3. Sự liên kết giữa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đối tác ông
4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doan h( hiệu quả kinh doanh, số lượng
2017 - 2019 ) của khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản)
4.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan
Tình hình lượt khách
-Qua kết quả nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu thì tình hình lượt khách của khách được thể hiện qua bảng:
Bảng 1: Số lượt khách của khách sạn năm 2017 - 2019
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Sốlượt Tỷ lệ (%) Sốlượt Tỷ lệ (%) Sốlượt Tỷ lệ (%) Khách quốc tế 1802 7,88 1910 8,05 2140 8,24 Khách nội địa 21046 92,12 21822 91,95 23822 91,76 Tổng cộng 22848 100 23732 100 25962 100
(Nguồn: Bộ phận kế toán – tài vụ)
=>Qua bảng : Số liệu về số lượt khách của khách sạn từ năm 2017 – 2019 ta thấy sốlượt khách của khách sạn tăng qua các năm, số lượt khách nội địa chiếm tỷ trọng cao và là thịtrường khách chính của khách sạn. Cụ thể là
- Năm 2017, tổng số lượt khách của khách sạn là 22.848 lượt, trong đó số lượt khách quốc tế là 1.802 lượt chiếm 7,88 %. Số lượt khách nội địa là 21.046 lượt, chiếm 92,12 %
- Năm 2018, tổng lượt khách của khách sạn là 23.732 lượt , trong đó lượt khách quốc tế là 1.910 lượt chiếm tỷ trọng 8,05 % tăng 0,17% so với năm 2017 tăng 108 lượt khách. Sốlượt khách nội địa là 21.822 lượt chiếm 91,95% tăng 776 lượt khách nhưng với tỷ trọng giảm 0,17%
- Năm 2019 tổng sốlượt khách của khách sạn là 25.962 lượt, tăng 2.230 lượt khách so với năm 2018. Cụ thể sốlượt khách quốc tế là 2.140 lượt chiếm 8,24 % tăng 0,19 % so với năm 2018 tương ứng với 230 lượt khách. Khách nội địa là 23.822 lượt khách tăng 2.000 lượt khách, chiếm 91,76%
- Trong 3 năm thì tổng lượng khách là 72.506 lượt khách, trong đó tổng lượng khách nội địa là 66.690 lượt khách, tổng lượng khách quốc tế là 5.852 lượt khách. Sốlượng khách cao nhất là vào năm 2019
Nhìn chung lượt khách nội địa và khách quốc tế qua 3 năm đều tăng nhưng thị trường khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số lượt khách của khách sạn
Cơ cấu doanh thu
- Qua điều tra, thu thập thông tin từ phòng tài chính – kế toán thì cho thấy cơ cấu doanh thu của khách sạn được thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017 – 2019
Khoản mục 2017 2018 2019 Doanh thu khách sạn 68.592.000.000 71.244.000.000 77.934.000.000 Doanh thu nhà hàng 40.230.000.000 42.569.000.000 45.102.000.000 Doanh thu từ dịch vụ bổ sung 1.124.000.000 1.243.000.000 1.362.000.000 Tổng doanh thu 109.946.000.000 115.056.000.000 124.398.000.000
(Nguồn: Bộ phận kế toán – tài vụ)
Dựa vào bảng ở trên ta thấy tổng doanh thu năm 2019 tăng mạnh so với 2 năm trước đó, cụ thể là so với năm 2018 tổng doanh thu tăng 5.110.000.000 đồng so với năm 2017. Tổng doanh thu 2019 tăng mạnh so với năm 2018 ,
doanh thu năm 2019 là 124.398.000.000 đồng tăng 9.342.000.000 đồng so với năm 2018.
Tốc độtăng trưởng có sự chênh lệch khá lớn giữa giai đoạn 2017 – 2018 và giai đoạn 2018 – 2019
Doanh thu từ khách sạn
Nguồn khách chiếm phần lớn là khách nội địa trong đó bao gồm khách lẻ, khách đoàn và khách quốc tế chiếm tỷ lệ thấp hơn. Có thể thấy doanh thu trong vong 3 năm có sự chênh lệch . Năm 2017 với doanh thu là 68.592.000.000 đồng đến năm 2018 tăng lên 71.244.000.000 đồng, tăng 2.652.000.000 đồng tức 3,87%. Năm 2019 doanh thu tăng mạnh từ 71.244.000.000 đồng (2018) lên 77.934.000.000 đồng (2019) tăng 6.690.000.000 đồng tức tăng 9,75%. Khách sạn không ngừng đổi mới cách bố trí phòng, các trang thiết bị cũng như cách phục vụ của nhân viên, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao làm hài lòng khách hàng
Doanh thu từ nhà hàng
Nguồn khách chử yếu của nhà hàng một phần là khách ợ tại khách sạn. Nhà hàng còn kinh doanh tiệc cũng như nhận tổ chức các hội nghị, hội thảo nên doanh thu cũng tăng lên
Năm 2017 doanh thu của nhà hàng là 40.230.000.000 đồng đến năm 2018 là 42.569.000.000 đồng, tăng 2.339.000.000 đồng tương ứng với 5.8% . Năm 2019 doanh thu tăng tên 2.533.000.000 đồng
Nhà hàng không ngừng đổi mới thực đơn, phục vụ chu đáo tận tình cho khách hàng
Doanh thu từ dịch vụ bổ sung
Cũng tăng lên qua các năm từ năm 2017 là 1.124.000.000 đồng đến năm 2019 là 1.362.000.000, tăng 238.000.000 đồng
=> Tổng doanh thu trong 3 năm là 349.400.000.000 trong đó tổng doanh thu từ khách sạn ( lưu trú) là cao nhất và tổng doanh thu cao nhất là năm 2019
4.2.2. Công tác bảo vệ môi trường, sinh thái cảnh quan của khách sạn
Yuhikaigan
- Khách sạn đã thiết kế hệ thống xử lý rác thải khép kín đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh khách sạn, bể lọc rác. Phân loại rác, thu gom thức ăn thừa, túi ni lông, rác thải trong khu vực nhà bếp đưa vào đúng nơi quy định
- Trong khu vực nhà hàng của khách thì vệsinh đảm bảo chất lượng, an toàn - Do thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, sinh thái cảnh quan nên khách sạn lúc nào cũng thoáng đãng, sạch sẽ, tạo sựtin tưởng cho khách hàng
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch của khách sạn Yuhikaigan
4.3.1. Chiến lược phát triển và tầm nhìn
- Hiện nay thì đang có rất nhiều khách sạn được xây dựng nên cạnh tranh lẫn nhau. Khách sạn muốn đứng vững được thì phải đưa ra các chiến lược phát triển hợp lý để cạnh tranh được trên thịtrường
- Chiến lược đầu tư chiều sâu: Chiến lược đầu tư cho khách sạn, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Do nhu cầu tăng cao của khách du lịch nên khách sạn phát triển khá mạnh về qui mô, số lượng, và chất lượng, đáp ứng đẩy đủ nhu cầu của khách du lịch từ cao cấp đến bình dân. Đa dạng hóa sản phẩm trong khách sạn
4.3.2. Chiến lược quảng bá, marketing và khuyến mại
- Khách sạn Yuhikaigan đã thực hiện chiến lược quảng bá bằng cách đăng ký bán phòng trên các website đặt phòng phổ biến, thuận lợi cho việc giao dịch, khách hàng không cần phải trực tiếp đến khách sạn đặt phòng nữa
- Đăng tin quảng cáo trên các trang báo online, nhằm giới thiệu quảng bá khách sạn được nhiều người biết đến, thu hút được thêm nhiều khách hàng mới
- Khách sạn đã đăng những thông tin khuyến mãi quảng cáo trên các trang báo mạng có nhiều người đọc. Đặc biệt vào mùa du lịch, đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động quảng cáo này để khẳng định thương hiệu và tăng sức cạnh tranh của khách sạn trên thị trường.
- Khách sạn Yuhikaigan đã thực hiện tiếp thị quảng bá thông qua mạng xã hội: Xây dựng content marketing và quảng bá trên các các trang mạng xã hội như Facebook, Line.. giúp thắt chặt mối quan hệ với nhóm khách hàng mục tiêu. Thu hút và lan tỏa những thông tin hữu ích, giúp nhiều người biết đến và tiếp cận tương tác với khách sạn
-Ngoài ra khách sạn còn sử dụng email riêng theo tên thương hiệu của khách sạn:Có hệ thống email chuẩn theo tên miền riêng của khách sạn, mục đích cho khách hàng dễ dàng nhớ và liên hệ giao dịch vớ khách sạn, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
- Hầu hết các khách sạn đều rơi vào tình trạng vắng khách trong mùa thấp điểm và đông khách trong mùa cao điểm và khách sạn Yuhikaigan cũng không ngoại lệ, khi gặp tình trạng này khách sạn Yuhikaigan sẽ thực hiện chương trình khuyến mãi theo mùa, kết hợp giảm giá với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơntheo các chương trình khuyến mãi bao gồm;
Khuyến mãi theo chủ đề: thực hiện các chương trình khuyến mãi theo những chủ đề nhất định, dành riêng cho từng đối tượng cá nhân như: nhân dịp sinh nhật khách hàng, dành cho cặp đôi mới cưới đang hưởng tuần lễ trang mật, hoặc một ngày kỷ niệm nào đó đáng nhớ trong đời mỗi người,…
Chương trình khuyến mãi dựa vào sựkiện
Các sự kiện này bao gồm: các lễ hội âm nhạc, nghệ thuật, các sự kiện lễ tết hoặc Giáng sinh, trung thu, chờ du lịch, các sự kiện thể dục thể thao,… giảm giá khi đặt phòng, điều chỉnh trải nghiệm khách sạn để phù hợp với các sự kiện, tạo mức giá đặc biệt cho khách hàng
Chương trình khuyến mãi cho các đối tác: Đối các đối tác của khách sạn thì khách sạn là để cho một mức giá ưu đãinhất, trải nghiệmtốt nhất cho các đối tác khi đến với khách sạn
4.3.3. Giá cả và chất lượng dịch vụ
- Các khách sạn 3 sao ở Nhật Bản thì giá phòng cũng như chất lượng phục vụ cũng tương đương nhau, và giá phòng và các trang thiết bị, vật dụng của khách sạn được thể hiện qua bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Bảng giá phòng Loại phòng Số
lượng Giá phòng Tiện nghi
Phòng kiểu phương Tây (phòng Vip Tầng 4) 05 20000 yên (4 triệu)
2 giường đơn, 1 giường bằng ghế sofa, TV truyền hình cáp, máy hút ẩm, điều hòa, điện thoại bàn, đồ ngủ, nước nóng, bồn tắm, áo tắm, trà.. Phòng kiểu phương Tây (phòng thường) 15 15000 yên (3 triệu)
2 giường đơn, 1 giường bằng ghế sofa, và cả ngủ trên thảm, TV truyền hình cáp, điều hòa, điện thoại bàn, đồ ngủ, nước nóng, bồn tắm, áo tắm, trà..tuy nhiên không có máy hút ẩm Phòng kiểu
Nhật
28 15000 yên (3 triệu)
5 thảm đệm, 5 chiếc gối, 5 cái chăn, TV truyền hình cáp, điều hòa, điện thoại bàn, đồ ngủ, nước nóng, bồn tắm, áo tắm, trà..
(Nguồn: Bộ phận lễ tân)
- Khách sạn có đội ngũ nhân viên được đào tạo, có trình độ.
- Chất lượng dịch vụ đạt ở mức tương đối tốt, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng
- Nhân viên nhiệt tình, thái độ phục vụ rất tốt, chu đáo, quan tâm đến khách hàng
4.3.4. Đội ngũ nhân viên
- Khách sạn Yuhikaigan có tổng cộng 34 người và mỗi người được phân công, có trách nhiệm với từng nhiệm vụ cụ thể và được thể hiện qua Sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức các bộ phận trong khách sạn Yuhikaigan
Cơ cấu tổ chức,nhiệm vụ các phòng ban
*Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc khách sạn : là người có quyền quyết định và chịu trách nhiêm chung đối với mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn trước pháp luật.
- Phó giám đốc: do giám đốc bổ nhiêm, thay mặt giám đốc quản lí các bộ phận dưới quyền, nắm bắt, kịp thời báo cáo cho giám đốc và cùng giám đốc xử lí công việc, giúp cho các bộ phận thực hiện thêo đúng các mục đích, mục tiêu đã đề ra.
- Phòng kế toán tài vụ: 2 nhân viên . Giúp giám đốc quản lí về mặt tài chính, tiền lương, thưởng… chịu trách nhiệm về tình hình thu, chi, xuất kho, nhập kho, hạnh toán lãi, lỗ từmg tháng và xử lí thông tin về mặt tài chính.
Phó giám đốc Bộ phận kế toán tài vụ Bộ phận tiếp tân Bộ phận buồng Hành chính nhân sự Bộ phận nhà bếp Bộ phận nhà hàng Bộ phận bảo vệ kỹ thuật Giám đốc
-Bộ phận tiếp tân: 3 nhân viên. Chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề có liên quan đến việc thuê phòng và đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng từ khi khách đến cho tới khi khách dời khỏi khách sạn. tổ chức sắp xếp các công việc và cung cấp cho khách các thông tin cần thiết trong thời gian họ lưu trú tại khách sạn . Là bộ mặt của khách sạn , bộ phận lễ tân được phân công 3 ca / 1 ngày .
-Bộ phận buồng: 10 nhân viên. Thường xuyên theo dõi tình hình buông phòng của khách sạn như trang thiết bị vệ sinh buông phòng.
- Hành chính nhân sự: 3 nhân viên. Giải quyết các vấn đề hành chính và điều phối phâncông công việc cho nhân viên trong khách sạn
- Bộ phậnnhà bếp: 5 nhân viên, chế biến đồ ăn cho khách
- Bộ phận nhà hàng: 7 nhân viên, Phục vụ nhu cầu ăn uống của khách - Bộ phận bảo vệ, kỹ thuật: 2 nhân viên theo dõi, sửa chữa, thay thế kịp thời các trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo mọi thứ hoạt động trong tình trạng tốt nhất, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự trong khách sạn,theo dõi kiểm tra các qui định trong khách sạn đề ra.
- Các nhân viên trong khách sạn đều được đào tạo, có trình độ, là những người có thái độ nhiệt tĩnh, nghiêm túc trong công việc, cách ứng xử lễ phép, có nguyên tắc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của khách sạn, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi
4.3.5. Văn hóa ẩm thực vùng miền
Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng cầu kỳ và đề cao phép tắc trong chào hỏi, ăn uống và giao tiếp
-Là sự giao thoa của nhiều nền ẩm thực
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bày trí mỗi món ăn. Sự nổi bật này được hình thành từ sự pha trộn một cách tinh tế và hài hòa giữa món ăn Nhật với các món ăn Trung Quốc và phương Tây.
Điều này giải thích cho lý do vì sao đôi khi trên bàn ăn của người Nhật lại có thêm xúc xích, bánh mì hay thói quen uống cà phê vào buổi sáng.
- Triết lý ẩm thực theo quy tắc “tam ngũ”
Hầu hết các món ăn Nhật đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”, đó là: Ngũ vị:ngọt - chua - cay - đắng - mặn
Ngũ sắc:trắng - vàng - đỏ - xanh - đen Ngũ pháp:sống - ninh - nướng - chiên - hấp
Hình 12: Các món ăn Nhật đều tuân theo quy tắc tam ngũ là ngũ vị - ngũ sắc - ngũ pháp
Trong nấu nướng, các món ăn Nhật hầu như không sử dụng gia vị, họ chủ yếu tận dụng hương vị tự nhiên sẵn có trong các thành phần món ăn như cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành.
-Ý nghĩa văn hóa của các món ăn
Mỗi món ăn Nhật đều ẩn chứa một ý nghĩa đặc biệt thể hiện lời chúc tốt lành gửi đến người thưởng thức, chẳng hạn:
Món đậu phụ chúc sức khỏe
Món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui Món Sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng Món Tempura chúc trường thọ
Món tôm tượng trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ
Rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ
- Các món ăn thường ít calo nhưng đủ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng chuẩn ẩm thực Nhật Bản được gọi là “ichi ju san
sai”, nghĩa là “1 súp, 3 món, ăn với cơm”. Chế độ này được đặt ra bởi các võ
sĩ thời Muromochi. Trong ẩm thực Nhật Bản, bữa ăn không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ đậu nành, hải sản biển và rau củ,… tất cả đều rất ít calo nhưng mang lại rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
- Thứ tự một bữa ăn phục vụ khách Nhật
Các món ăn Nhật thường được sắp xếp và phục vụ theo trình tự:
Món khai vị với sashimi gồm mực, tôm, sò, cá ngừ, cá hồi sống,… được thái lát mỏng và xếp trên khay gỗ
Món súp miso
Món chiên hoặc nướng
Hải sản là Sushi ăn kèm với rau dưa Một bát cơm gohan
- Văn hóa trên bàn ăn
Người Nhật đề cao tính phép tắc và quy chuẩn trong cả các bữa ăn, cụ thể: Trước khi ăn, họ dùng thành ngữ “Itadakimasu” có nghĩa là “xin mời”,cũng hàm ý xin phép
Sau khi ăn, họ dùng thành ngữ “Gochiso sama deshita” có nghĩa là “cảm ơn vì món ăn ngon”
Khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác trước đến khi dốc cạn chai thì mới rót đến mình. Ngoài ra, người Nhật cũng dùng bia, rượu shochu trong bữa ăn
Người Nhật thường ưa chuộng các bát đĩa nhiều hoa văn và màu sắc