Hoạt động tín dụng nhập khẩu ở Chi nhánh Đông Đô

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập liệu ở chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 38 - 40)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ-NH ĐT&PT VN

1. Khái quát về hoạt động tín dụng nhập khẩu của Chi nhánh Đông Đô

1.2 Hoạt động tín dụng nhập khẩu ở Chi nhánh Đông Đô

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, từ đây nền kinh tế nước ta bắt đầu vươn ra biển lớn. Tuy nhiên, để có thể thực hiện hiệu quả hoạt động ngoại thương thì hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng với sự phát triển của kinh tế đất nước, bởi nền kinh tế nước ta đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thế giới. Không nằm ngoài xu thế đó, Ban giám đốc của Chi nhánh Đông Đô luôn quan tâm và chỉ đạo hoạt động tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động tín dụng nhập khẩu nói riêng. Cũng cần phải nói thêm rằng, đây là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, liên quan đến những đối tác nước ngoài và thông lệ quốc tế do vậy Ban giám đốc Chi nhánh thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của các phòng ban liên quan, chỉ đạo cho các CBCNV Chi nhánh tuân theo hướng dẫn của NH ĐT&PT VN và các quy định, thông lệ, tập quán thương mại quốc tế.

Bảng 6. Tình hình hoạt động tín dụng nhập khẩu tại Chi nhánh Đông Đô –NH ĐT&PT VN Đơn vị: Triệu đồng (quy đổi)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng

Doanh số cho vay -Ngắn hạn -Trung-Dài hạn 35.170 100% 174.000 100% 305.140 100% 18.992 54% 104.400 60% 176.981 58% 16.178 46% 69.600 40% 128.159 42% Doanh số thu nợ -Ngắn hạn 10.551 100% 87.206 100% 266.153 100% 10.551 100% 56.684 65% 207.599 78%

Nguồn: Phòng Tín dụng I

Ở bảng 6, doanh số tín dụng nhập khẩu cũng như doanh số thu nợ từ hoạt động này được phân loại theo kỳ hạn nợ, đây là cách phân loại giúp ngân hàng xác định được số lượng vốn cần huy động, cần tài trợ trong từng giai đoạn. Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ tín dụng nhập khẩu ngắn hạn luôn cao hơn tín dụng trung và dài hạn. So với tổng dư nợ tín dụng thì doanh số của tín dụng nhập khẩu có tỷ trọng tăng dần qua 3 năm, năm 2004 chỉ chiếm 12%, năm 2005 tăng lên 24% và đến năm 2006 đạt 22%. Chi nhánh Đông Đô được thành lập từ cuối tháng 7/2004 do vậy quan hệ tín dụng mới bắt đầu hình thành, doanh số của tín dụng nhập khẩu còn thấp chỉ chiếm 12% tương ứng với 35.170 triệu đồng. Song qua 3 năm hoạt động, doanh số và số thương vụ đều tăng, cũng như tỷ trọng tín dụng nhập khẩu cũng tăng gần gấp đôi từ 2004 đến 2005. Chỉ tính riêng trong năm 2006, Chi nhánh đã mở L/C và thanh toán khoảng 117 triệu USD, với 630 món. Về doanh số thu nợ, trong năm 2004 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 100%, còn 2 năm sau thì tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn đã giảm dần nhưng vẫn chiếm đa số đó là do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và vòng quay của vốn ngắn hạn thì nhanh hơn.

Bảng 7 Cơ cấu tín dụng nhập khẩu tại Chi nhánh Đông Đô theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

DNNN 245.970 85% 402.27 55% 413.4 30%

DN tư nhân 0 0% 43.884 6% 124.02 9%

Cty Cổ phần, TNHH 43.407 15% 160.908 22% 564.98 41%

Cty có vốn đầu tư NN 0 0% 124.338 17% 275.6 20%

Nguồn: Phòng Tín dụng I

Qua bảng trên ta thấy, hoạt động tài trợ tín dụng nhập khẩu của Chi nhánh trong năm 2004, 2005 chủ yếu là cho các doanh nghiệp Nhà nước, riêng doanh nghiệp tư nhân

và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2004 Chi nhánh đã không tài trợ, nhưng sang năm 2005, 2006 loại hình doanh nghiệp đã được Chi nhánh tài trợ và có tỷ trọng ngày càng tăng. Điều đó cho thấy, sự đổi mới trong hoạt động của Chi nhánh trong việc mở rộng đối tượng khách hàng và theo kịp xu thế chung của nền kinh tế. Loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH có tỷ trọng tài trợ ngày càng tăng, từ 15% trong năm 2004 lên tới 41% trong năm 2006, bên cạnh đó ta thấy loại hình doanh nghiệp Nhà nước có tỷ trọng tài trợ giảm hẳn qua 03 năm, tử vị trí tuyệt đối trong năm 2004 sang đến 2006 chỉ chiếm vị trí thứ yếu sau loại hình công ty cổ phần và TNHH, điều này phù hợp với xu thế các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa mạnh mẽ ở nước ta.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhập liệu ở chi nhánh Đông Đô - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w