đã được ổn định, các vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt. Theo định kì 6 tháng hút bùn một lần (có thể phối hợp với công ty dịch vụ công ích).

Ưu điểm của hệ thống xử lý:

- Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý thì hiệu suất tương đối cao. - Chi phí vận hành của toàn bộ hệ thống không cao (100.000VNĐ/

ngày).

- Sử dụng hệ thống dễ dàng, gọn nhẹ, tiết kiệm nhiều thời gian vận hành (do hệ thống được thiết kế tự động hóa).

- Tiết kiệm nhân công (chỉ có 1 công nhân vận hành). - Tốn ít diện tích xây dựng (117m2).

- Thuận tiện sữa chữa. Nhược điểm của hệ thống xử lý:

- Hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả tối ưu ở công suất 400m3/ngày đêm, trong khi tổng lượng nước thải hiện tại đã là 450m3/ngày đêm (và sẽ còn tiệp tục tăng) sẽ dẫn đến việc giảm hiệu quả xử lý của hệ thống và có nguy cơ quá tải.

- Quá trình hút bùn định kì diễn ra rất khó khăn, do nước thải đươc bơm tự động liên tục từ bể này sang bể khác (khi nước đầy thì bể tự bơm khi nước cạn thì bơm ngưng). Muốn hút bùn triệt để, công nhân phải lặn xuống đáy bể, nước ngập đầu rất nguy hiểm.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM

SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 21 MSSV:107111165

Một phần của tài liệu Đánh gía chất lượng nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp ppt (Trang 41 - 44)