- 45,5 22,7 31,8 Dừng đỗ xe không đúng nơi quy
3.2.2. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm luật lệ giao thông đường bộ
luật lệ giao thông đường bộ
Đây là hoạt động công khai của lực lượng cảnh sát giao thông, cần phải được tiến hành một cách thường xuyên trên các tuyến đường phố. Việc làm trên sẽ làm tăng tính tự giác, ngăn ngừa, hạn chế các trường hợp vi phạm, xử lý được kịp thời các trường hợp sai phạm và tạo tâm lý an tâm cho những người tham gia hoạt động giao thông trên các tuyến đường. Đồng thời sự có mặt của lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm, chặn đứng các tệ nạn đua xe máy, đi xe máy lạng lách, đánh võng, các vi phạm luật lệ giao thông trắng trợn.
Qua quan sát thực tế có thể thấy rằng sự có mặt của nhân viên cảnh sát giao thông đã làm giảm cơ bản tình trạng vi phạm các quy định về luật lệ giao thông. Thực tiễn này tại thành phố Hà Nội cho thấy, ở những tuyến đường, điểm nút giao thông bố trí các nhân viên cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát và xử lý các vi phạm, thì trật tự giao thông được duy trì và tình trạng vi phạm giảm rất cơ bản.
Thực tế và kinh nghiệm tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường giao thông và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về luật lệ giao thông đường bộ được nhiều nước trên thế giới áp dụng và rất hiệu quả.
“Theo tôi, giải pháp mang tính quyết định để làm giảm tình trạng vi
phạm luật lệ giao thông là người kiểm soát giao thông phải làm tốt trách nhiệm của mình hơn nữa, bằng việc xử phạt thật nghiêm khắc các lỗi vi phạm luật giao thông. Đừng ngại người dân bảo mình ác, vì người kiểm soát giao thông càng nghiêm khắc xử phạt là đã làm công việc hết sức nhân đạo và khoa học. Giúp người dân hình thành một thói quen tốt, giúp
cho xã hội phát triển tốt hơn, văn minh, lich sự hơn” (Nam, 39 tuổi, cán
bộ, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Đảm bảo công tác tuần tra kiểm soát hoạt động giao thông nhằm xử lý đối với những vi phạm các quy định về luật lệ giao thông đường bộ có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng ngừa. Theo chúng tôi, công tác này cần tập trung một số điểm sau đây:
- Hoàn thiện các hình thức tổ chức, các phương tiện và phương pháp kỹ thuật. Tiến hành kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm quy định vệ luật lệ giao thông đường bộ, nâng cao tính cơ động và hiệu quả trong công tác này. Trong nghiên cứu tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm bao gồm các công việc chủ yếu như bố trí lực lượng hợp lý khép kín địa bàn giao thông trọng điểm, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc bố trí lực lượng tuần tra trên các tuyến đường và điểm nút phức tạp về trật tự an toàn giao thông. Đồng thời quan tâm đến việc trang bị kỹ thuật nghiệp vụ cho hoạt động tuần tra, kiểm soát như hệ thống thông tin, hệ thống camera theo dõi từ trung tâm các tuyến đường và điểm nút trọng điểm, nhằm khắc phục các tình huống ùn tắc giao thông hay các sự cố trên đường khác mà cần phải có sự can thiệp kịp thời của lực lượng Cảnh sát giao thông.
- Kiểm soát và xử lý triệt để đúng pháp luật những hành vi vi phạm về luật lệ giao thông đường bộ. Trong khi thực hiện nhiệm vụ cần phải quan tâm và triệt để tôn trọng các quyền và nghĩa vụ công dân, phải thể hiện được tính dân chủ công bằng xã hội. Theo V.I Lê-nin thì tính nghiêm minh của pháp luật hoàn toàn không phải ở chỗ hình phạt phải nặng, mà là ở chỗ đã vi phạm thì không thoát khỏi trừng phạt. Bởi mục đích xử lý vi phạm pháp luật Xã hội chủ nghĩa là để trừng trị người vi phạm, ngăn chặn không cho vi phạm tiếp tục, giáo dục người vi phạm đồng thời giáo dục chung. Việc áp dụng các hình thức xử lý vi phạm cũng phải xuất phát từ
các quan điểm trên đây, có ý nghĩa là mọi trường hợp vi phạm đều bị phát hiện và xử lý nghiêm minh để không một trường hợp nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà không bị xử lý. Có như vậy mới đảm bảo kỷ cương phép nước, tiến tới xây dựng xã hội văn minh, dân chủ và công bằng trước pháp luật. Lẽ đương nhiên mọi vi phạm đều được áp dụng từng hình thức xử lý thích hợp theo đúng các nguyên tắc mà pháp luật quy định, nhưng phải đảm bảo hai yêu cầu của biện pháp này đó là tính cưỡng chế và tính giáo dục thuyết phục xây dựng ý thức pháp luật thông qua hoạt động kiểm soát và xử lý vi phạm. Thực tế đã cho thấy, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành luật lệ giao thông, thì việc tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông có vai trò rất quan trọng trong việc lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông đường bộ.
- Đầu tư và trang bị những kiến thức khoa học, nghiệp vụ cần thiết cho lực lượng cảnh sát giao thông đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật để đáp ứng được những đòi hỏi trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm như hệ thống quản lý bằng vi tính, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị đo nồng độ rượu, cồn, cân tải trọng, máy đo tốc độ, các phương tiện giao thông vận tải như là môtô, ôtô và nhiên liệu để làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát.
Tóm lại, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về TTATGT và
công tác kiểm soát, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng, mối quan hệ “hỗ trợ lẫn nhau”, “bổ sung cho nhau”. Chỉ có tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tốt để mọi người dân hiểu và tự giác chấp hành thì mới kiềm chế gia tăng và giảm dần những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ cũng như tai nạn giao thông. Ngược lại, tăng cường kiểm soát và và sử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, buộc người tham gia giao thông phải tham gia các buổi tìm hiểu pháp luật về GTĐB ở từng khu dân cư do ban công tác mặt trận và Cảnh sát khu vực tổ chức. Để triển khai tốt hai giải pháp vừa nêu trên cùng nhằm một mục đích, ngoài sự phối hợp chung giữa Mặt trận tổ quốc Việt Nam với Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, cần tăng cường
sự phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc Việt Nam với lực lượng Công an nhân dân trong lĩnh vực bảo đảm và giữ vững trật tự an toàn giao thông.