•Các đơn vị trực thuộc : Là các đơn vị cơ sở của công ty, có chức năng và nhiệm vụ riêng, hoạt động theo các lĩnh vực và theo kế hoạch được giao.
2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty CP Tân Trần Phương. Trần Phương.
Phân tích chung về tình hình tài chính bao gồm việc đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn, đồng thời xem xét quan hệ cân đối giữa chúng nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong năm gần nhất là năm 2010.
2.2.1. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn tại công ty. công ty.
2.2.1.1. Đánh giá khái quát về tài sản, nguồn vốn.
Bảng: Kết cấu tài sản nguồn vốn năm 2010. Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU ĐẦU NĂM CUỐI NĂM BIẾN ĐỘNG
Số tiền % I. TÀI SẢN 17.104 17.569 465 2,72 A.TSLĐ&ĐTNH 15.126 15.457 331 2,19 B.TSCĐ&DTDH 1.978 2.112 134 6,77 II. NGUỒN VỐN 17.104 17.569 465 2,72 A.Nợ phải trả 16.385 16.800 415 2,53 B.Nguồn vốn CSH 719 769 50 6,95
Đến cuối năm 2010, quy mô doanh nghiệp được mở rộng với tổng giá trị 17.569 triệu đồng, tăng 465 triệu tương ứng 2,72%. Trong đó TSLĐ & ĐTNH tăng 331 triệu đồng tương đương 2,19% vẫn cao hơn so với TSCĐ & ĐTDH. Với
xu hướng biến động như vậy là tích cực hay tiêu cực còn tùy thuộc vào sự phân bố tối ưu giữa các loại tài sản trong từng chỉ tiêu và tình hình thực tế của doanh nghiệp mà ta sẽ xem xét cụ thể ở những phần sau.
Với quy mô của doanh nghiệp được mở rộng thì mức độ huy động vốn cũng tăng lên tương ứng để đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong đó, nợ phải trả tăng 415 tương đương 2,53%, và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 50 triệu tương đương 6,95%. Điều này cho ta thấy là trong năm 2010 công ty đã tập chung mở rộng quy mô sản xuất tạo tiền đề cho các năm tiếp theo.
Để hiểu rõ hơn tình hình trên ta phân tích quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và tài sản.
2.2.1.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Ta có:
* Vốn lưu động thường xuyên(VLĐTX) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn - Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh
Trong đó: Tài sản kinh doanh gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. Nợ kinh doanh là các khoản nợ từ bên thứ ba như các khoản nợ người bán, người mua, các khoản phải nộp ngân sách, phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả, phải nộp khác.
* Vốn bằng tiền = VLĐTX – Nhu cầu vốn lưu động
Kết hợp các công thức trên với số liệu trong bảng cân đối kế toán ta có bảng sau:
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2008-2009 2009-2010
CL % CL %
VLĐ TX 5.894 5.961 6.524 67 1,14 563 9,44
Nhu cầu VLĐ 6.583,5 10.660,3 10,621,3 4.076,8 61,92 -39 -0.37
Vốn bằng tiền -689,5 -4,699,3 -4,097,3 -4.009,8 581,55 602 -12,81 Theo bảng trên ta thấy:
Trong cả 3 năm vừa qua công ty duy trì một cơ cấu đầu tư rất ổn định, VLĐ TX và N/c VLĐ >0 trong khi VBT <0 điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn của công ty không những tài trợ đầy đủ cho tài sản dài hạn mà còn có một phân đôi ra để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Bên cạnh đó nhu cầu vốn lưu động được tài trợ một phần bởi nguồn vốn dài hạn một phần bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Co thể nhận thấy đây là cơ cấu rủi ro không lớn nhưng chi phí lại khá cao. Để làm rõ hơn các yếu tố chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn:
- Năm 2008, Vốn lưu động thường xuyên là 5.894 triệu đồng. Nhu cầu vốn lưu động của công ty là 6.583,5 triệu đồng. Nhu cầu vốn lưu động lớn hơn mức vốn lưu động có trong doanh nghiệp. Điều này cho thấy một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 và công ty đã giải quyết bằng cách vay ngắn hạn từ ngân hàng.
- Năm 2009, Vốn lưu động thường xuyên tăng 67 triệu. Phần tăng thêm này là một phần lợi nhuận để lại của công ty dành để đầu tư thêm và một phần nhỏ dành cho vốn lưu động. Cũng vì trong năm 2009 nhu cầu vốn lưu động tăng 4.076,8 triệu đồng tương ứng với mức tăng 61,92% so với năm ngoái. Nguyên nhân là do năm 2009 công ty mở rộng quy mô hoạt động của mình nên hàng tồn kho cũng tăng lên và các khoản phải trả cho bên thứ 3 thì giảm đi rất lớn. Việc tăng này là lớn trong khi vốn lưu động thường xuyên của công ty tăng lên không đáng kể làm cho Vốn bằng tiền của công ty âm nặng tăng 581,55% buộc công ty phải tăng các khoản vay ngắn hạn lên để phục cu nhu cầu của mình.
- Năm 2010, năm này sự biến đổi về nhu cầu vốn lưu động là không đáng kể dù nhu cầu có giảm 39 triệu đồng. Tuy nhiên phải thấy rằng để giảm được một phần gánh nặng nợ nần của mình năm nay công ty đã quan tâm đến vốn lưu động nhiều hơn, công ty đã để cho mức vốn lưu động năm nay tăng thêm 563 triệu đồng. Việc làm này nếu xét trên góc độ của người sử dụng vốn thì sẽ là không tốt. Tuy nhiên thì với viêc nhu cầu vốn lưu động của công ty là rất lớn nên việc tăng lên này sẽ đảm bảo cho công ty có một cơ cấu vốn an toàn hơn.
Việc vốn bằng tiền luôn ở trong tình trạng nhỏ hơn không trong 3 năm vừa qua cho thấy doanh nghiệp luôn gặp phải khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ cũng như chi phí lãi vay. Đây là điều tất yếu khi mà vốn chiếm dụng từ bên thứ thấp hơn nhiều so với nợ vay ngân hàng. Với tài sản kinh doanh có giá trị lớn, buộc công ty phải tìm nguồn để tài trợ khi mà nguồn vốn dài hạn chỉ đáp ứng được một phần cho nhu cầu của mình.
2.2.1.3. Phân tích kết cấu tài sản
Phân tích kết cấu tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn, cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn … từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
•Tài sản cố định(TSCĐ) và đầu tư dài hạn(ĐTDH).
Tình hình biến động về TSCĐ & ĐTDH được đánh giá thông qua tỷ suất đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của xí nghiệp.
Ta có:
Tỷ suất đầu tư = TSCĐ & ĐTDH x 100% Tổng tài sản
Từ công thức trên với số liệu trong bảng CĐKT của công ty ta có bảng sau:
Bảng: tỷ suất đầu tư Đơn vị: triệu đồng
Năm TSCĐ ĐTDH Tổng TS Tỷ suất đầu tư
2008 2.329 0 21.121 11,03%
2009 3.471 0 23.624 14,69%
2010 3.609 0 24.779 14,56%
Ta thấy: công ty không có đầu tư dài hạn.Tuy nhiên tỷ suất đầu tư vẫn tăng do công ty chủ yếu đầu tư vào TSCĐ. Việc tăng TSCĐ này chủ yếu do công ty xây dựng thêm nhà kho để đảm bảo cho khả năng dự trữ hàng hóa, nguyên liệu.
•Tài sản lưu động(TSLĐ) và đầu tư ngắn hạn(ĐTNH):
Theo bảng CĐKT ta có bảng sau:
Bảng: tình hình TSLĐ và ĐTNH Đơn vị: Triệu đồng
Năm TSLĐ ĐTNH Tổng TS Tỷ suất đầu tư
2008 283,5 0 21.121 1,34%
2009 499,8 0 23.624 2,12%
2010 981,7 0 24.779 3,96%
Có thể thấy được rằng do đặc điểm của lĩnh vực hoạt động của công ty nên nhu cầu về TSLĐ cao hơn nên công không có đầu tư ngắn hạn mà chỉ dành cho TSLĐ vì vậy nên TSLĐ tăng đáng kể trong năm 2009 và 2010. Việc tăng này đang có xu hướng tăng phù hợp với quy mô hoạt động đang được mở rộng của công ty.
2.2.1.4. Phân tích kết cấu nguồn vốn.
•Vốn chủ sở hữu(VCSH)
Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu, ta sẽ kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Tỉ suất này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Ta có:
Tổng nguồn vốn Theo bảng CĐKT ta có bảng sau:
Bảng: tỷ suất tự tài trợ Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008-2009 2009-2010 CL % CL % VCSH 5.509 7.239 7.979 1.730 31,4 740 10,22 Tổng NV 21.121 23.624 24.779 2.503 11,85 1.155 4,89 Tỷ suất tự tài trợ 26,08% 30,64% 32,20% 4,56% 17,78 1,56% 5,1 Từ bẳng trên ta thấy
- Năm 2008, tỷ số tự tài trợ là 26,08%, tức là trong 100 đồng vốn thì số vốn được tài trợ từ bản thân doanh nghiệp là 26,08 đồng.
- Đến năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1.730 triệu đồng (31,4%) trong khi đó tổng nguồn vốn chỉ tăng 11.85% làm cho tỷ xuất tự tài trợ tăng 4,56%. Nguyên nhân của việc tăng VCSH là các cổ đông đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm bớt gánh nặng nợ nần nên đầu tư thêm vào làm VCSH tăng lên.
- Năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 740 triệu (10,22%) trong khi đó quy mô nguồn vốn cũng được tăng lên 1.155 triệu đồng (4,89%) nên làm tỷ suất tự tài trợ tăng 1,56%. Đây là biểu hiện tố của việc công ty không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng có lẽ các cổ đông của công ty vẫn hết sức thận trọng nên tỷ lệ tăng trong năm 2010 là ít.
Như vậy, với sự tăng dần của tỷ suất tự tài trợ qua các năm 2009, 2010 đã cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty cải thiện dần. Điều này sẽ giúp cho công ty giảm bớt gánh nặng về nợ cũng như những rủi ro tài chính.
Để đánh giá các khoản phải trả, ta thông qua chỉ tiêu tỷ số nợ. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng tài sản doanh nghiệp. Từ đó cho thấy trong tổng tài sản, sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu.
Ta có:
Tỷ số nợ = Tổng số nợ phải trả x 100% Tổng tài sản
Theo công thức trên và bảng CĐKT ta có bảng sau:
Bảng: Tỷ số nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008-2009 2009-2010 CL % CL % Tổng NPTr 15.612 16.385 16.800 773 4,95 415 2,53 Tổng tài sản 21.121 23.624 24.779 2.503 11,85 1.155 4,89 Tỷ số nợ 73,92% 69,36% 67,8% -4,56% -6,16% -1,56% -2,25% Dựa vào bảng phân tích ta thấy tỷ số nợ của công ty có xu hướng giảm dần trong các năm sau là 2009 và 2010. Đây là xu hướng tốt vì mức độ nợ cần thanh toán giảm dần. Cụ thể như sau:
Năm 2009 tỷ số nợ là 69,36% giảm hơn năm 2008 là 4,56%. Nguyên nhân của tình hình trên là: khoản nợ phải trả tăng 773 triệu đồng (tương đương 4,95%) trong khi đó tổng tài sản lại tăng lên 2.503 triệu đồng. Ta có thế thấy mặc dù NPTr cũng đã tăng nhưng so với mức độ tăng của tổng tài sản thì là thấp hơn nên đã làm cho tỷ số nợ giảm xuống.
Năm 2010, tỷ số nợ là 67,8%, giảm hơn trước 1,56%, do tốc độ tăng của nợ phải trả là 2,53% nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 4,89% nên tình hình này vẫn đánh giá là tích cực bởi vì: Nguồn vốn vẫn tăng và tăng nhiều hơn mức đi vay.
Có thế thấy do mới thành lập nhưng với nhưng mối quan hệ tốt nên công ty muốn mở rộng hoạt động của mình vì vậy mức đi vay tăng nhưng mức đóng góp của VCSH là nhiều hơn mức đi vay đó. Công ty vẫn chấp nhận vay thêm để mở rộng quy mô. Đây có thế là việc làm tốt, nó sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai cho công ty.