ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ KHU VỰC TÂY BẮC (Trang 44 - 47)

XNK CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA

1. Hoạt động XNK của Việt Nam trong những năm qua

Việt Nam đang trên con đường hiện đại hóa nền kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK.Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động XNK diễn ra càng mạnh mẽ, hàng hóa và dịch vụ của nước ta không những đứng vững ở thị trường trong nước mà còn có khả năng vươn ra thị trường nước ngoài góp phần làm tăng kim ngạch XNK cho đất nước. Kể từ năm 2001 đến nay, kim ngạch XNK của nước ta tăng nhanh trung bình khoảng trên 20%/ năm. Tổng kim ngạch XNK năm 2006 ước đạt 39, 6 tỷ USD, vượt 4,9 % so với mục tiêu đề ra và tăng 22,1 % so với năm 2005. Trong đó xuất khẩu của các

tỷ USD, tăng 23,2 % so với năm 2005. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 16,7 tỷ USD tăng 20,5 %. Cơ cấu xuất khẩu được cải thiện một bước theo hướng giảm dần xuất khẩu hàng thô, tăng hàng chế biến và tăng giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu. Kết quả này cho thấy hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu có những mặt hàng có quy mô rất lớn. Chất lượng hàng hóa cũng gia tăng mạnh mẽ, sức cạnh tranh bắt đầu có tiến bộ. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp ngày càng có kinh nghiệm trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, duy trì thị trường cũ và phát triển thị trường mới. Dự kiến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 47 – 47,5 tỷ USD, vượt năm 2006 từ 7 – 7,5 tỷ USD, sẽ hứa hẹn một tiềm năng rất lớn đối với thị trường bảo hiểm.

Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng có vai trò hết sức quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển của thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Năm 2003 ước tính kim ngạch nhập khẩu lên tới 20 tỷ đô la Mỹ và giữ vững mức độ tăng trưởng xấp xỉ 20 % /năm cùng với tăng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2006 ước đạt 44,4 tỉ USD, tăng 20% so với năm 2005, trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,4 tỷ USD tăng 19,9 %; các doanh nghiệp 100 % vốn đầu tư trong nước đạt 28 tỷ USD tăng 20,2 %. Phần lớn các mặt hàng quan trọng đối với sản xuất trong nước được nhập khẩu với khối lượng khá so với năm 2005 như: giấy, bông, vải, sợi, hóa chất, cao su, kim loại màu, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu… Trong đó đáng chú ý là nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị tăng hơn 24,1 % so với cùng kỳ năm 2005

Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Lịch sử bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam đã có từ lâu. Ngay từ khi thành lập, Công ty bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hàng hóa XNK của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao. Ngành bảo hiểm nước nhà đã bỏ phí một lượng hàng hóa tham gia bảo hiểm khổng lồ bởi nghiệp vụ này chủ yếu được nhường cho các Công ty bảo hiểm nước ngoài. Theo số liệu thống kê, tổng số tiền bảo hiểm mà các nhà bảo hiểm trong nước thu được từ bảo hiểm hàng hóa XNK tăng từ 3 tỷ USD năm 1996 lên 12,21 tỷ USD năm 2004, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình thu được là 0,15%. Đây là một con số tăng rất hạn chế chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng của kim ngạch XNK (22%) và tổng khối lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước. Tính đến cuối năm 2004 các nhà bảo hiểm trong nước mới chỉ bảo hiểm cho khoảng 4,8% kinh ngạch nhập khẩu và 23,1 % kim ngạch xuất khẩu ( Theo “Thế giới thương mại số 1 – năm 2005”). Như vậy còn lại 95,2 % kim ngạch xuất khẩu và 76,9 % kim ngạch nhập khẩu thuộc về các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài điều này chứng tỏ chúng ta đang chảy máu một lượng ngoại tệ không nhỏ. Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Với việc nhập khẩu theo điều kiện CIF thì đối tác nước ngoài tuỳ ý thuê tàu và mua bảo hiểm, thông thường họ ký hợp đồng với các công ty bảo hiểm của nước mình. Do đó đã hạn chế khả năng ký kết của các công ty bảo hiểm Việt Nam.

- Thứ hai, năng lực hoạt động của các doanh nghịêp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của thị trường và còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm ở Việt Nam và điều này làm giảm tính thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.

- Thứ ba, các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kịên FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF. Việc thay đổi tập quán này khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy vậy, ở một khía cạnh nào đó với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế.

Bên cạnh đó, một số Công ty XNK mới thành lập, năng lực còn hạn chế, họ ý thức được vịêc mua bảo hiểm là cần thiết nhưng đã không mua bảo hiểm để giảm chi phí.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ KHU VỰC TÂY BẮC (Trang 44 - 47)