II I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING Ở CHI NHÁNH CÔNG TY DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI HÀ NỘI:
1- Môi trường marketing của Chi nhánh:
1.1.1 Môi trường kinh tế và nhân khẩu:
Nền kinh tế thị trường được mở ra đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sau những năm đầu tìm tòi, kinh tế thị trường ở Việt Nam đã thực sự đứng vững. Nền kinh tế đã có những dấu hiệu phát triển đáng mừng với tỷ lệ phát triển hàng năm trên dưới 8%, nền kinh tế Việt Nam có thể đánh giá là đang phát triển sôi động.
Kinh tế phát triển đi kèm với đời sống của nhân dân được nâng cao. Nhu cầu du lịch trong nước ngày càng phát triển.
Với dân số hơn 78 triệu người, Việt Nam có một thị trường lao động rộng lớn và chưa được khai thác nhiều. Quan trọng hơn, đây là thị trường có chất lượng cao, với những cán bộ và công nhân có trình đọ cao và khéo léo. Với ngành du lịch, một ngành đòi hỏi có lượng lao động lớn, có trình độ cao thì đây là một thuận lợi lớn.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam á, khu vực hiện đang diễn ra các hoạt động du lịch sôi nổi. Việt Nam có vị trí thuận lợi cho giao thông, và giao lưu quốc tế, thuận lợi để sớm hoà nhập vào sự phát triển du lịch của thế giới và khu vực.
Một vấn đề khó khăn với kinh doanh du lịch và đặc biệt là kinh doanh lữ hành là tình trạng lạc hậu của cơ sở hạ tầng. Đây là một trỏ ngại lớn với phát triển du lịch. Đã rất nhiều khách du lịch tới Việt Nam phải phàn nàn về điều này. Đất nước mới mở cửa, ngành du lịch mới phát triển mạnh trong những năm gần đây, do đó kinh nghiệm kinh doanh trong đó có kinh doanh du lịch của ta còn thiếu nhiều. Ta cũng còn thiếu nhiều những cán bộ quản lý có năng lực và dầy dạn kinh nghiệm. Đây là khó khăn lớn mà không phải có thể khắc phục trong ngày một ngày hai.
1.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật:
Việt Nam có nền chính trị ổn định thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
Xác định tầm quan trọng của công nghiệp du lịch với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiềuchính sách khuyến khích phát triển du lịch. Tổng cục du lịch được thành lập lại với công nghệ quản lý Nhà nước về du lịch. Hoạt động kinh doanh du lịch được mở rộng và qui về các sở du lịch quản lý. Nhà nước đã ra hàng loạt các chính sách về quản lý du lịch làm lành mạnh hoá và đưa vào qui củ các hoạt động kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển của ngành du lịch. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoá VII ngày 30 tháng 7 năm 1996 nêu rõ:” phát triển mạnh du lịch, hình thành ngành công
nghiệp du lịch có qui mô ngày càng cao tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nươchính sách ta”
Một nước Việt Nam mở cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới đã được nhiều bạn bè khắp năm châu biết tới và mong muốn được tận mắt tới tham quan, tìm hiểu.
1.1.3 Môi trường kỹ thuật và sinh thái:
Về mặt kỹ thuật, ta còn có nhiều hạn chế. Nhưng với một ngành dịch vụ có hàm lượng lao động cao như du lịch thì khó khăn này không phải là một cản trở lớn. Hiện nay ta đang dần hiện đại hoá hệ thống kỹ thuật trên đà công nghiệp hoá của cả nước. Với sự giao lưu quốc tế rộng rãi như hiện nay thì vấn đề kỹ thuật sẽ dần được cải thiện.
Môi trường sinh thái đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch. Môi trường sinh thái tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên. hơn nữa, môi trường sinh thái trong sạch là yêu cầu đầu tiên trong việc thu hút khách. Nước ta là một nước giàu tài nguyên du lịch. Bờ biển nước ta trải dài hơn 3000 km, với rất nhiều bãi biển, vũng, vịnh, trong đó có những vịnh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Khí hậu không quá khắc nghiệt đối với du lịch. nguồn nước khoáng và rừng khá phong phú. Rừng Việt Nam với 9,3 tr ha (28% diện tích toàn quốc) với nhiều loài động thực vật quý hiếm không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, sinh thái mà còn có ý nghĩa lớn về du lịch.
Nhưng với môi trường sinh thái thuận lợi như vậy mà chúng ta không biết sử dụng một cách hợp lý đi đôi với việc bảo vệ thì chính nó sẽ trở thành một khó khăn. Một ví dụ điển hình là bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn đang bị ô nhiễm mà nhiều khách du lịch tránh xa. Các điểm du lịch như Chùa Hương, Ao Vua... đã bắt đầu có những dấu hiệu ô nhiễm mà những nhà môi trường Việt Nam đã lên tiếng. Dấu hiệu về tình trạng ô nhiễm đã xuất hiện ở một số khu vực khác mà nhiều khách du lịch đã phải phàn nàn. Giữ gìn môi trường sinh thái còn là vấn đề trong việc bảo vệ các tài nguyên du lịch.
1.1.4 Môi trường văn hoá xã hội:
Đối với du lịch, văn hoá xã hội không chỉ là môi trường mà còn là tài nguyên. Việt Nam có một nền văn hoá phát triển, mang đậm nét bản sắc dân tộc. Con người Việt Nam cởi mở, thân thiện với mọi người, có tinh thần dân tộc cao, lạc quan, yêu đời. Con người Việt Nam có khiếu quan sát hơn là nghiên cứu nên thuận lợi cho phát triển nghệ thuật hơn là khoa học. Đây là những điểm lợi cho phát triển du lịch. Văn hoá cổ Việt Nam đã để lại nhiều công trình văn hoá, kiến trúc là những tài nguyên du lịch văn hoá. Đến năm 2001, đã có hơn 2000 di tích
được Nhà nước chính thức xếp hạng, trong đó có cố đô Huế được UNESCO xếp vào danh mục các di sản văn hoá của nhân loại. Cùng với các di tích đó là các lễ hội dân gian cổ truyền, các lễ hội của các dân tộc như đâm trâu, ném còn hát đối... Văn hoá Việt Nam thực sự là một tài nguyên cần khai thác.
1.2 Môi trường ngành:
Mặc dù thị trường kinh doanh của Chi nhánh công ty du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nhưng do đặc điểm các chương trình du lịch có xu hướng xuyên Việt nên chúng ta cũng cần xem xét các công ty khác không chỉ ở Hà Nội.
1.2.1 Khách du lịch:
Chính sách mở cửa đã tạo thuận lợi cho nước ta thu hút được một lượng lớn khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Với những giá trị về tài nguyên du lịch, lịch sử, văn hoá khách du lịch quốc tế nhiều người thực sự ngưỡng mộ và mong muốn được tới Việt Nam. Ngày nay khi mà những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống không còn là mối quan tâm thì con người ta có nhu cầu du lịch nhiều hơn.
Với vị trí trung tâm của miền Bắc, Hà Nội là đầu mối của các tuyến du lịch. Hầu hết các chương trình du lịch ở miền Bắc đều qua Hà Nội. Đây chính là thị trường của Chi nhánh. Cùng với sự phát triển của khách du lịch trong cả nước, thị trường du lịch miền Bắc cũng đang phát triển mạnh mẽ.
1.2.2 Các cơ sở cung cấp sản phẩm du lịch:
Các cơ sở cung cấp sản phẩm du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty lữ hành. Sản phẩm của lữ hành là cac chương trình du lịch. các chương trình dựa trên cơ sở các sản phẩm du lịch của các cơ sở cung cấp. Các cơ sở này bao gồm các cơ sở kinh doanh lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí, các dịch vụ văn hoá và hàng hoá phục vụ du lịch. tính tới cuối năm 2001, cả nước có khoảng 90000 phòng khách, trong đó có 56000 phòng phục vụ được khách quốc tế. Các cơ sở thuộc mọi thành phần kinh tế đang phát triển mạnh. Riêng năm 2001 đã có 11000 phòng được xây dựng và đưa vào sử dụng. Riêng thị trường Hà Nội đã có trên 300 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 7000 phòng có khả năng phục vụ khách quốc tế.
Cùng với sự phát triển của kinh doanh khách sạn, các loại hình kinh doanh phục vụ du lịch khác cúng đang phát triển không ngừng.