Tình hình môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu 830 Lập kế hoạch Marketing cho Công ty TNHH Thuận An năm 2010 (Trang 38)

5.1.5.1. Yếu tố kinh tế

Trong năm 2008 và đầu năm 2009 do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến đời sống của người dân toàn thế giới nói chung và người dân Châu Âu nói riêng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng cho các doanh nghiệp, tuy nhiên đối với Thuận An cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho hoạt động xuất khẩu của Thuận An gặp nhiều thuận lợi. Mặc dù thế giới đang phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng nhưng số lượng đơn đặt hàng các sản phẩm của Thuận An không ngừng tăng lên trong năm 2008 và đầu năm 2009. Có thể lý giải điều này là: đối với người dân Châu Âu các sản phẩm cá tra và basa phi lê đông lạnh của Việt Nam là mặt hàng không xa xỉ và có mức giá thấp hơn so với các sản phẩm thủy sản được tiêu thụ nhiều tại EU.

Bảng 5.4: Giá các loại thủy hải sản tại thị trường EU

Loại thủy sản Giá Đơn vị tính theo kg

Cá ngừ vây vàng 2 EUR

Tôm sú đểđuôi cỡ <12 20 USD

Tôm đông lạnh 14 USD

Phi lê cá tra đông lạnh 3 USD

Khi cuộc khủng hoảng xảy ra đời sống của người dân Châu Âu sẽ phần nào bị ảnh hưởng, vì thế họ có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm vừa có thể cung cấp

đầy đủ dưỡng chất vừa có mức giá vừa phải và đó chính là các sản phẩm chế biến từ cá tra và basa phi lê đông lạnh. Do đó, Thuận An cần phải biết tận dụng các cơ

hội này để quảng bá sản phẩm của công ty, để có thể thu hút thêm nhiều đơn đặt hàng từ Châu Âu đến với công ty.

Mặc dù xuất khẩu sang thị trường Châu Âu nhưng phần lớn các đơn đặt hàng của Thuận An đều được thanh toán bằng đồng USD. Trong tình hình hiện nay tỷ

giá của đồng USD có sự biến động cao hơn đồng EUR. Sự biến động của USD trên thị trường đã gây nhiều ảnh hưởng cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam trong

đó có công ty Thuận An vì khi tỷ giá USD/VND biến động sảnh hưởng trực tiếp

Bên cạnh đó xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản của thị trường nước ngoài đang tăng lên rõ rệt. Theo báo cáo của tổng cục Hải Quan Việt Nam, trong năm 2008 sản phẩm thủy sản cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng 23,8%.17

Bảng 5.5 : Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản theo nhóm nước từ2005 -2010

ĐVT: Triệu tấn % tăng bình quân 2005 2010 2015 2010/2005 2015/2010 Thế gii 144,5 157,2 183.0 9% 27% - Tiêu dùng cho thực phẩm 107,5 117,2 138,0 9% 18% - Hao hụt và tiêu dùng khác 37 40 45,0 8% 12,5% Trong đó - Các nước đang phát triển 74,5 82,4 10,6% - Các nước phát triển 33,0 34,8 5,5%

(Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product: medium-term projections to

the years 2010 and 2015)

Từ bảng 5.1 ta thấy: Nhu cầu tiêu thụ thủy sản dùng làm thực phẩm tính theo

đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 9% trong giai đoạn đến năm 2010 và tăng 18% trong giai đoạn đến năm 2015. Trong đó tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người dự báo sẽđạt 13,7 kg vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015.

17Không tác giả, ngày 08/02/2009, xuất khẩu thủy sản năm 2008 vẫn đạt trên 45 tỷ usd [trực tuyến], đọc từhttp://vneconomy.vn/20090206100519333P0C10/xuat-khau-thuy-san-nam-2008-van-dat-tren-45-ty- usd.htm, đọc ngày 07/04/2009 lúc 20h10.

8.2 1.3 9.9 2.2 10.6 3.2 12.1 4.2 13.7 4.7 14.3 4.8 0 5 10 15 20 1961- 1965 1981- 1985 1991- 1995 2001 2010* 2020* Cá Loài khác

Biểu đồ 5.1. Dự báo tình hình tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến 2020

ĐVT: Triệu tấn

Nguồn: FAO * dự báo Qua biểu đồ trên cho thấy nhu cầu tiêu thụ thủy sản không ngừng gia tăng qua các năm, trong đó nhu cầu tiêu thụ cá luôn tăng nhiều hơn các loài khác. Vì thế đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho Thuận An cũng như một số công ty khác trong ngành nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng và có những quyết định đúng đắn trong việc đưa sản phẩm vào thị trường đúng thời điểm mà khách hàng cần.

5.1.5.2. Yếu tố chính trị/pháp luật

Trong thời gian vừa qua chính phủ Việt Nam đã và đang hỗ trợ cho doanh nghiệp VN phát triển xuất khẩu sang EU qua việc tài trợ cho DN đi dự hội chợ, triển lãm, mở các “nhà Việt Nam” tại Đức… đã hỗ trợ tích cực trong việc thúc

đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Hiện nay tình trạng khai thác và đánh bắt thủy sản của Châu Âu ngày một gia tăng làm cho sản lượng thủy sản giảm xuống. Vì thế, chính phủ các nước EU đã ban hành một số quy định nhằm hạn chế việc khai thác thủy sản ở EU, những biện pháp thông thường được chính phủ các nước thành viên EU thỏa thuận ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bốn lĩnh vực:

¾ Duy trì – nhằm bảo vệ nguồn thủy sản bằng cách quy định lượng cá được

đánh bắt từ biển, tìm cách để các con sinh sôi nảy nở và đảm bảo rằng các biện pháp được tôn trọng.

¾ Cơ cấu – nhằm giúp ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản thích nghi thiết bị và tổ chức của họ với những hạn chế về nguồn.

¾ Thị trường – nhằm duy trì một tổ chức thị trường chung thủy sản và kết hợp cung cầu đảm bảo lợi ích cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

¾ Quan hệ với thế giới bên ngoài – thiết lập các hiệp định thương lượng ở

mức quốc tế giữa các tổ chức thùy hải sản quốc tế về các biện pháp bảo tồn chung đối với thủy hải sản.

Từ những quy định về việc khai thác thủy hải sản ở các nước Châu Âu cho ta thấy: nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường Châu Âu mỗi ngày một gia tăng trong khi sản lượng khai thác mỗi ngày một hạn chế, vì thế biện pháp hữu hiệu để

đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng EU là nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ các quốc gia khác. Đây sẽ là cơ hội lớn cho Thuận An cũng như

một số công ty xuất khẩu khác của Việt Nam đối với thị trường đầy tiềm năng này.

Tuy nhiên khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu doanh nghiệp cần phải chú ý

đến:

- Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, hàm lượng kháng sinh cho phép.

- Những thông lệ, tập tục tập quán tiêu dùng quốc tế sở thích tiêu dùng của người dân về: hình thức phi lê cá ( cắt vuông, cắt dài); người dân tại những vùng khác nhau có sở thích khác nhau như có người thích ăn thịt phần lưng cá nhưng có người lại thích ăn phần đuôi hoặc đầu...

- Ràng buộc pháp lý của nước EU đều có thể tác động hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Chính vì thế nếu Thuận An có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của các quốc gia EU thì công ty có thể vượt qua một số công ty khác trong ngành và dần dần chiếm lĩnh thị trường.

5.1.5.3. Yếu tố văn hóa – xã hội

Tiêu thụ thủy sản theo đầu người của EU-15 rất cao với 26,3 kg/người (năm 2002), cao hơn 10 kg so với mức trung bình của thế giới (16,3 kg/người) và cao hơn mức tiêu thụ thủy sản bình quân ở Mỹ (21,3 kg /người). Các sản phẩm thủy sản ngày càng được người tiêu dùng Châu Âu ưa chuộng vì một số nguyên nhân sau:

ƒ Hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khỏe: Ngày nay người tiêu dùng Châu Âu ngày càng thích ứng với dạng sản phẩm an toàn. Họ thích các sản phẩm ít béo và có giá trị dinh dưỡng cao. Thủy sản có hàm lượng prôtêin, các vitamin và chất khoáng cao thích hợp cho nhu cầu này. Ngoài ra, các sản phẩm thủy sản có chất lượng thường đóng vai trò chống lại các nguy cơ về sức khỏe. Thực phẩm thủy sản rất được ưa chuộng vì giàu chất dinh dưỡng như vitamin A, D, các axit béo không no (DHA và EDA), taurin, canxi và chất xơ tốt cho sức khỏe, đồng thời phong phú về

chủng loại.

ƒ Hướng tới sự thuận tiện: Trong những thập kỷ gần đây, thời gian dành cho mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn. Vai trò của phụ nữ trong xã hội nói chung và ở Châu Âu nói riêng ngày càng tăng, phụ nữ ngày càng bận rộn với các công việc xã hội. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và dễ chế biến sẵn cũng tăng lên. Với xu hướng này thì các sản phẩm thủy sản dường như phù hợp hơn cả vì chúng được chế biến dễ

dàng và nhanh chóng.

Người tiêu dùng Châu Âu nhận thức ngày càng cao về mối quan hệ giữa sức khỏe và dinh dưỡng từ thực phẩm thủy sản nên nhu cầu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng lên. Qua đó cho thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủy sản của người dân ngày một gia tăng và đây là một cơ hội kinh doanh lớn cho Thuận An.

5.1.5.4. Yếu tố công nghệ

Đa số các nước ở Châu Âu đều có trình độ khoa học và công nghệ rất phát triển, sự phát triển của khoa học – công nghệđã giúp ích rất nhiều trong việc hỗ

trợ các công việc giai đình của người dân Châu Âu nhất là công việc bếp núc. Sự

xuất hiện ngày càng tăng của tủ lạnh và lò vi sóng trong bếp ăn của người dân Châu Âu đã góp phần cho sự tăng trưởng của những món ăn chế biến sẵn nhất là các sản phẩm từ cá.

Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ đã cho ra đời nhiều chiếc tủ lạnh với công dụng ngày càng vượt trội: lưu trữ thực phẩm được lâu, tươi hơn và giữđược nguyên vẹn thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm đông lạnh. Chính vì thế, người tiêu dùng có thể lưu trữ sản phẩm được nhiều hơn và làm cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm thủy sản sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó sự phát triển của công nghệđã mang lại hiệu quả cho Thuận An trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bằng công nghệ tiên tiến công ty có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trước, các công đoạn trong quá trình sản xuất cũng

được thực hiện một cách nhanh chóng giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm li: Qua việc phân tích tình hình marketing hiện tại của công ty Thuận An, tác giả nhận thấy rằng công tác marketing của Thuận An vẫn chưa được tốt, hoạt động marketing còn đơn điệu, chi phí đầu tư cho công tác marketing là chưa nhiều và so với các đối thủ cạnh tranh thì hoạt động marketing của công ty thua kém nhiều hơn họ Sản phẩm chính của công ty hiện đang có là: cá phi lê đông lạnh, bột cá thành phẩm và mỡ

cá nhưng hiện cá phi lê đông lạnh đang là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty với giá trị xuất khẩu trong năm 2008 là 149.304 triệu đồng. Khi kinh doanh xuất khẩu thủy sản đông lạnh, Thuận An đang phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ

cạnh tranh lớn trên địa bàn tỉnh An Giang như: Nam Việt, Agifish ... và Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp). Các đối thủ cạnh tranh này đều hơn Thuận An về nhiều mặt, do vậy họ sẽ

gây áp lực cho công ty. Bên cạnh đó sản phẩm cá tra và basa phi lê đông lạnh của Thuận An đang gặp phải sức ép lớn từ các sản phẩm thay thế khi xuất khẩu sang thị

trường EU như: cá hồi, cá ngừ, các loại hải sản, gia cầm... Tuy nhiên, các số liệu từ

việc phân tích môi trường cho thấy cơ hội thị trường vẫn còn rất nhiều công ty cần phải củng cố hoạt động marketing để có thể nắm bắt các cơ hội đó.

5.2. Phân tích cơ hội và vấn đề marketing 5.2.1. Phân tích cơ hội marketing

Qua việc phân tích tình hình marketing hiện tại của công ty, cùng với các thông tin có được từ phân tích môi trường tác giả nhận thấy có một số cơ hội về marketing cho công ty Thuận An như sau:

Tiềm năng tiêu thụ của thị trường Châu Âu còn rất lớn, công ty có thể dùng các biện pháp marketing đểđưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu hiện nay của công ty chỉ là cá tra và basa phi lê, với tiềm năng tiêu thụ thủy sản của thị trường Châu Âu còn lớn công ty có thể đẩy mạnh phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển thêm nhiều loại sản phẩm khác chế biến từ cá tra và basa.

Mức độ cạnh tranh trong ngành xuất khẩu hiện nay là khá cao nhưng hiện tại

ngoài vẫn chưa phát triển mạnh. Vì thế, nếu Thuận An đẩy mạnh hoạt động marketing thì công ty có thể thu hút thêm nhiều khách hàng đến với công ty. Các nhà xuất khẩu Việt Nam khi kinh doanh tại thị trường EU hầu hết đều sử

dụng kênh phân phối qua trung gian và chưa có đại lý trực tiếp của công ty tại thị trường này. Lợi dụng đặc điểm này, Thuận An có thể tìm thêm nhiều nhà nhập khẩu ở Châu Âu làm nhà phân phối các sản phẩm của công ty. Bên cạnh các cơ hội marketing tại thị trường Châu Âu, Thuận An vẫn có một số đe dọa về marketing khi xuất khẩu sang thị trường này như:

Số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều và đa số họđều có khả năng tài chính và hoạt động marketing mạnh.

Công ty có thể bị sức ép từ các nhà nhập khẩu tại thị trường EU: kéo dài thời gian thanh toán, đòi hoa hồng ở mức cao…

Sản phẩm cá tra và basa của Thuận An là mặt hàng có nhiều sản phẩm thay thế, vì thế công ty sẽ gặp trở ngại đối với các sản phẩm thay thế này.

Thị trường Châu Âu có sựđòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng an toàn vệ sinh của các sản phẩm thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường này.

5.2.4. Phân tích vấn đề marketing

Qua những phân tích có được bên trên, những vấn đề chủ yếu cần đề cập đến trong kế hoạch này là:

¾ Công ty Thuận An nên tiếp tục duy trì việc kinh doanh sản phẩm ở thị

trường EU không? (Đặc biệt là ở thị trường Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ukraine)

¾ Thuận An có nên tìm kiếm thêm nhiều nhà nhập khẩu làm trung gian phân phối để mở rộng kênh phân phối, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng và nhanh chóng không?

¾ Ngoài kênh phân phối hiện tại của công ty, Thuận An có nên sử dụng các kênh phân phối khác không?

¾ Thuận An có nên đầu tư chi phí cho quảng cáo, khuyến mại và nâng cao hình ảnh thương hiệu của công ty như các đối thủ cạnh tranh của mình hay không?

5.3. Mục tiêu marketing

Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu của Thuận An là ở Châu Âu. Châu Âu hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản đứng đầu của Việt Nam với sản lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn, đạt 1,14 tỷ USD.

Năm 2008 Thuận An đã xuất khẩu vào thị trường Châu Âu gần 6 triệu USD (5.947.711,80 USD), với giá trị xuất khẩu như thế thị phần của Thuận An tại thị trường Châu Âu hiện rất thấp, chỉ đạt 0,52%. Tuy nhiên năm 2008 công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá lớn 195% ( năm 2008 so với 2007). Với những số liệu đó mục tiêu kinh doanh trong năm 2010 của công ty được đề ra như sau:

5.3.1. Mục tiêu kinh doanh

Với tốc độ tăng trưởng đã đạt được trong năm 2008, giai đoạn từ năm 2010 – 2011

Một phần của tài liệu 830 Lập kế hoạch Marketing cho Công ty TNHH Thuận An năm 2010 (Trang 38)