Ẩn dụ định hướng

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trình Công Sơn (Trang 25 - 28)

IV. Phân loại ẩn dụ tri nhận

4.2. Ẩn dụ định hướng

Có một dạng khác của ẩn dụ ý niệm không cấu trúc hóa một ý niệm này trong thuật ngữ của một ý niệm khác, mà tổ chức cả một hệ thống ý niệm đối với một hệ thống khác. Chúng ta sẽ gọi ẩn dụ này là ẩn dụ định hướng (orientational metaphors), bởi vì trong số đó có nhiều ẩn dụ liên quan đến việc định hướng trong không gian: “TRÊN − DƯỚI” (up – down), “TRONG − NGOÀI” (in – out), “TRƯỚC − SAU” (front – back), “TRÊN MẶT−TỪ TRÊN MẶT” (on – off), “SÂU − CẠN” (deep – shallow), “TRUNG TÂM − NGOẠI VI” (central – peripheral). Những loại quan hệ không gian như thế này nảy sinh do chỗ con người vốn có cơ thể với những hình dạng nhất định tác động tương hỗ với thế giới vật chất. Những ẩn dụ định hướng cung cấp cho ý niệm ý nghĩa định hướng không gian. Ví dụ, ẩn dụ HAPPY IS UP/HẠNH PHÚC LÀ Ở TRÊN (ví dụ của Lakoff và Johnson) là phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa Anh – Mỹ trong những câu "I'm feeling up

today" (trực dịch ‘Hôm nay tôi cảm thấy lên’ với nghĩa: ‘Hôm nay tôi cảm thấy phấn chấn lên’).

Trong tiếng Anh, "hạnh phúc, sức khoẻ, có ý thức, hợp lí" được miêu tả thông qua ẩn dụ up (trên, lên), trong khi đó "bất hạnh, đau ốm, chết chóc" − thông qua ẩn dụ down (dưới, xuống)5.

Ẩn dụ định hướng khác với ẩn dụ cấu trúc ở chỗ nó là một loại ẩn dụ ý niệm khi không có sự xếp đặt lại về mặt cấu trúc một ý niệm này trong thuật ngữ của một ý niệm khác, nhưng có tồn tại tổ chức của cả một hệ thống ý niệm theo mẫu của một hệ thống nào đó khác.

Những cách định hướng ẩn dụ tương tự hoàn toàn không võ đoán, chúng dựa vào kinh nghiệm vật lí (thể chất) và văn hoá của người bản ngữ. Mặc dù những đối lập hai cực “TRÊN – DƯỚI”, “TRONG – NGOÀI” v.v. có bản chất vật lí, nhưng những ẩn dụ định hướng dựa trên những đối lập đó có thể biến dạng trong những nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, trong một số nền văn hoá, tương lai ở phía trước ta, trong một số nền văn hoá khác thì nó lại ở đằng sau ta. Tiếng Việt có những phương thức đặc thù biểu hiện cách định hướng so với một số ngôn ngữ khác.

Để minh hoạ cho những ý kiến này, chúng ta hãy xem xét những ẩn dụ định hướng không gian kiểu “TRÊN−DƯỚI”. Trong mỗi trường hợp chúng ta sẽ nhắc qua kinh nghiệm vật lí hoặc văn hoá của chúng ta.

HẠNH PHÚC ĐỊNH HƯỚNG LÊN TRÊN BẤT HẠNH ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI SỨC KHỎE ĐỊNH HƯỚNG LÊN TRÊN

5Trong tiếng Anh, hai t up và down có th dùng độc lp vi nghĩa ch cm xúc dương tính – up (lên), hoc âm tính – down (xung). Ví d: I'm feeling up (trc dch: Tôi cm thy lên). Tiếng Vit không nói như vy được, mà phi thêm mt vài t phù hp vi cm xúc dương tính, chng hn, 'Tôi cm thy phn chn lên". Trường hp vi down cũng vy. Tiếng Anh có th

nói: I'm feeling down (trc dch: Tôi cm thy xung). Tiếng Vit không cho phép nói như

vy. Cn phi thêm mt vài t biu hin cm xúc âm tính thì mi phù hp, chng hn, "Tôi cm thy tinh thn suy sp" (suy sp cũng có nghĩa là xung).

BỆNH TẬT ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI

QUYỀN LỰC (SỨC MẠNH) ĐỊNH HƯỚNG LÊN TRÊN THUỘC QUYỀN (YẾU) ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI CÁI TỐT ĐỊNH HƯỚNG LÊN TRÊN

CÁI XẤU ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI

Chúng ta thử xét những biểu ngữ phản ánh ẩn dụ định hướng:

HẠNH PHÚC ĐỊNH HƯỚNG LÊN TRÊN BẤT HẠNH ĐỊNH HƯỚNG XUỐNG DƯỚI “Tôi cảm thấy phấn chấn hẳn lên".

“Em hãy vui lên”

"Bài thơ đó đã nâng tâm hồn tôi lên". "Tâm trạng của tôi được nâng lên". "Đời lên hương".

"Những ý nghĩ về nàng luôn luôn làm tôi phấn khởi lên". 'Tinh thần bị xuống” (= sa sút, suy sụp)

"Giá cả giảm xuống"

"Tôi rơi xuống vực sâu của sự chán nản"

Trong tiếng Việt, những từ như phấn chấn, vui, phấn khởi, nâng v.v. vốn đã định hướng lên trên, còn những từ như giảm, sụp, hạ thấp, rơi v.v. vốn đã định hướng xuống dưới, do đó có những trường hợp dùng lên hoặc xuống là không bắt buộc. Chẳng hạn:

“Lời Bác Hồ nâng bước tôi đi”. “Tinh thần giảm sút”.

“Tôi cảm thấy phấn khởi”. “Hãy ngẩng đầu mà đi”

Cơ sở vật lí: Nỗi buồn và chán đè nặng con người và anh ta cúi đầu xuống, còn những cảm xúc tích cực (dương tính) thì làm cho anh ta thoải mái và ngẩng đầu lên.

Một phần của tài liệu Ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trình Công Sơn (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)