Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại SACOMBANK Long An trong thời gian

Một phần của tài liệu Chức năng và nhiệm vụ của tín dụng trong nền kinh tế (Trang 35)

n kih t xã h i: ếộ

2.2.3. Thực trạng hoạt động cấp tín dụng tại SACOMBANK Long An trong thời gian

gian vừa qua.

Ở phần kết quả kinh doanh của ngân hàng, chúng ta đã biết khái quát về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An. Nhìn chung, hoạt động tín dụng đạt kết quả khá tốt. Nhưng để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng.

2.2.3.1 Theo loại hình tổ chức:

Bảng 3: Dư nợ cho vay theo loại hình tổ chức: Đvt: tỷđồng

Năm 2009 Năm 2010 Số tiền trọng Tỷ % Số tiền Tỷ trọng % Doanh nghiệp 450 56.26 880 67.69 +95.56 Cá nhân 350 43.75 420 32.31 +20 Tổng dư nợ 800 100 1,300 100 +62.50

( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp)

Nhận xét:

Từ biểu đồ cho thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Long An ngày càng tăng cụ thể:

+ Năm 2009 cho vay cá nhân 350 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 43.75% trong tổng dư nợ cho vay. Trong số đó cho vay với doanh nghiệp 450 tỷ đồng chiếm 56.25% trong tổng dư nợ cho vay.

+ Năm 2010 cho vay cá nhân là 420 tỷ đồng chiếm 32.31% trong tổng dư nợ cho vay năm 2010, tăng 70 tỷ đồng tương đương tăng 20% so với năm 2009, cho vay với doanh nghiệp là 880 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 67.69% trong tổng dư nợ cho vay, tăng 430 tỷ đồng tương đương tăng 95.56% so với năm 2009.

Nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp chênh lệch về tỷ trọng là do quy mô sản xuất cũng như nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp lớn hơn nhu cầu của cá nhân. Cùng với huy động vốn, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Long An chủ yếu huy động từ Doanh nghiệp là chính và cho vay với khối lượng lớn là cho doanh nghiệp, tận dụng chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay để tăng lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Năm 2009 - 2010 là khoảng thời gian Long An có nhiều dự án đầu tư, khu công nghiệp khởi công xây dựng nên đã thu hút một số lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước, kéo theo đó là nhu cầu vay vốn ngày càng tăng làm cho dư nợ cho vay của SACOMBANK – Long An tăng lên cao.

Dư nợ Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010 với Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % VND 750 93.75 1,100 84.62 +46.67 Vàng và ngoại tệ 50 6.25 200 15.38 + 300 Tổng dư nợ 800 100 1,300 100 +62.50

( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay theo loại tiền vay.

Nhận xét:

Từ biểu đồ cho ta thấy dư nợ theo tiền tệ bẳng VND chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay (93.75 – 84.62%). Về tỷ trọng dư nợ cho vay theo VND giảm theo số tương đối (-9.13%) nhưng về số tuyệt đối là tăng mạnh (+350 tỷđồng). Tỷ trọng về dư nợ bằng vàng và ngoại tệ năm 2009 chiếm 6.25% tổng dư nợ là do phần lớn các doanh nghiệp đều bị tác động bởi khủng hoản kinh tế toàn cầu nhưng đến cuối 2010 tỷ trọng về dư nợ bằng vàng và ngoại tệ chiếm 15.38% tổng dư nợ. Tăng 150 tỷđồng so với 2009. Đó là do trong năm 2010, chi nhánh đã thực hiện cho vay USD để thu mua và làm tăng hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi nhằm hổ trợ hoạt động xuất khẩu của tỉnh Long An.

2.2.3.3. Theo thời gian vay:

Dư nợ Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010 với Số tiền trọng %Tỷ Số tiền trọng Tỷ % Ngắn hạn 500 62.25 850 65.38 + 70 Trung dài hạn 300 37.75 450 34.62 + 50 Tổng dư nợ 800 100 1,300 100 + 62.50

( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Biểu đồ 4: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay.

Nhận xét:

Khi xem xét dư nợ theo kỳ hạn, năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 500 tỷđồng chiếm tỷ lệ 62.25% đến 2010 là 850 tỷđồng chiếm 65.38%. So sánh với nguồn vốn huy động ngắn hạn ta thấy dư nợ ngắn hạn của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An như vậy là phù hợp, bởi nguồn ngắn hạn được sử dụng chủ yếu để cho vay ngắn hạn. Mặt khác, với bất kỳ một NHTM, yếu tố quay vòng vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao là tốt. Cho vay trung dài hạn của ngân hàng cũng tăng đáng kể trong năm 2010 450 tỷđồng chiếm tỷ lệ 34.62% so với tổng dư nợ.

Các mặt hàng cho vay chủ yếu vẫn tập trung ở phân bón, sắt thép, xăng dầu phục vụ nhu cầu nhập khẩu và thuỷ sản, lúa gạo, hạt điều phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Cho vay để xuất khẩu có rủi ro cao, đó là vì việc xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác còn phụ thuộc nhiều vào quan hệ kinh tế giữa các nước, vào thị trường, vào tỷ giá, với nguồn vốn huy động nhiều, SACOMBANK Long An nên mở rộng cho vay sang các doanh nghiệp kinh doanh tiềm năng.

Nhìn chung, chỉ tiêu nợ của SACOMBANK Long An đạt kết quả khá tốt, năm sau tăng hơn năm trước, nhưng vẫn còn tập trung chủ yếu ở ngắn hạn, tổ chức kinh tế (Doanh nghiệp) và VND.

2.2.4. Đánh giá hoạt động cấp tín dụng tại SACOMBANK Long An:

 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn TD của NH, thời gian thu hồi nợ của NH là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Bảng 6: Vòng quay vốn tín dụng của NH: Đvt: tỷđồng

Chỉ tiêu 2009 2010

Doanh số thu nợ 1,025 1,650

Dư nợ bình quân 850 1,260

Vòng quay vốn tín dụng 1.21 1.31

( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Qua đó ta thấy năm vòng quay vốn tín dụng năm sau cao hơn so với năm trước. Điều này thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng khá tốt, rủi ro tín dụng thấp và khả năng thu hồi đồng vốn vay cao. Thể hiện ở chỗ doanh số thu nợ của ngân hàng luôn đạt hiệu quả rất cao, nợ quá hạn được hạn chế rất tốt. Mặc dù vậy, chi nhánh cần quan tâm hơn trong công tác thu nợ; xử lý các khoản nợ tồn đọng nhất là nợ sắp tới hạn; thường xuyên theo dõi, kiểm tra để có những biện pháp giải quyết kịp thời nhiều khoản tín dụng chưa đến hạn thanh toán, song khả năng không thu hồi đầy đủ giá trị sẽ gặp khó khăn.

 Nợ quá hạn của SACOMBANK – Long An.

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là một biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Đối với một khoản cho vay mà khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không thể trả được nợ đúng hạn thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng bị rủi ro. Chính vì vậy mà tất cả các chuyên viên tín dụng của SACOMBANK đã xem xét rất cẩn thận đối với các khoản cho vay trước khi trình tiếp lên cấp trên để ký quyết định cấp tín dụng cho từng khách hàng. Trong công tác kiểm soát, hạn chế nguy cơ nợ quá hạn được ngân hàng chú trọng nhất. Chính vì vậy mà ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An đã xuất sắc Chính vì vậy mà ngân hàng Sacom bank-Long An đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ,trong năm 2009 nợ quá hạn là 120 triệu đồng đến năm 2010 Sacombank – CN Long An đã thu nợ được 90 triệu đồng nên nợ quá hạn chỉ còn 30 triệu đồng. Qua chỉ tiêu trên Ngân hàng đã tránh được sự mất vốn, và hơn nữa nó còn làm tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần khẳng định năng lực cạnh tranh của Sacombank - Long An trong

hệ thống Ngân hàng và ngày càng khẳng định vị trí của Sacombank với khách hàng.Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng của SACOMBANK và còn hơn nửa còn làm tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần khẳng định năng lực cạnh tranh của SACOMBANK- Long An trong hệ thống ngân hàng và ngày càng khẳng định vị trí của SACOMBANK với khách hàng.

 Chỉ tiêu doanh số cho vay:

Bảng 7: Doanh số cho vay: đvt: tỷđồng.

Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo kỳ hạn Ngắn hạn 762.6 63.55 1,253.375 67.75 490.775 +64.36 Trung dài hạn 437.4 36.45 596.625 32.25 159.225 +36.41 Theo TPKT Doanh nghiệp 699 58.25 1,270.95 68.70 571.95 +81.82 Cá nhân 501 41.75 579.05 31.30 78.05 +15.58 Theo tiền tệ VND 1,145.4 95.45 1,686.275 91.15 540.875 +47.22 Ngoại tệ, vàng 54.6 4.55 163.725 8.85 109.125 +199.86 Tổng 1,200 100 1,850 100 650 +54.17

( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Dựa vào bảng phân tích số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay năm sau đều tăng hơn năm trước kể cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 2010 tăng hơn so với 2009 là 650 tỷđồng (+54.17%). Tuy nhiên, doanh số cho vay đã tăng nhưng SACOMBANK Long An vẫn còn thận trọng trong việc cho vay, không cho vay nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như chưa cho vay hết hạn mức được duyệt. Nhưng cũng chính vì vậy mà NH đã đạt được hiệu quả tốt trong công tác cho vay. Mặc dù xem xét, đánh giá khách hàng cẩn thận nhưng chất lượng tín dụng vẫn được nâng cao.

Khi xem xét doanh số cho vay theo kỳ hạn, ta thấy chủ yếu là cho vay ngắn hạn (chiếm từ 63.55 – 67.72%), cho vay trung dài hạn tăng với tỷ lệ đáng kể. Điều này cho thấy ngân hàng vẫn còn thiếu các dự án có khả năng hấp thu vốn lớn, thời hạn cho vay dài. Một nguyên nhân nữa của tình trạng này, đó là do SACOMBANK Long An cho vay đối với các ngành thương mại vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho vay đối với các ngành nghề như công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp, thuỷ sản ít hơn. Ngành thương mại là khu vực kinh tế có khả năng sinh lời cao, thời gian thu hồi vốn nhanh; tất nhiên là ở khu vực kinh tế này có chứa đựng rủi ro về mặt giá cả, thị trường.

Xem xét doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ta thấy doanh số cho vay đối với thành phần cá nhân giảm dần, cho vay đối với doanh nghiệp lại tăng lên cho thấy

các DN hoạt động với quy mô cao hơn và có nhiều DN mới ra đời. Kinh tế Long An đã phát triển hơn.

Xem xét doanh số cho vay theo ngoại tệ, ta thấy cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn (95.45 - 91.15%). Đó là do hoạt động tín dụng của SACOMBANK Long An còn phụ thuộc vào thị trường khi tỷ giá USD/VND tăng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu đã chuyển sang vay VND.

 Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động kinh doanh

Tình hình thu nhập năm 2009, 2010 được thể hiện qua bảng số liệu sau: - Kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 8: Thu nhập – chi phí

Đvt: tỷđồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009

Số tiền Số tiền Số tiền %

Thu nhập 125 135 10 +8

Chi phí 84 90 6 +7.14

Lợi nhuận 41 45 4 +9.76

( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Biểu đồ 5: Thu nhập – Chi phí – Lợi nhuận của SACOMBANK.

Năm 2009, kết quả kinh doanh của NH đạt 41 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, lãi suất biến động phức tạp, ngân hàng nhà nước áp dụng trần lãi suất cho vay của các NHTM trong khi đó chi phí huy động đồng nội tệ đang cao do các ngân hang đang thiếu hụt đồng nội tệ nhưng nhìn vào lợi nhuận mà chi nhánh đã

đạt được cho thấy tình hình kinh doanh đang rất khả quan. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các hoạt động của toàn ngân hàng đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư về công nghệ, nhân sự và thời gian để hoạt động tín dụng được vận hành nhanh gọn, trơn tru, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Cụ thể là đến 31/12/2010 lợi nhuận của NH đạt 45 tỷđồng.

Bảng 9: Thu nhập: đvt: tỷđồng

( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp) Qua bảng số liệu trên ta thấy, thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Long An còn chiếm tỷ lệ cao hơn và năm sau tăng hơn so với năm trước.

Tóm lại , thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng. Đó là do SACOMBANK Long An đã có một chính sách tín dụng hợp lý không những thoả mãn nhu cầu của khách hàng mà còn tối đa hoá lợi nhuận của NH. Vấn đề đặt ra là SACOMBANK Long An cần phải mở rộng cho vay hơn nửa nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của DN ngày càng nhiều về chất lượng lẫn số lượng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Lãi suất đặt ra cho các khoản vay là thu nhập của NH. Ở SACOMBANK đã có một chính sách lãi suất rõ ràng cho các khách hàng DN, khách hàng cá nhân, cho vay bằng VND và ngoại tệ.

 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn tín dụng

Bảng: Hiệu suất sử dụng vốn: Đvt: tỷđồng

Dư nợ Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ 800 1,300

Tổng huy động vốn 1,410 1,800

Hiệu suất sử dụng vốn 56.74% 72.22%

( Số liệu do phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Long An cung cấp)

Qua đó ta thấy, vốn huy động được dùng vào việc cho vay là tương đối. Chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động. Như vậy, mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ, cơ cấu cho vay bắt đầu có sự chuyển dịch, nhưng tỷ trọng cho vay trên thị trường cấp I (thị

Chỉ tiêu 2009 2010

Số tiền % Số tiền %

Tổng thu nhập 125 100 135 100

Thu lãi cho vay 75 60 87.75 65

trường cấp II (thị trường quan hệ với các tổ chức tín dụng) và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của SACOMBANK Long An.

 Hệ số thu nợ:

Nhìn chung, hệ số thu nợ của tất cả những loại nợ qua các năm ở chi nhánh đều cao trên 85%. Nghĩa là ngân hàng cho vay 100 đồng trong năm thì thu về từ 85 đồng trở lên. Điều đó cho thấy, khả năng thu nợ của chi nhánh ngân hàng trong 2 năm qua là khá tốt, độ an toàn của đồng vốn tương đối cao, công tác thu nợ của chi nhánh đã có sự chuyển biến tốt và mức độ xảy ra rủi ro thấp. Thực chất, khó có thể xác định được hệ số thu nợ bao nhiêu là tốt mà còn tùy thuộc vào những yếu tố khác nữa thì mới có thể đánh giá được hiệu quả và rủi ro tín dụng, vì hệ số thu nợ phản ánh ở tại một thời điểm cụ thể còn doanh số cho vay và doanh số thu nợ là phản ánh cả một thời kỳ hoạt động của ngân hàng. Do đó, để đảm bảo chỉ tiêu hệ số thu nợ tốt không có nghĩa là phải tìm cách làm cho hệ số này càng cao càng tốt, mà phải đảm bảo sự cân bằng về mức độ tăng lên của hệ số và mức độ tăng lên của các doanh số trên khi đến hạn thanh toán. Vì vậy, chúng ta không thể kết luận hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi chỉ xét riêng chỉ tiêu này mà phải kết hợp nhiều chỉ tiêu khác để có đánh giá chính xác hơn.

 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng nói lên chất lượng công tác tín dụng của một ngân hàng, nó phản ánh số nợ quá hạn chưa thu hồi được trong tổng số dư nợ, đồng thời cũng phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%. Ở đây ngân hàng luôn giữ tỷ lệ này ở mức dưới quy định. Năm 2009 là 0.015%, năm 2010 là 0.0023%. Tỷ lệ năm 2009 tăng cao hơn năm 2010 do nợ quá hạn năm 2009 cao hơn năm 2010 và vấn đề này đã được giải quyết khá tốt trong năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn giảm rất đáng kể. Có được thành quả như vậy phải kể đến sự tích cực trong

Một phần của tài liệu Chức năng và nhiệm vụ của tín dụng trong nền kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w