Tính sáng tạo của ẩn dụ cấu trúc

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trình Công Sơn (Trang 39 - 40)

V. Ẩn dụ cấu trúc – đối tượng nghiên cứu của luận văn

5.4. Tính sáng tạo của ẩn dụ cấu trúc

Thông thường ẩn dụ được xác định trên cơ sở tương đồng có sẵn giữa hai khách thể. Chẳng hạn, ẩn dụ “suối nước mắt” cho thấy giữa “suối” và “nước mắt” vốn có sự giống nhau. Những ẩn dụ sau đây cũng được hiểu như thế: “mắt bồ câu”, “mũi Cà Mau”. “nắng thủy tinh”, “dòng đời”, “giọt nắng,”, “cọng đời”, “phiến môi” v.v. Khác với những ẩn dụ loại đó, ẩn dụ cấu trúc có khả năng sáng tạo ra sự giống nhau vốn không có giữa hai ý niệm thuộc miền NGUỒN và miền

ĐÍCH. Chính tính hệ thống của ẩn dụ cấu trúc tạo ra sự tương đồng bộ phận giữa chúng. Ví dụ:

Báo “Thanh Niên” số ra ngày 25.3.2009, trang 19, đăng một tít báo: “Đức đón đầu cuộc chiến tranh tin học”. Đây được hiểu là biểu ngữ của một ẩn dụ tri nhận TIN HỌC LÀ CHIẾN TRANH, trong đó CHIẾN TRANH là ý niệm

NGUỒN, còn TIN HỌC là ý niệm ĐÍCH. Hai ý niệm này vốn không có gì giống nhau. Song nhờ tính hệ thống của ẩn dụ cấu trúc, chúng ta có thể tư duy ý niệm

TIN HỌC bằng những thuật ngữ của ý niệm CHIẾN TRANH. Cụ thể như sau (trích đoạn trong bài báo nói trên):

“Wilhelm Kriesel (thiếu tướng chỉ huy trưởng cơ quan tình báo quân đội Đức) được biệt phái đến “trạm tiền tiêu” của Bundeswehr (Lực lượng phòng vệ

Liên bang Đức). Nhiệm vụ của Kriesel là chuẩn bị cho một cuộc chiến tương lai trên Internet… Có 76 người đàn ông bị cách li với thế giới bên ngoài đang thử nghiệm những phương thức mới nhất để xâm nhập, khai thác, điều khiển hoặc

phá hủy các mạng lưới tin học của nước ngoài. Đây là đơn vị đang chuẩn bị…các cuộc tấn công tin học từ nước ngoài. Tại Mỹ, các chuyên gia đã cảnh báo trong tương lai có thể xảy ra một trận “Trân Châu cảng điện tử” và “11.9 dạng số”. Nhiều quốc gia đã bắt đầu trang bị vũ khí tin học cho mình…”. Rõ ràng, những thuật ngữ “trạm tiền tiêu”, “cuộc chiến”, “xâm nhập”, “đơn vị”, “điều khiển”, “phá hủy”, “tấn công” v.v. làm cho ý niệm ĐÍCH trở nên giống với ý niệm NGUỒN ở một bộ phận nào đó. Vậy là ẩn dụ cấu trúc TIN HỌC LÀ

CHIẾN TRANH đã tạo ra cái giống nhau mà trước đó không có giữa các ý niệm

TIN HỌCvàCHIẾN TRANH.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trình Công Sơn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)