- Biển quảng cáo ngoài trời Biển led điện tử
4.3 Chính sách phân phối * Lý luận chung
* Lý luận chung
Kênh phân phối là một phần rất quan trọng trong những nỗ lưc tiếp cận thị trường của doanh nghiệp.
Loại kênh phân phối mà công ty chọn có thể là trực tiếp (bán thẳng đến người sử dụng sau cùng) hoặc gián tiếp (bán thông qua người trung gian, nhà phân phối, nhà buôn sĩ đến người bán lẻ) hoặc chuyên nghành (bán thông qua kênh riêng biệt chuyên nghành cùng các sản phẩm dịch vụ khác). Doanh nghiệp của ta cần bao nhiêu kênh phân phối? Loại kênh nào có thể giúp đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng một cách hiệu quả
Kênh phân phối được hiểu là phương tiện mà thông qua đó khách hàng nhận và trả tiền cho hàng hoá, dịch vụ mà họ tìm kiếm và cũng là phương tiện mà thông qua đó nhà cung cấp cung cấp dịch vụ cho khách hàng .
Kênh phân phối tồn tại hỗ trợ việc cung cấp sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, để làm tăng hiệu quả của quá trình cung cấp sản phẩm và
làm tăng sự phong phú của sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.ngoài ra nó còn làm cân đối nhu cầu giữa sản xuất lớn với tiêu dung nhỏ, làm thoã mãn những nhu cầu khác nhau của các nhóm khách hàng khác nhau và cung cấp cho khách hàng những giải pháp mới, tốt hơn.
Các loại kênh phân phối chủ yếu
•Kênh trực tiếp
•Kênh mạng lưới phân phối •Kênh bán sĩ
•Kênh chuyên nghành •Kênh thương mại điện tử
Một doanh nghiệp nhỏ mới ra thị trường thường hoạt động khởi điểm với một thị trường giới hạn nhất định. Bởi vì doanh nghiệp nhỏ thường bị hạn chế về khả năng và vốn liếng, nên họ thường phải lựa chọn từ những kênh phân phối đang có sẵn. Kênh phân phối mà họ chọn có thể chỉ bao gồm vài người nhân viên của nhà cung cấp, một hoặc hai nhà phân phối (nhà bán sỉ), vài cửa hàng bán lẻ và kết hợp với một hoặc hai doanh nghiệp vận chuyển. Trong trường hợp nầy, việc chọn kênh phân phối tốt nhất cho doanh nghiệp
dường như đơn giản hơn, và chính họ có thể sẽ phải thực hiện một vài chức năng của kênh phân phối.
Mặt khác, các doanh nghiệp lớn có xu hướng sử dụng nhiều loại hình phân phối khác nhau cho từng thị trường khác nhau. Nhà sản xuất có thể đưa sản phẩm mình ra thị trường thông qua nhà phân phối bán sỉ đối với những thị trường lớn. Trong khi đối với những thị trường nhỏ họ có thể trực tiếp cung cấp đến các điểm bán lẻ.
Đối với một thị trường nào đó, doanh nghiệp có thể phân phối rộng rãi sản phẩm mình tới tất cả các điểm bán lẻ nào mong muốn bán hàng của doanh nghiệp. Nhưng trên một thị trường khác, doanh nghiệp lại chỉ có thể cấp quyền độc quyền cho một vài cửa hàng bán lẻ.
Đối với thị trường vùng ngoại ô, doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm của mình qua hệ thống các cửa hàng bán đầy đủ dải sản phẩm cùng chủng loại. Nhưng đối với thị trường có mật độ dân cư dày đặc, doanh nghiệp lại có thể phân phối sản phẩm của mình qua các cửa hàng chỉ bán các sản phẩm chọn lọc, hạn chế.
Dù lớn hay nhỏ, khi chọn kênh phân phối doanh nghiệp phải tiến hành phân tích SWOT để hiểu thế mạnh và điểm yếu của mình cùng với những cơ hội và những mối đe doạ trên thị trường. Doanh nghiệp cũng nên phân tích SWOT đối với các thành phần tham gia trong kênh phân để hiểu và chọn đối tác cho phù hợp với chiến lược marketing của mình.
* Áp dụng
phối đặc thù phù hợp với tính chất nghành nghề cũng như nguồn lực tài chính của mình. Công ty có thể sử dụng kênh marketing trực tiếp, sử dụng nhân viên bán hàng của mình để tiếp thị trực tiếp với khách hàng công nghiệp của mình. Tuy nhiên công ty cung nên sử dụng một chung gian công nghiệp ở đây vì họ có sức mạnh thị trường hơn, bằng cách sử dụng những nhân viên bán hàng iếp thị trực tiếp sản phẩm đến nhà trung gian conga nghiệp, những doanh nghiệp này có thể sẽ nhận hợp đồng cho công ty mà công ty không cần hao phí marketing đến khách hàng, tuy nhiên phải có tỷ lệ chiết khấu hấp dẫn đối với các nhà trung gian này. Đó có thể xem là một số giả pháp trong kênh phân phối của công ty nhằm thoát khỏi thực trạng bị động va từng bước mở rộng phạm vi thị trường của mình.