Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên:

Một phần của tài liệu td566 (Trang 57 - 59)

- Bao bì cần chú trọng cao đến chức năng bảo vệ: Bao bì phải được thiết kế làm sao bảo vệ được sản phẩm bên trong một cách an toàn nhất Khách hàng ưa thích

6. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ công nhân viên:

công nhân viên:

Quá trình đa dạng hóa sản phẩm của công ty gắn liền với quá trình đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào trong quy trình sản xuất mới, tin học hoá, tự động hoá được áp dụng rỗng rãi trong quản lý sản xuất và kinh doanh. Do đó, tăng cường đào tạo nhân viên, cập nhật kiến thức, kỹ năng và công nghệ chính là một chính sách cần thiết để công ty tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trước hết, công ty cần phải chú trọng tới việc nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của công tác đào tạo bồi dưỡng, đồng thời đầu tư thoả đáng về chế độ của giáo viên, học viên, phát huy các nguồn lực trong và ngoài công ty để tạo lực tổng hợp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần giúp công ty phát triển bền vững, ổn định.

+ Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, hình thức đào tạo có thể là: cử đi học để nâng cao năng lực chuyên môn.

+ Đối với đội ngũ kỹ thuật viên: cần hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho người học như: học phí, tài liệu... không phụ thuộc người đó là hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn tại công ty và thâm niên công tác nhiều hay ít.

+ Đối với công nhân: tổ chức đào tạo tại chổ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công nhân tại đơn vị.

+ Đối với các nội dung đào tạo có tính bổ trợ như: tin học, ngoại ngữ công ty nên hỗ trợ các điều kiện học thuận lợi như: phòng máy, phòng nghe, giáo viên,... và không thu học phí người học. Công ty cũng nên bố trí lại lịch làm việc hợp lý để khuyến khích người học chủ động tự thu xếp thời gian để theo học.

- Xây dựng chính sách khen thưởng để khuyến khích người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị. Đồng thời có biện pháp xử lý đối với những cán bộ công nhân viên không có ý thức học tập vươn lên để đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

- Tăng cường sự liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo:

+ Liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nhằm phát triển mô hình đào tạo tại các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng. Đây là mô hình đào tạo rất tiết kiệm và hiệu quả.

+ Liên kết chặt chẽ với các trường nghề, cao đẳng, đại học nhằm thu hút các học viên, sinh viên giỏi thông qua các chương trình nhận sinh viên thực tập, cấp học bổng tài năng trẻ… nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác đào tạo của công ty không nên bó hẹp trong phạm vi nội bộ mà cần tập trung mở rộng liên kết về đào tạo với các trường, viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài ngành, cả nước và nước ngoài. Việc này sẽ giảm gánh nặng đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và đội ngũ giáo viên, những yếu tố không phải là thế mạnh của Công ty trong đào tạo. Trong khi các trường, các viện, trung tâm

nghiên cứu cần người học và cần cơ sở nhà xưởng, công việc thực hành thực tế thì đây là yếu tố mà Công ty hoàn toàn có thể đáp ứng được.

- Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

- Tạo ra bầu không khí dân chủ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa những người quản lý, lãnh đạo với người lao động, giữa những người lao động với nhau để người lao động cảm nhận được sự tôn trọng và phát huy hết mọi tiềm năng của mình.

- Xây dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp, tạo ra những dấu ấn đặc trưng cho doanh nghiệp như tính dân chủ, ý thức tập thể, sự quan tâm và có ý thức trách nhiệm với nhau trong công việc. Điều đó vừa góp phần nâng cao chất lượng phục vụ và ý thức trách nhiệm của người lao động.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khoẻ, có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho nhân viên. Việc làm này sẽ giúp cho nhân viên có một sức khoẻ tốt để họ tận tình với công việc và cảm thấy doanh nghiệp quan tâm nhiều đến mình.

Một phần của tài liệu td566 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w