THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 42 - 46)

ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK.

1. Khái quát về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Techcombank.1.1. Các phương thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Techcombank. 1.1. Các phương thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại ngân hàng Techcombank.

Các phương thức đảm bảo bằng tài sản được áp dụng đối với Khách hàng thực

hiện các giao dịch có tài sản bảo đảm tại Techcombank như sau: - Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của Khách hàng;

- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba;

- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. (4)

1.1.1 Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. thứ ba.

Techcombank cho phép khách hàng vay tiền với tài sản bảo đảm là tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc thuộc sở hữu của bên thứ ba: “Khách hàng phải cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm (sau đây gọi tắt là tài sản bảo đảm) thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Techcombank, trừ trường hợp khách hàng được Techcombank đồng ý thực hiện các giao dịch không cần có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.” (Quy chế về bảo đảm bằng tài sản tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam)

Việc lựa chọn áp dụng phương thức bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba được Techcombank và khách hàng thỏa thuận.

Techcombank có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm tài sản bảo đảm cũng như lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng.

___________________________

(4) Quy chế về đảm bảo bằng tài sản của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Ban hành kèm theo quyết định số 238/QĐ-HĐ ngày 23/02/2001 của Chủ tịch Hội Đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam)

BLDS 2005 không quy định thế nào là “bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba”. Biện pháp “bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba” được hiểu chính là việc khách hàng vay tại ngân hàng, TCTD sử dụng tài sản của bên thứ ba để cầm cố, thế chấp. Mối quan hệ ba bên gồm khách hàng vay, ngân hàng và bên thứ ba được hiểu là mối quan hệ bảo lãnh chung và bên thứ ba được gọi là bên bảo lãnh. Mối quan hệ giữa bên thứ ba (bên bảo lãnh) với ngân hàng lại được thể hiện thông qua hợp đồng bảo đảm tài sản. Chính vì vậy, bản chất của biện pháp “bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba” chính là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cầm cố, thế chấp tài sản của mình để bảo đảm khoản nợ của khách hàng vay (bên được bảo lãnh) với ngân hàng (bên nhận bảo lãnh).

Cần xác định rõ bản chất của biện pháp “bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba” bởi lẽ hậu quả pháp lý của “bảo lãnh” và “bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba” là khác nhau:

- Bảo lãnh: BLDS 2005 quy định “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh), sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh (điều 369 BLDS 2005)

- “Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba”: khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản đã cam kết của mình ra để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Trong mọi trường hợp, phạm vi thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh chỉ nằm trong khối tài sản đã cam kết trong hợp đồng đã ký trước đó giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa khách hàng vay, bên thứ ba và ngân hàng

(1): Quan hệ dân sự (Hợp đồng dân sự) (2): Quan hệ tín dụng (Hợp đồng tín dụng)

(3): Quan hệ bảo lãnh (Hợp đồng cấm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba)

1.1.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Tài sản hình thành từ vốn vay chính là tài sản hình thành trong tương lai, có được từ việc khách hàng đầu tư khoản vốn vay của mình.

Techcombank lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay khi cho vay các khoản vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, nếu khách hàng và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện sau:

Đối với khách hàng:

- Có tín nhiệm với Techcombank trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Đối với trường hợp vay vốn lần đầu, khách hàng có uy tín về khả năng sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa có chất lượng trên thị trường; hoặc khách hàng có khả năng khai thác có hiệu quả tài sản phục vụ đời sống.

Khách hàng vay(Bên được bảo lãnh) (Bên được bảo lãnh)

Bên thứ ba(Bên bảo lãnh) (Bên bảo lãnh) Ngân hàng (Bên nhận bảo lãnh) 1 2 3

- Có khả năng tài chính và có các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu được trong thời hạn vay vốn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Techcombank.

- Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

- Có mức vốn tự có (vốn của chủ sở hữu) tham gia vào dự án đầu tư và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng phương thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba đáp ứng được điều kiện đã quy định của Techcombank.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay:

Tài sản hình thành từ vốn vay dùng bảo đảm vay phải xác định được: - Quyền sở hữu của khách hàng.

- Phải xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản. - Tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp.

Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiềm, thì khách hàng phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.

1.2. Xử lý TSBĐ để thu hồi nợ tại ngân hàng Techcombank 1.2.1. Nguyên tắc xử lý TSBĐ 1.2.1. Nguyên tắc xử lý TSBĐ

Việc xử lý TSBĐ tại ngân hàng Techcombank được thực hiện theo quy định chung của pháp luật và các quy định riêng của ngân hàng Techcombank.

Nguyên tắc xử lý TSBĐ:

a/ Việc xử lý TSBĐ thực hiện theo đúng thỏa thuận giữa Techcombank và bên bảo đảm tại các văn bản:

- Hợp đồng bảo đảm đã ký kết

- Các biên bản, văn bản làm việc với bên bảo đảm trong quá trình thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm

- Văn bản ủy quyền/cam kết của bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm - Các văn bản thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật

b/ Trường hợp Techcombank không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với bên bảo đảm về phương án xử lý tài sản thì tài sản được bán đấu giá theo quy định

của pháp luật, trừ trường hợp tài sản bảo đảm có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì được trực tiếp bán.

c/ Việc xử lý TSBĐ phải tuân thủ quy định tại văn bản “Hướng dẫn về việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ” (sau đây gọi tắt là HD-XLTSBĐ), Quy trình xử lý nợ xấu và các quy định hiện hành của pháp luật.

d/ Việc xử lý TSBĐ phải thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Techcombank, bên bảo đảm và các bên tham gia giao dịch bảo đảm khác (nếu có)

1.2.2 Phương thức xử lý TSBĐ

a/ Trường hợp thỏa thuận với bên bảo đảm về phương thức xử lý TSBĐ thì

Techcombank tiến hành thỏa thuận một trong các phương thức sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Techcombank (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w