Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay doc (Trang 56 - 61)

Những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua là do những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, tư duy về giáo dục và đào tạo còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước, cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế-xã hội và giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế.

Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới, chưa cụ thể hoá kịp thời và đầy đủ trong việc hoạch định một số chính sách để thực hiện tốt các qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cũng chưa nhận thức một cách đầy đủ để có giải pháp đối với những vấn đề mới nảy sinh trong mối quan hệ giữa kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động; giữa việc mở rộng qui mô trường, lớp giữa các vùng miền với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo; giữa việc đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân và khả năng hạn hẹp của nền kinh tế địa phương; giữa đầu tư của Nhà nước với đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hoá giàu nghèo và yêu cầu bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo.

Thứ hai, cơ chế quản lý về giáo dục và đào tạo chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn nặng tính quan liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ, kinh nghiệm chủ nghĩa. Công tác xây dựng và thực hiện qui hoạch, kế hoạch về giáo dục-đào tạo còn nhiều bất cập.

Hệ thống chính sách về giáo dục và đào tạo chưa kịp thời được bổ sung, hoàn chỉnh và còn thiếu hiệu lực. Việc đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước còn dàn trải, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo; trong khi đó việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục còn phiến diện, chưa có chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội. Chính sách về học phí có nhiều điểm chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, dẫn đến tình trạng có một số địa phương và nhà truờng đặt ra quá nhiều khoản thu, gây bức xúc trong xã hội.

Công tác chỉ đạo điều hành còn nhiều yếu kém, bất cập. Các cấp chính quyền ở nhiều địa phương vẫn còn thiếu chủ động trong việc thực hiện các chủ trương và giải

quyết các vấn đề cụ thể về giáo dục và đào tạo, chưa quan tâm đầy đủ trong việc khắc phục bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. Quản lý của ngành giáo dục và đào tạo ở các địa phương đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập còn lúng túng, một mặt chưa tạo điều kiện để các trường phát triển, mặt khác chưa ngăn chặn kịp thời tình trạng lơị dụng chính sách xã hội hoá về giáo dục nhằm thu lợi bất chính.

Thứ ba, trình độ kiến thức, năng lực nghiệp vụ của một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục còn những mặt hạn chế nhất định. Một số cơ quan quản lý giáo dục ở các cấp chưa làm tốt chức năng tham mưu với các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, nhất là về mặt quản lý nhà nước, nên còn thiếu những chủ trương, biện pháp cụ thể, thiết thực và kịp thời để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà được tiếp tục ổn định và phát triển hơn nữa.

Sự phối hợp trong quản lý giữa các cấp quản lý giáo dục và đào tạo với các ban ngành liên quan, cũng như sự phối hợp giữa nhà truờng với gia đình và xã hội có lúc chưa chặt chẽ; tình trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn, thiếu thốn và lạc hậu. Việc chấp hành các qui định về chế độ công tác, thực hiện lề lối làm việc trong cơ quan quản lý giáo dục cũng như trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác chưa thật nghiêm túc; có nơi còn có hiện tượng buông lỏng quản lý về cơ sở vật chất, tài chính. Việc xử lý kỷ luật đối với các vi phạm những qui định trong hoạt động giáo dục và đào tạo còn chậm, chưa triệt để.

Thứ tư, bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu đã nêu trên, cần kể đến các nguyên nhân khách quan làm tăng thêm các yếu kém, bất cập của lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định, đó là: Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục-đào tạo và trình độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh còn có những hạn chế. Địa hình một số nơi trong tỉnh có nhiều phức tạp, đặc biệt là các vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... còn những khó khăn về nhiều mặt, nhất là về kinh tế. Kinh phí của tỉnh dành cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế so với yêu cầu hoạt động.

Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn còn chi phối nặng nề việc dạy, học và thi cử ở tất cả các cấp học, ngành học. Thái độ chưa coi trọng các trường ngoài công lập đã làm hạn chế việc đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục-đào tạo. 2.2.4.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn

Từ thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, phải nhận thức đúng đắn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, nắm bắt được những nội dung, tư tưởng và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, văn bản pháp luật của Quốc hội, văn bản pháp qui của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo một cách kịp thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc và vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương; phải đề ra được những chính sách, cơ chế thực hiện phù hợp để thu hút đông đảo cơ quan nhà nước, các tổ chức, cán bộ và nhân dân tích cực tham gia việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định.

Hai là, phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, tăng cường sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền nhằm huy động mọi nguồn lực của địa phương, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành công tác thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, phải tạo ra được sự hưởng ứng chung , nâng cao trách nhiệm của cộng đồng nhằm thực hiện chu đáo những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, làm cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Ba là, luôn quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, lương tâm nghề nghiệp trong sáng, là lực lượng nòng cốt trong thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bốn là, phải thường xuyên tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tăng cường sự kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Xử lý kịp thời và nghiêm minh những vi phạm trong thực hiện pháp luật, thường xuyên và kịp thời tổ chức công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.

Năm là, luôn quan tâm phát huy truyền thống hiếu học, tích cực khắc phục những khó khăn, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại; tập hợp và động viên sức mạnh của cộng

đồng xã hội, huy động mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện nghiêm túc pháp luật về giáo dục và đào tạo. Phát động rộng rãi, duy trì thường xuyên phong trào “dạy tốt, học tốt”, “kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”, và các phong trào khác trong nhà trường, làm tốt công tác phối hợp đối vối các ban ngành, đoàn thể ở địa phương cũng như đối với gia đình người học và xã hội trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo.

Kết luận chương 2

Từ việc nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua cho thấy những nội dung của pháp luật về giáo dục và đào tạo đã được tổ chức thực hiện khá nghiêm túc và có tác dụng tốt trong đời sống xã hội, góp phần ngăn ngừa, hạn chế những vi phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo, tích cực, chủ động đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình Định ổn định và phát triển, có những bước tiến đáng kể so với các tỉnh lân cận trong khu vực.

Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định. Một số nội dung của pháp luật về giáo dục và đào tạo chưa được bảo đảm thi hành có hiệu quả trong đời sống xã hội; các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo một cách phù hợp với những đặc thù của địa phương.

Để bảo đảm việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay, cần có những giải pháp thích hợp để củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động về giáo dục và đào tạo. Trước hết cần phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo trong thời gian qua; nhận thức sâu sắc và đúng đắn những quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; tích cực trong việc đề ra những giải pháp thực hiện phù hợp nhằm đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Định được tiếp tục phát triển trong thời gian đến.

Chương 3

Các giảI pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình định hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay doc (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)