Sắp xếp cán bộ sau đào tạo và bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu td462 (Trang 68 - 69)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

3. Quy trình thực hiện công tác đào tạo tại Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội.

3.7. Sắp xếp cán bộ sau đào tạo và bồi dưỡng.

Cán bộ sau đào tạo bồi dưỡng tùy theo tình hình thực tế sẽ tiến hành sắp xếp bố trí lại công tác. Việc sắp xếp bố trí lại được tiến hành trên các cấp độ sau:

- Bố trí sắp xếp lại công việc trong phòng.

Bố trí sắp xếp lại công việc trong phòng có hai khả năng xảy ra: Bố trí cho cán bộ nhân viên mới tiếp nhận công việc, và bố trí cho những cán bộ

chính của phòng làm những công việc sau khi được đi đào tạo để nâng cao trình độ.

Việc thực hiện bố trí lại công việc trong phòng sẽ do trưởng mỗi phòng ban mà có cán bộ được cử đi đào tạo thực hiện. Sau khi đào tạo thì người lao động đã nắm được những kiến thức chuyên môn nhiệm vụ mới, do đó trưởng phòng sẽ giao việc mới cho họ, trên cơ sở những gì đã học và trên cơ sở sự hướng dẫn của cấp trên.

- Điều động bố trí sắp xếp lại công việc trong nội bộ các phòng trong chi nhánh Ngoại Thương Hà Nội.

Việc cử nhân viên đi đào tạo do cần thực hiện sự thuyên chuyển hay kiêm nhiệm một số vị trí, do đó cán bộ sau khi được đi đào tạo được bố trí sắp xếp lại công việc, mà sau khi đi đào tạo họ nhận được.

- Bổ nhiệm đề bạt cán bộ sau đào tạo và bồi dưỡng.

Mục đích của việc cử cán bộ đi đào tạo là để bổ nhiệm và đề bạt họ làm những công việc có tính chất phức tạp hơn, ở vị trí cao hơn. Do đó sau khi đi đào tạo về thì lãnh đạo Ngân hàng cần phải thực hiện việc này đối với đối tượng được đi đào tạo để thực hiện thăng chức.

Một phần của tài liệu td462 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w