Những yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài 1 Những yếu tố tích cực

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập liệu ở chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 42 - 46)

III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ-NH ĐT&PT VN

1. Những yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài 1 Những yếu tố tích cực

1.1 Những yếu tố tích cực

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, môi trường kinh tế - xã hội – chính trị ổn định, các chương trình kinh tế trọng điểm, các dự án lớn được triển khai mạnh và phát huy hiệu quả. Các chính sách cũng như khung pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đang từng bước được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nói chung cũng như hệ thống NH ĐT&PT VN nói riêng cũng tăng trưởng mạnh mẽ đạt kết quả cao.

Việt Nam đã gia nhập WTO từ cuối năm 2006, điều này khiến nước ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức song lợi ích từ việc gia nhập tổ chức này là rất lớn. Đó là việc hệ thống chính sách luật pháp của nước ta phải cải tiến, sửa đổi; quan hệ

ngoại thương được mở rộng; đầu tư nước ngoài vào nước ta nhiều hơn…Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…ở các ngân hàng sẽ ngày càng nhộn nhịp hơn.

Trong năm 2006, tình hình thị trường tài chính có nhiều diễn biến phức tạp như: tỷ giá USD liên tục biến động, giá xăng dầu nhiều lần tăng giảm, đặc biệt là giá vàng và chứng khoán cũng tăng giảm đột biến… Những biến động đó đã làm ảnh hưởng tới thị trường tài chính, giá cả hàng hóa, tác động đến tâm lý các nhà đầu tư, do vậy nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và đầu tư vào tiền gửi có sự diễn biến bất thường. Bên cạnh đó, các ngân hàng trên địa bàn liên tục tăng giảm lãi suất, đặc biệt là các NHCP, những yếu tố trên đã tác động đến hoạt động của Chi nhánh, đặc biệt là trong công tác huy động vốn. Vì vậy, lãi suất đầu tư vào ngoại tệ bắt buộc phải gia tăng ở mức cần thiết cùng với chính sách khuyến mại đi kèm để đảm bảo tính ổn định và có sự tăng trưởng về nguồn vốn huy động.

Hiện nay, không chỉ BIDV phải cạnh tranh với các ngân hàng quốc doanh mà cạnh tranh còn đến từ các ngân hàng TMCP và các ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên cạnh tranh cũng là động lực để các ngân hàng có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Xét về mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, đã có sự gia tăng mạnh mẽ, nhất là những năm gần đây. Sự xuất hiện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước. Trên thực tế từ năm 1991 đến 2005, mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt: Tổng tài sản có/GDP tăng từ mức 31,1%% GDP năm 1992 lên 107% GDP năm 2005, lãi suất cũng đã được tự do hoá, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng cũng đã giảm từ 13,7% năm 1992 xuống còn 3,17% năm 2005…

1.2 Những yếu tố tiêu cực

Do đặc thù của hoạt động mua bán ngoại thương nên hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu luôn ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng, như là:

Rủi ro đối tác: Người mua người bán thông thường không ở trong cũng một lãnh

thổ và nhiều trường hợp là không hiểu biết nhau. Trong nhiều trường hợp sẽ có thể dẫn đến rủi ro do lừa đảo từ phía đối tác. Trong giao dịch tài trợ xuất khẩu, đối tác nhập khẩu lừa đảo bằng cách nhận hàng mà không thanh toán hoặc cố tình từ chối thanh toán. Trong giao dịch tài trợ nhập khẩu có thể gặp lừa đảo từ người xuất khẩu xuất trình chứng từ hoàn hảo nhưng không có hàng hóa gửi cho người nhập khẩu…

Rủi ro thị trường: Thay đổi giá cả hàng hoá trong nước hoặc trên thị trường quốc

tế, người mua không muốn bán hoặc người bán không muốn nhận hàng. Đồng thời những chính sách của quốc gia nhập khẩu hoặc xuất khẩu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến người mua hoặc người bán trong giao dịch.

Rủi ro vận tải : Hàng hóa có sự di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác nên

cần vận chuyển qua đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ. Như vậy có thể xảy ra những rủi ro về hàng hóa nằm ngoài phạm vi kiểm soát của người bán và người mua. Hàng hóa trên đường vận chuyển có thể gặp rủi ro mất mát, hư hỏng, hao hụt…

Rủi ro ngoại hối : Việc thanh toán liên quan đến các đồng tiền khác với đồng bản

tệ nên có thể gặp rủi ro về tỷ giá do biến động tại thời điểm thanh toán so với thời điểm ký hợp đồng. Đồng thời nếu ngoại tệ do ngân hàng cho vay tài trợ khác với ngoại tệ được qui định là đồng tiền thanh tóan trong hợp đồng ngoại thương của khách hàng, cũng có thể rủi ro khi tỷ giá biến động .

Rủi ro về thanh toán : Lựa chọn hình thức thanh toán không phù hợp, hoặc có

những điều khoản trong phương thức thanh toán không bảo vệ được quyền lợi khách hàng của mình.Ví dụ: Mở thư tín dụng xác nhận, cho phép đòi tiền... Đồng thời mỗi phương thức thanh toán quốc tế có một đặc điểm riêng có lợi hoặc không có lợi cho người mua và người bán, cụ thể:

Người mua (người nhập khẩu)

Chuyển tiền trả sau Nhờ thu DA Nhờ thu DP Tín dụng chứng từ Chuyển tiền trả trước Người bán (người xuất khẩu)

Rủi ro An toàn

Rủi ro tác nghiệp: Cán bộ ngân hàng xử lí giao dịch không đúng qui trình, qui

định không phù hợp với thông lệ quốc tế gây rủi ro cho ngân hàng.

Nhận biết được các rủi ro có thể xảy ra nên Chi nhánh luôn có những biện pháp thích hợp để đề phòng và giảm thiểu rủi ro một cách tối đa.

Thuận lợi từ việc mở cửa thị trường và gia nhập WTO là rất lớn song thách thức cũng không phải là nhỏ. Ngành Ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nước ngoài, họ có công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và nguồn vốn dồi dào. Nếu đánh giá về mặt công nghệ thì các ngân hàng trong nước khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa được chú ý đúng mức. Hệ thống giao dịch trực tuyến và mô hình giao dịch một cửa vẫn còn là chuyện đang gây tranh cãi giữa các ngân hàng. Theo báo cáo phát triển mới được Ngân hàng Thế giới công bố cho thấy, ngân hàng là lĩnh vực chậm đổi mới nhất của nền kinh tế năng động Việt Nam.

Bên cạnh đó, cạnh tranh còn bắt nguồn từ các ngân hàng trong nước, các ngân hàng liên doanh. Hiện nay chúng ta có 4 ngân hàng thương mại nhà nước và khoảng 40 ngân hàng TMCP khác nhau, do vậy các ngân hàng này thường dùng các công cụ lãi suất cạnh tranh khiến trong thời gian qua, thị trường lãi suất của Việt Nam có nhiều biến động và người thiệt thòi thường là các doanh nghiệp. Điều này cho thấy năng lực quản trị vốn của các ngân hàng Việt Nam còn yếu và rủi ro tiềm ẩn của thị trường tiền tệ là rất lớn, trong khi NHNN chưa thể hiện được vai trò quan trọng của mình. Mục tiêu quan trọng nhất của các ngân hàng thương mại là lợi nhuận. Việc chạy đua lãi suất của họ là điều đương nhiên. Những cuộc đua như vậy không thể tránh được bằng thỏa thuận lãi

suất, và làm như vậy sẽ vi phạm luật cạnh tranh. Giải pháp hữu hiệu nhất là nâng cao năng lực và khả năng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN VN, sao cho mỗi khi họ đưa ra các quyết định của mình lập tức có tác động ngay đến nền kinh tế.

Với nỗ lực rất lớn của Quốc Hội, Nhà nước ta đang sửa đổi, bổ sung và ban hành rất nhiều các luật mới để hệ thống luật pháp nước ta ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với luật pháp quốc tế, nhất là trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO. Song, do môi trường kinh tế nước ta mới phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới nên hệ thống luật pháp chưa thực sự đồng bộ và rõ ràng, vẫn còn nhiều điểm còn chồng chéo và chưa thực sự “cởi trói” cho hoạt động kinh doanh, đầu tư. Vì vậy, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu chưa thực sự phát triển mạnh và hiệu quả từ hoạt động này cũng chưa cao như tiềm năng của nó.

Việt Nam bắt đầu công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế từ một xuất phát điểm khá thấp về mặt công nghệ. Hiện nay, máy móc thiết bị của nhiều ngành công nghiệp lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước công nghiệp tiên tiến. Ngoài các doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, chỉ khoảng 30% doanh nghiệp trong nước được coi là có trang thiết bị vào loại tương đối hiện đại, nhưng tốc độ đổi mới thiết bị công nghệ còn khiêm tốn, khoảng 10-11%. Điều đó đã hạn chế rất nhiều việc phát triển dịch vụ, nâng cao khả năng hội nhập và cạnh tranh so với các ngân hàng quốc tế. Trình độ trang thiết bị, máy móc, công nghệ chậm được đổi mới đang là cản trở đối với quá trình phát triển và hội nhập của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng.

Chi nhánh Đông Đô cũng như hệ thống các ngân hàng quốc doanh luôn có các khách hàng lớn và truyền thống là các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, số các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả còn chiếm tỷ lệ thấp, các doanh nghiệp này còn mang nặng tư tưởng làm ăn theo lối cũ, trình độ sản xuất và năng lực quản lý chưa cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập liệu ở chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w