Tình hình marketing hiện tại của công ty

Một phần của tài liệu 830 Lập kế hoạch Marketing cho Công ty TNHH Thuận An năm 2010 (Trang 31)

5.1.1. Tình hình thị trường

Hiện nay thị trường tiêu thụ chủ yếu của Thuận An là ở nước ngoài, trong đó thị

trường Châu Âu đang chiếm tỷ trọng nhiều nhất (giá trị công ty xuất sang thị trường Châu Âu là 5.947.711,80 USD trong tổng số 8.325.974,10 USD giá trị hàng xuất khẩu của công ty trong năm 2008, chiếm 71%). Hơn nữa trong những tháng đầu năm 2009 số lượng đơn đặt hàng từ các nước Châu Âu không ngừng tăng lên. Điều này chứng tỏ rằng nhu cầu sử dụng các sản phẩm cá tra và basa phi lê của người dân Châu Âu đang ngày một tăng lên và đây sẽ là cơ hội lớn cho công ty Thuận An.

Hình 5.1. Khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU

Qua hình 5.1 ta thấy sản lượng nhập khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU không ngừng tăng lên và có mức tăng trưởng cao, hiện EU đang là nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm thủy sản của Việt Nam

Hiện nay, EU là nhà nhập khẩu thủy sản thuần tuý. Từ 2002-2007, thâm hụt thương mại của EU đã tăng khoảng 30% về khối lượng, từ 2,5 triệu tấn lên 3,5 triệu tấn. Hơn lúc nào hết, EU đang phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu để đáp

ứng nhu cầu tiêu thụ thủy sản của cả khối.

Trong 5 năm vừa qua, khối lượng thủy sản nhập khẩu từ các nước thuộc thế giới thứ III của EU đã tăng 25%. Năm 2007, 27 nước thành viên của EU đã nhập 8,9 triệu tấn. Tây Ban Nha, Italia, Đức và Hà Lan là những nhà nhập khẩu thủy sản lớn

nhất. Trong đó trên 5 triệu tấn được nhập từ các nước thuộc thế giới thứ III, phần còn lại là thương mại nội khối.

EU có tổng dân số khoảng 500 triệu. Mức tiêu thụ thủy sản tính trên đầu người/năm là 22kg, như vậy khối sẽ tiêu thụ hết khoảng 11 triệu tấn thủy sản/năm. Các nước Trung và Đông Âu tiêu thụ khoảng 15kg, các nước thuộc Tây Bắc Âu từ

15-30kg, trong khi đó các nước Nam Âu đạt từ 40-60kg.

Tuy nhiên Châu Âu vốn là một thị trường lớn và khó tính với nhiều rào cản kỹ

thuật, yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Trong năm qua, các nước này kiểm tra gắt gao dư lượng malachite green và dẫn xuất của chúng, họđòi hỏi dư lượng phải ở mức thấp đã gây trở ngại lớn cho công ty. Mặc khác, thị

trường Châu Âu rộng lớn với nhiều quốc gia riêng biệt khiến nhu cầu tiêu dùng trở

nên đa dạng và phức tạp, và quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

đối với thị trường này cũng gay gắt. Tuy nhiên, nhờ tác động của vụ kiện mà sản phẩm basa, tra của nước ta đã trở nên nổi tiếng và quá trình tiếp cận các sản phẩm này đối với các thị trường mới được thuận lợi hơn.

Hiện tại thị trường thủy sản châu Âu được phân chia thành 3 vùng chính: Bắc Âu bao gồm Anh, các nước vùng Xcandinavi và Hà Lan; Trung Âu bao gồm Ðức, Áo, Ba Lan và Cộng Hòa Séc; và các nước vùng Ðịa Trung Hải. ở khu vực Bắc Âu, người tiêu dùng thích các loài thủy sản nước lạnh như cá trích, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi trong khi đó cá melúc, cá tra, basa, mực, bạch tuộc và nhiều loài giáp xác khác

được ưa chuộng hơn cảở Trung Âu và khu vực Ðịa Trung Hải15.

Loại phân đoạn thị trường khác là theo dạng sản phẩm như phương thức bảo quản sản phẩm tươi hoặc ướp lạnh, đông lạnh; hoặc chế biến sẵn và dạng sản phẩm

được chế biến như nguyên con, phi lê, cắt miếng, sơ chế, ăn liền.

Ðộ tuổi của người tiêu dùng cũng là một yếu tố quan trọng trong hành vi mua bán các sản phẩm thủy sản. ở nhiều nước châu Âu, những người ở độ tuổi trên 50 tiêu thụ thủy sản nhiều nhất. Nhóm người này cũng mua nhiều sản phẩm tươi và nguyên con hơn so với nhóm người trẻ tuổi hơn.

Phân đoạn sau cùng là theo kênh phân phối : bán lẻ và dịch vụ thực phẩm bao gồm cả nhà hàng. Nhu cầu và các yêu cầu đối với nhà cung cấp là khác nhau đối với mỗi kênh phân phối này.

5.1.2. Tình hình sản phẩm

Thuận An là công ty mới trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vì thế về các sản phẩm xuất khẩu của Thuận An chưa được phong phú đa dạng. Hiện tại, công ty chỉ xuất khẩu 2 loại sản phẩm chính là cá tra và basa phi lê với sản lượng tiêu thụ qua từng năm như sau:

15 Không tác giả, không ngày tháng, Xu hướng tiêu thụ thủy sản của EU [trực tuyến]. Đọc từ

http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1292058&news_ID=2758832, đọc ngày 12 tháng 4 năm 2009, lúc 11h45.

Bảng 5.1. : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Cá phi lê 35.152 63 43.938 65 149.304 75 Bột cá 15.065 27 18.927 28 39.815 20 Mỡ cá 5.579 10 4.732 7 9.953 5 Tổng cộng 55.796 100 67.597 100 199.072 100 Nguồn: Tafishco

Công ty Thuận An với những trang thiết bị máy móc hiện đại bước đầu chỉ sản xuất cá tra, cá ba sa. Hiện tại, chỉ sản xuất những sản phẩm như: cá phi lê, bột cá tươi, bột cá khô, mỡ cá.

Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta thấy, năm 2006 doanh thu từ sản phẩm cá phi lê chiếm tỷ trọng cao nhất 63% đạt hơn 35 tỷđồng, thấp nhất là sản phẩm mỡ cá thành phẩm 10% đạt hơn 5 tỷđồng. Năm 2007, nhìn chung tỷ trọng sản phẩm không thay

đổi, sản phẩm cá phi lê vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 65% đạt 43 tỷđồng, tỷ trọng mỡ cá thành phẩm thấp nhất là 7% đạt gần 5 tỷđồng. Đầu năm 2008 công ty Thuận An đã có sản phẩm xuất khẩu nên giá trị tăng đột biến. Sản phẩm có phi lê chiếm tỷ

trọng cao nhất 75% đạt 149 tỷđồng, sản phẩm mỡ cá chiếm tỷ trọng thấp nhất 5%

đạt gần 10 tỷđồng.

Bảng 5.2 : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Cá phi lê 4.060 79 6.896 82 11.458 89 Bột cá 380 7 411 7 515 4 Mỡ cá 690 14 903 11 901 7 Tổng cộng 5.130 100 8.210 100 12.874 100 Nguồn: Tafishco

Như vậy, phần lớn doanh thu và lợi nhuận của Thuận An chủ yếu là từ cá phi lê. Lợi nhuận năm 2007 tăng gấp hơn 1,6 lần so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2008 tăng gấp 1,56 lần lợi nhuận năm 2007.

5.1.3. Tình hình cạnh tranh

5.1.3.1. Tình hình cạnh tranh trong ngành

Ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản hiện nay là ngành đang rất phát triển, nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy sản của người tiêu dùng ngày một tăng cao nên số công ty hoạt động trong lĩnh vực này càng nhiều. Sau vụ kiện chống bán phá giá cá tra và basa của Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự

thận trọng và dè dặt hơn khi xuất khẩu vào thị trường này và chuyển hướng xuất khẩu vào thị trường EU. Chính vì thế, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị

trường EU trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng trưởng rất mạnh, bên cạnh đó số lượng các công ty (chỉ tính riêng các công ty của Việt Nam) xuất khẩu vào Châu Âu mỗi ngày một gia tăng, bằng chứng là lúc đầu chỉ có một vài công ty xuất khẩu vào Châu Âu thì đến nay con số này đã trên 200 doanh nghiệp. Từ đó cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành này ngày càng cao.

5.1.3.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiện nay cả nước Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và basa, riêng trên địa bàn tỉnh An Giang đã có hơn 10 doanh nghiệp xuất khẩu, với số

lượng đối thủ cạnh tranh khá nhiều, sẽ tạo nhiều áp lực và thách thức lớn đối với công ty Thuận An. Theo số liệu thống kê của cục hải quan Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2008 Thuận An là công ty xuất khẩu cá tra và basa đứng thứ 54 (về giá trị xuất khẩu) trong tổng số 100 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của cả

nước16. Do vậy khi phân tích vềđối thủ cạnh tranh, tác giả chỉ chọn một số công ty tiêu biểu.

Công ty Nam Việt – NAVICO (An Giang):

Nam Việt là công ty có số lượng chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra cá basa lớn nhất nước Việt Nam, với sản lượng xuất khẩu chín tháng đầu năm 2008 là 77.552 tấn đạt giá trị xuất khẩu là 152.853.302 USD.

Điểm mạnh:

• Thị phần lớn ở thị trường xuất khẩu;

• Tài chính mạnh, quản lý nguồn nguyên liệu tốt;

• Cuối năm 2005 Công ty Nam Việt đã thành lập Hội nuôi cá tra sạch theo tiêu chuẩn SQF 1000CM;

• Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản để phục vụ hộ nuôi thủy sản thức ăn cho cá chất lượng cao và sạch;

• Chính sách nhân sự tốt: lương cao và chế độ phúc lợi hấp dẫn cho nhân viên;

• Trong chế biến Công ty Nam Việt cũng có một số chứng nhận đạt chuẩn HACCP, EU Code DI 152, DL 384, ISO 9001:2000, SQF 2000CM và HALAL;

16 Không tác giả, không ngày tháng, Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa 9 tháng đầu năm 2009 [trực tuyến]. Đọc từhttp://afa.vn/vn/ViewContent.aspx?ChanelID=11&ArticleID=1124, đọc ngày 12 tháng 4 năm 2009, lúc 11h15.

• Sản phẩm đa dạng.

Điểm yếu:

• Quản lý chất lượng thiếu hoàn chỉnh: thiếu một số máy kiểm tra dư lượng kháng sinh, vi sinh;

• Chi phí sản xuất cao;

• Hoạt động marketing đơn điệu: không có các chương trình marketing cụ

thể, PR kém phát triển, chưa có đại lý trực tiếp tại thị trường EU.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish):

Công ty Agifish được thành lập năm 1993, có trụ sở tại 1234 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Với vị trí thứ 4 trong tốp 100 doanh nghiệp, với sản lượng xuất khẩu chín tháng đầu năm 2008 là 35.822 tấn, đạt giá trị xuất khẩu là 67.142.758 USD.

Điểm mạnh:

ƒ Nguồn tài chính dồi dào;

ƒ Có nhiều kinh nghiệm trong ngành chế biến thủy sản;

ƒ Có thương hiệu mạnh trên thị trường;

ƒ Sản phẩm phong phú, đa dạng;

ƒ Quản lý và kiểm tra chất lượng chặt chẽ.

Điểm yếu:

ƒ Công suất hoạt động chưa đủ nhu cầu;

ƒ Thương hiệu ở thị trường xuất khẩu chưa được mạnh.

Công ty Vĩnh Hoàn – VINH HOAN CORP (Đồng Tháp):

Vĩnh Hoàn là một công ty tư nhân được thành lập từ năm 1997 cũng là nhà cung

ứng thủy sản được tin cậy ở Việt Nam. Nhà máy có 3 dây chuyền sản xuất: một cho cá fillet, một cho các mặt hàng giá trị gia tăng và cho các thủy sản khác. Một trong những mục tiêu hàmg đầu của Vĩnh Hoàn là cung ứng các sản phẩm từ cá

đã chế biến có chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong chín tháng đầu năm 2008 Vĩnh Hoàn là công ty xuất khẩu đứng thứ 3 cả nước với khối lượng xuất khẩu là 25.094 tấn, đạt giá trị

74.739.463 USD.

Điểm mạnh:

o Có nhiều chuyên viên nghiên cứu giỏi;

o Sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm và mùi vị khác nhau;

o Khả năng cạnh tranh về giá tốt nhờ tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi và chi phí sản xuất thấp;

Điểm yếu:

o Marketing chưa được tổ chức tốt: không chú trọng vào công tác marketing, không đầu tư vào phát triển hoạt động marketing của công ty, chưa có đại lý trực tiếp tại thị trường EU;

o Thương hiệu có mức nhận biết tại thị trường nước ngoài thấp hơn một số

công ty khác trong ngành. Bảng 5.3: Tóm tắt số liệu vềđối thủ cạnh tranh của Thuận An Thị phần xuất khẩu (%) (Năm 2008) Quy mô sản

xuất Chsảấn pht lượẩm ng Chimarketing ến lược

Chưa chú trọng nhiều vào công tác marketing

Nam Việt 32,07 350 tliệấu/ngày n nguyên Tốt, chuđạẩt tiêu n

Đẩy mạnh hoạt động marketing tại thị trường nội địa Agifish 16,05 145 tấn nguyên liệu/ngày Tốt, đạt tiêu chuẩn Hoạt động marketing còn đơn điệu Vĩnh Hoàn 16,52 160 tấn nguyên liệu/ngày Tốt, đạt tiêu chuẩn 5.1.3.3. Nguy cơ sản phẩm bị thay thế Thủy sản là một mặt hàng phổ biến và có nhiều sản phẩm thay thế. Sức ép của sản phẩm thay thếđối với Thuận An là thường xuyên và liên tục và mang tính hai chiều. Nếu công ty không duy trì được vị thế của mình thì sản phẩm của công ty hoàn toàn có thể bị thay thế bởi các thực phẩm khác có độ thỏa mãn khách hàng cao hơn và ngược lại. Các sản phẩm thay thế chủ yếu đối với sản phẩm của Thuận An là các mặt hàng thủy sản khác, không phải thế mạnh của công ty như

cá ngừ, cá rô phi, các loại hải sản và đặc biệt là các sản phẩm tôm đông lạnh. Ta có thể thấy, thu nhập của người tiêu dùng hiện tại là một yếu tố quan trọng tác động lên khả năng bị thay thế sản phẩm của công ty do nó có tác động trực tiếp đến nhu cầu của họ. Khi thu nhập được nâng cao thì nhu cầu thực phẩm của người dân cũng sẽđòi hỏi cao hơn về mặt chất lượng và họ cũng có điều kiện lựa chọn các loại thực phẩm tốt hơn trước. Nếu các sản phẩm cá tra và cá basa của các công ty không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, họ sẽ dễ dàng chuyển hướng sang tiêu dùng các mặt hàng khác như: các loại sản phẩm tươi sống; các sản phẩm đồ hộp hay đông lạnh chế biến từ gia súc (gà, vịt...), gia cầm (bò, lợn..) nếu họ thích. Hoặc khi điều kiện kinh tế gặp khó khăn hơn, thu nhập giảm xuống hay giá cả vật dụng leo thang, người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng những loại thực phẩm có giá trị thấp hơn sản phẩm của công ty. Trong các trường hợp trên, khả năng sản phẩm của công ty bị thay thế là khá cao, và càng cao hơn nếu

yếu tố phát triển sản phẩm của công ty không theo kịp sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.

Nhưđã trình bày, mặt hàng tôm đông lạnh là sản phẩm thay thế tạo nên sức ép lớn đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Thuận An, nhất là ở thị trường EU. Tuy mặt hàng tôm Việt Nam cũng bị kiện bán phá giá nhưng mức thuế chống phá giá tương đối thấp hơn so với các nước khác, các doanh nghiệp lại không phải chịu thuế hồi tố nên sản phẩm tôm vẫn có nhiều ưu thế phát triển trên thị trường hơn cá da trơn. Cho đến hiện nay, tôm vẫn là mặt hàng đứng đầu trong cơ cấu thủy sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam và sức ép thay thế của mặt hàng này lên sản phẩm của Thuận An vẫn khá cao. Bên cạnh đó, gia cầm vốn cũng là một sản phẩm thay thế của công ty và ngược lại.

Nhìn chung, các sản phẩm thay thế tạo nên sức ép có thể làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành công nghiệp chế biến thủy sản nói chung và các sản phẩm của Thuận An nói riêng. Nếu không có sự quan tâm đúng mức đối với các sản phẩm thay thế hiện tại và tiềm ẩn, công ty có thể bị chiếm mất thị phần tiêu thụ hay bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Ngược lại, sức ép của sản phẩm thay thế cũng có thể tác động tích cực đến công ty trong việc tạo áp lực cạnh tranh phấn đấu nâng cao chất độ thỏa mãn về sản phẩm của công ty. Dù vậy, Thuận An vẫn phải luôn không ngừng nghiên cứu kiểm tra các sản phẩm cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn để luôn có các giải pháp hiệu quả phục vụ chiến lược

Một phần của tài liệu 830 Lập kế hoạch Marketing cho Công ty TNHH Thuận An năm 2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)