Tình hình xuất khẩu của Công ty

Một phần của tài liệu 221 Hoàn thiện chiến lược marketing bán buôn sản phẩm thuốc lá Vinataba của Công ty Thương Mại Thuốc Lá (Trang 45 - 46)

II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần May

2. Tình hình xuất khẩu của Công ty

Công ty May 10 ra đời trong thời kì kháng chiến chống Pháp với mục tiêu ban đầu là sản xuất quân trang phục vụ bộ đội. Sau này đất nước đổi mới, nền kinh tế trong nước có nhiều biến động theo thị trường thế giới. Xí nghiệp may X10 đã có thể sản xuất hàng may mặc không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Sản phẩm do công ty sản xuất đã có mặt trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của công ty được xuất chủ yếu sang ba thị trường lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 37%, thị trường EU chiếm 37%, thị trường Nhật Bản chiếm 10-15%, còn lại là các thị trường khác. Trong vài năm gần đây tình hình xuất nhập khẩu của công ty có nhiều sự đổi mới, doanh thu từ xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, chiếm 70-80% tổng doanh thu của toàn công ty. Hàng năm doanh thu xuất khẩu của công ty May 10 đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của toàn ngành. May 10 và Việt Tiến là hai doanh nghiệp có số lượng xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, đứng vào Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu mạnh ở Việt Nam.

Có được kết quả như trên là nhờ những nỗ lực mà công ty đã đầu tư vào hoạt động xuất nhập khẩu. Bảng số liệu trên cho thấy tình hình xuất khẩu của công ty có tăng trong thời gian từ năm 2004 – 2007. Cụ thể:

•Năm 2005 so với 2004 tăng 13,14% ứng với mức tăng 10,000,000USD

•Năm 2006 so với 2005 tăng 14,19% ứng với mức tăng 12,217,000USD

•Năm 2007 so với 2006 giảm 14,48% ứng với mức 14,148,000 USD

Sản phẩm chủ lực của công ty trước đây của công ty là áo sơ mi có chiều hướng giảm về số lượng, năm 2006 giảm 25% so với năm 2005 và mặt hàng quần, áo jaket lại có xu hướng tăng 200%. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của công ty có giảm 14,48% do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có

nhiều biến động. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, EU đã xoá bỏ hạn ngạch cho dệt may của Việt Nam đồng thời có nhiều ưu đãi về thuế quan cho xuất khẩu hàng may mặc của nước ta. Tuy nhiên, do Việt Nam mới gia nhập WTO nên những hợp đồng xuất khẩu của toàn ngành có giảm sút so với cùng kỳ năm 2006 là 15%, hầu hết các nhóm hàng tăng trưởng không đáng kể hoặc có giảm sút.

Bảng II.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2004 – 2007

Đơn vị: 1000USD Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (2)/(1) (%) (3)/(2) (%) (4)/(3) (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Kim ngạch XK 76,067 86,067 98,284 84,10 113,14 114,19 85,52 Kim ngạch NK 47,414 46,471 54,512 53,54 98,01 117,30 98,24

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần May 10)

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu của công ty cũng có sự biến động lớn trong thời gian qua. Cụ thể:

•Năm 2005 so với năm 2004 giảm 1,99 % ứng với 943,000USD

•Năm 2006 so với năm 2005 tăng 17,3% ứng với 8,041,000 USD

•Năm 2007 so với năm 2006 giảm 1,76% ứng với 90,000USD Kim ngạch nhập khẩu của công ty những năm qua nhìn chung vẫn cao so

kim ngạch xuất khẩu. Công ty chủ yếu nhập các máy móc thiết bị và công nghệ, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu và gia công. Nhập khẩu trung bình gấp 1,8 lần so với xuất khẩu. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi theo xu hướng giảm đi. Vì kế hoạch hoạt động của công ty là tích cực lấy nguyên liệu nội địa giá rẻ, chất lượng cao. Kế hoạch năm 2008 công ty đặt ra là giảm nhập khẩu xuống còn 58,980,000USD.

Một phần của tài liệu 221 Hoàn thiện chiến lược marketing bán buôn sản phẩm thuốc lá Vinataba của Công ty Thương Mại Thuốc Lá (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w