0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

XNK tạp phẩm Hà Nộ

Một phần của tài liệu 508 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING XUẤT KHẨU CHO NHÓM HÀNG JACKET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 46 -49 )

1.Định hướng phát triển:.

1.2.1 Phát triển thị trường:

Tocontap xác định hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để công ty phát triển và phát triển thị trường, nhưng cũng tiềm tàng nhiều thách thức.

- Khi các rào cản thương mại được xoá bỏ, nhiều thị trường mới xuất hiện như các nước trong WTO. Đó là thị trường châu Âu- đây là thị trường có tiềm năng với các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam mà Tocontap đang kinh doanh như thủ công mĩ nghệ, mây tre đan… có khả năng đem lại nguồn thu cao mà chi phí lại không tốn kém. Thị trường mĩ cũng cần được đầu tư nghiên cứu cẩn thận trước khi bước chân vào thị trường tuy tiềm năng lớn nhưng cũng đầy rủi ro này.

- Tiến sâu thêm vào các thị trường có tiềm năng nhưng chưa được khai thác. Đó thị trường Châu Phi- có nhu cầu lớn về lương thực thực phẩm, Thị

trường các nước Trung Đông có môi trường tương tự Iraq nhưng chưa được đầu tư phát triển.

- Đồng thời với việc phát triển thêm thị trường là vấn đề phải củng cố các thị trường truyền thống, là cơ sở của nguồn thu ổn định cho các kế hoạch phát triển.

- Hội nhập cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn cho hoạt động nhập khẩu. Công ty cần chủ động tìm hiểu nhu cầu trong nước để nhập khẩu những mặt hàng có thể nhập khẩu và đáp ứng đem lại lợi nhuận bởi thị trường trong nước là sân chơi mà Tocontap là chủ nhà, có đầy đủ khả năng, thông tin và uy tín để khai thác.

- Phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ phía các công ty nước ngoài và từ chính các doanh nghiệp việt nam. Công ty cần phải xây dựng được hình ảnh của sản phẩm, của doanh nghiệp, xây dựng uy tín và thương hiệu trên thị trường cả trong và ngoài nước tạo chỗ đứng vững chắc trong ngành hàng tạp phẩm của mình.

1.2.2 Hướng phát triển sản phẩm

Sau khi cổ phần hoá năm 2006. Tocontap hoạt độc độc lập, không còn chịu sự quản l chỉ đạo của Bộ Thương Mại, Tocontap có thể chủ động hơn trong kinh doanh xuất nhập khẩu, tập trung nguồn vốn vào các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao, chủ động tìm kiếm các nguồn cầu và cung sản phẩm.

Về xuất khẩu:

Tập trung ưu tiên vào các sản phẩm đang có nhu cầu tại các thị trường tiềm năng lại đem lại lợi nhuận nhiều như sản phẩm mây tre đan, thủ công mĩ nghệ… đang dần được Châu Âu đón nhận. Ưu tiên các đơn hang truyền thống giữ vững uy tín với các khách hàng thường xuyên.

Xây dựng các cơ sở sản xuất tại nước ngoài, ổn định dòng chu chuyển vốn và độc lập cho sản phẩm xuất khẩu sang nước đó, đồng thời giảm chi phí vận chuyển, nhân công. Đó là xây dựng và hoàn thiện các nhà máy may mặc tại châu phi, phát triển thêm xí nghiệp sản xuất MyLao. Tạo nên các nguồn hang xuất khẩu ổn định cùng với mặt hang chổi quét sơn.

Với các sản phẩm thế mạnh sẵn có, tìm kiếm thêm các thị trường có cùng nhu cầu với các thị trường hiện tại, đồng thời tìm kiếm thêm các sản phẩm mới có khả năng kinh doanh tại các nước mà công ty đã hoạt động nhiều năm, có quan hệ và kinh nghiệm tốt.

Đi đôi với việc bán sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình là rất quan trọng để xây dựng uy tín, bảo vệ bản quyền và giải quyết khi có tranh chấp.

Về nhập khẩu:

Nhập khẩu chủ yếu là cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm nhập khẩu cần phù hợp với điều kiện sử dụng của Việt Nam. Nghiên cứu kĩ sản phẩm trước khi quyết định nhập khẩu, Tránh tình trạng nhập về không bán được như bài học trong quá khứ.

Tìm hiểu nhu cầu về sản phẩm trong nước từ đó đưa quyết định nhập khẩu mặt hàng nào. Có thể gia công, thay đổi mẫu mã các mặt hàng nhập khẩu để phù hợp hơn với nhu cầu trong nước

Chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu nhập khẩu uỷ thác .Giữ uy tín trong các hợp đồng nhận xuất khẩu bởi đây là cách xây dựng thương hiệu tốt nhất cho sản phẩm dịch vụ này của công ty.

Đẩy mạnh hơn hoạt động xúc tiến hỗn hợp, quảng cáo, giới thiệu hàng hoá tới các thị trường tiềm năng.

Lấy bài học về thành công của hai sản phẩm bóng đèn và quạt điện tại thị trường Iraq. Khi đã chắc chắn là thị trường có tiềm năng để đưa sản phẩm vào cần thực hiện ngay các hoạt động xúc tiến hỗn hợp để hỗ trợ cho bán sản phẩm. Nghiên cứu kĩ môi trường văn hoá nước sở tại, tránh mặt trái của hoạt động quảng bá sản phẩm khi không phù hợp với văn hoá.

Một phần của tài liệu 508 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH MARKETING XUẤT KHẨU CHO NHÓM HÀNG JACKET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ (Trang 46 -49 )

×