ĐỊNH DANH NHỮNG SẢN PHẨM ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ NÔNG SẢN, THUỶ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh (Trang 90 - 98)

HỆ THỐNG TỪ NGỮ GỌI TÊN CHUNG 3.1.ĐỊNH DANH ĐỘNG VẬT

3.6.ĐỊNH DANH NHỮNG SẢN PHẨM ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ NÔNG SẢN, THUỶ

SẢN

Có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với nhiều loại lâm sản, thuỷ sản, nông sản quý hiếm cộng với sự khéo léo của mình, người Nam Bộ đã chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Các sản phẩm ấy không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, có mùi vị thơm ngon, có màu sắc hấp dẫn mà nó còn có tắnh thẩm mĩ trong cách trình bày. Vẻ đẹp của sản phẩm ấy thể hiện cả trong tên gọi của nó. Bởi vậy, tên những sản phẩm này là một nguồn ngữ liệu đáng được nghiên cứu.

* Nguồn ngữ liệu từ tài liệu [2], [65], [74] và điền dã.

* Số lượng đơn vị khảo sát: 90 tên gọi (trong đó, bánh kẹo: 61, mắm: 6, khô: 3, món ăn: 20). Cụ thể:

- Bánh kẹo (61):

+ Bánh bao ngọt, bánh bao nhân thịt, bánh bao chỉ, bánh bẻng, bánh bò, bánh bò bông, bánh bò trong, bánh cam, bánh căng, bánh chuối, bánh cồng, bánh cúng, bánh dừa, bánh đuông, bánh gai, bánh gói, bánh ắt (bánh ếch), bánh ắt ngọt, bánh ắt trắng,

bánh ắt trần, bánh ắt vặn, bánh kẹp, bánh khọt, bánh lọt, bánh neo (bánh quai chèo),

bánh nhúng, bánh ố, bánh phồng, bánh phồng khoai, bánh tằm, bánh tai heo, bánh tai yến, bánh tàn ong, bánh tét, bánh thuẫn,bánh tiêu,bánh tráng, bánh tráng nhúng, bánh ú, bánh ướt, bánh vòng, bánh xèo, bánh xếp, bánh bông lan, bánh bèo, bánh ghế, bánh giá, bánh hỏi, bánh cà na, bánh gia, bánh mè lấu...

+ kẹo thèo lèo, kẹo dừa, mè xửng (mè thửng)...

- Mắm (6): mắm bồ hóc, mắm sặc rằn, mắm cá linh; nước mắm cốt nhĩ, nước mắm hòn, nước mắm tàu (nước tương)...

- Khô (3): khô khoai, khô đuối, khô cá lóc...

- Món ăn (20): cá lóc nướng trui, dưa điên điển, kho quẹt, bún nước lèo, canh chua, bổi, bún tàu, hoành thánh, hủ tắu, mắm phệt, tàu thưng, lẩu, lạp xưởng, dầu cháo quẩy, cháo quẩy, tả pắn lù (tạp pắ lù), xôi vị, xu xoa, phá lấu...

3.6.1. Nguồn gốc

a) Thuần Việt

Đa số tên chỉ sản phẩm có nguồn gốc là từ thuần Việt: 78/ 90 (tỉ lệ 87%).

- Hoa: Vay mượn tên các sản phẩm đặc biệt là các món ăn, chủ yếu người Nam Bộ mượn từ tiếng Hoa như: tàu thưng (âm Phúc Kiến), hoành thánh, hủ tắu (cốc điều),

lẩu (lô), lạp xưởng (lạp trường), cháo quẩy (du chá quỷ), tả pắn lù (tạp bỉnh lô), thèo lèo (trà liệu), phá lấu...

- Khơme: mắm bò hóc, bánh cà na...

3.6.2. Cấu tạo

a) Tên đơn

Loại từ đơn rất hiếm trong tên chỉ sản phẩm. Chỉ có vài trường hợp: bổi (món nhậu), khô (chỉ các loại cá khô, thịt khô nói chung)...

b) Tên ghép

* Mô hình tên ghép chắnh phụ: Yếu tố chỉ loại (bánh, kẹo,

mắm, khô, món...)

Yếu tố phân biệt (theo đặc trưng)

Bậc 1 Bậc 2

Vắ dụ: khô khoai

bánh ắt ngọt * Ghép thêm các yếu tố phụ để cụ thể hoá loại chung, phân biệt các loại sản phẩm. Có khi phải phân biệt đến bậc 2.

Ghép bậc 2, loại này có 11/ 90 tên gọi (12%). Vắ dụ :

Bánh ắt Ờ ngọt Bánh bao Ờ chỉ

- trắng - ngọt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- trần Bánh bò Ờ bông

- vặn - trong

* Từ loại của các thành tố trong tên ghép: Trong 41 tên ghép, xác định từ loại của các từ tố, thì:

-Danh Ờ danh: 21/ 41 (chiếm 51 %): khô khoai, bánh tai yến, kẹo dừa... -Danh Ờ tắnh: 14/ 41 (chiếm 34 %): bánh ắt trắng, bánh ướt, dưa chua...

-Danh Ờ động: 6/ 41 (chiếm 14 %): bánh tét, bánh nhúng, bánh kẹp... Rõ ràng, khi định danh, người Nam bộ liên tưởng đến sự vật khác nhiều hơn.

3.6.3. Phương thức biểu thị

a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng định danh

Y u t ch lo i + ế ố ỉ ạ Đặc đi m c a đ i ể ủ ố t ngượ

Theo trình tự từ cao xuống thấp:

- Hình thức, hình dáng: 13/ 90 Ờ tỉ lệ 14% (bánh vòng, bánh bao chỉ, bánh

cồng, bánh ắt vặn, bánh quai chèo, bánh phồng, bánh tàn ong, bánh ú, bánh ắt trần, bánh tằm... ).

- Nguyên liệu: 9/ 90 Ờ tỉ lệ 10% (bánh chuối, bánh dừa, bánh phồng khoai, bánh phồng tôm,kẹo dừa...).

- Tắnh chất, đặc điểm: 8/ 90 Ờ tỉ lệ 9% (bánh bò trong, bánh ướt,bánh hỏi...). - Quá trình chế biến, động tác: 7/ 90 Ờ tỉ lệ 7,7% (bánh lọt, bánh nhúng, bánh tráng, bánh tráng nhúng, bánh xếp, bánh gói, bánh tét...).

- Màu sắc: 3/ 90 Ờ tỉ lệ 3,3% (bánh bò bông, bánh cam, bánh ắt trắng...) - Âm thanh: 2/ 90 Ờ tỉ lệ 2,2% (bánh xèo, bánh khọt...)

- Vị: 1/ 90 Ờ tỉ lệ 1,1% (bánh ắt ngọt...)

Những trường hợp sau không có lắ do hoặc chúng tôi chưa tìm được lắ do: bánh ắt, bánh bẻng, bánh căng, bánh ổ, bánh tai heo, bánh tai yến, bánh thuẫn, bánh tiêu, bánh trớn, bánh ỷ, bánh bông lan, bánh bèo, kẹo thèo lèo, hoành thánh, hủ tiếu...

Về tri nhận trong đặt tên cho các sản phẩm chế biến, người Việt ở Nam Bộ đã chú ý nhiều hơn đến đặc điểm hình thức/ hình dạng và nguyên liệu để làm ra sản phẩm. Sự tri nhận này cũng có sự khác nhau giữa người Nam Bộ và Bắc Bộ. Vắ dụ:

STT BẮC BỘ ĐẶC ĐIỂM NAM BỘ ĐẶC ĐIỂM 1 Bánh tai tượng Hình thức (Hán) Bánh tai heo Hình thức (Việt)

2 Bánh chưng Mục đắch (?) Bánh tét Động tác (ĐT)

3 Bánh đa Liên hệ lá đa (DT) Bánh tráng Quy trình (ĐT)

4 Bánh đa nem Mục đắch (DT) Bánh tráng nhúng Công dụng (ĐT)

5 Bánh cuốn Động tác (ĐT) Bánh ướt Tắnh chất (TT)

6 Bánh khoái (?) Bánh xèo Âm thanh (TT)

7 Chè đậu xanh Nguyên liệu (DT) Tàu thưng (Hoa)

Phương thức biểu thị dựa vào đặc điểm của sản phẩm chiếm 47,7% (43/90).

b) Tạo những tên đơn hoặc ghép thêm yếu tố võ đoán (hoặc chưa rõ lắ do) theo phương thức cấu tạo từ để tạo tên ghép

Vắ dụ: bánh sùng, bánh ổ, thèo lèo, xu xoa, hủ tắu, bánh quế, bánh căng, bổi... c) Vay mượn

Tên các sản phẩm chế biến thường được vay mượn từ ngôn ngữ của người Khơme, đặc biệt là của người Hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6.4. Ngữ nghĩa

- Tên các sản phẩm từ nông sản, thuỷ sản phản ánh đời sống ẩm thực tinh tế của người Nam Bộ; phản ánh nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, quý giá đặc trưng của vùng; phản ánh sự đoàn kết chung sống của các dân tộc anh em:

Kinh, Khơme, Hoa... trên vùng đất này.

- Tên còn thể hiện phương thức chế biến, nguyên liệu chế biến, sự khéo léo của người Nam Bộ mà đặc biệt là phụ nữ.

- Nghĩa tố chắnh trong yếu tố của tên ghép chắnh phụ hoặc tên đơn thường võ đoán (bánh, kẹo... ) nhưng cũng có khi có lắ do (khô khoai, khô cá lóc...). Nghĩa tố của các yếu tố phụ thường là hình thức/ hình dạng: hình thức của chắnh đối tượng (bánh vòng, bánh ú...) hoặc liên hệ đến các sự vật quen thuộc khác (bánh tai heo, bánh quai chèo...).

3.7. Tiểu kết

1- Trong hệ thống từ ngữ gọi tên chung thì từ thuần Việt chiếm tỉ lệ khá cao (trung bình khoảng trên 80%). Có mượn của Khơme, Hán - Việt, Hoa... nhưng không đáng kể và cũng không đồng đều (vắ dụ, từ ngữ chỉ công cụ và phương tiện vay mượn của người Khơme nhiều nhất, nhưng tên chỉ những sản phẩm chế biến thì lại mượn của người Hoa nhiều hơn...). Từ vay mượn phần lớn là từ đơn và là danh từ. ỘDanh từ dùng để gọi tên sự vật. Khi cái vật ấy mới đưa đến, địa phương không có tên gọi thì dĩ nhiên người ta sẽ gọi bằng cái tên vay mượnỢ [8; 104].

2- Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng, hoạt động trong hệ thống này phần nhiều là từ ghép, và hầu hết là ghép chắnh phụ, có loại hơn 98% (trừ đơn vị đo lường Ờ loại này đa số là từ đơn). Nhiều từ được cấu tạo ở dạng ghép chắnh phụ hai bậc (riêng tên đơn và tên ghép trong nhóm từ ngữ liên quan đến sông nước có tỉ lệ gần ngang nhau). Từ đơn đa số không lắ do hoặc chưa tìm thấy lắ do; ghép đa số có lắ do. Từ loại danh từ trong các thành tố ghép chiếm đa số.

3- Phương thức dựa vào đặc điểm đối tượng để đặt tên chiếm ưu thế. Chủ yếu dựa vào đặc điểm về hình thức/ hình dạng, màu sắc (ngoài đặc điểm này, nhóm từ chỉ sản phẩm chế biến còn được tri giác ở mặt nguyên liệu; từ ngữ sông nước lại chú ý đến

tắnh chất và hoạt động của dòng nước, con nước; từ chỉ công cụ - phương tiện đi lại thêm công dụng).

Mặc dù có tên gọi dùng lại của tiếng Việt toàn dân nhưng nhìn chung rất nhiều nhóm từ ngữ về tên chỉ sự vật chung được người Nam Bộ sáng tạo thêm (nhiều nhất là nhóm từ ngữ gọi tên động vật, thực vật, đơn vị đo lường)

4- Nghĩa tố phụ trong tên ghép chắnh phụ mang nghĩa bổ sung cho yếu tố chắnh về hình thức, hình dáng, màu sắc bên ngoài của đối tượng. Có trường hợp đồng nghĩa của tên gọi, tức là một đối tượng nhưng có hai tên (một tên trong ngôn ngữ toàn dân, một tên trong PNNB hoặc hai tên đều trong PNNB).

5- Những sự vật được định danh là những sự vật liên quan đến đời sống sông nước, môi trường nông nghiệp, mang dấu ấn văn hoá Nam Bộ.

Những cái tên chỉ sự vật chung phản ánh cuộc sống đủ đầy về vật chất, phong phú về tinh thần của người dân địa phương. Đó là những cái tên bình dị, mộc mạc, sống động đã biểu hiện tâm hồn, tắnh cách của con người đặt tên cho nó. Đúng như nhà báo Nguyễn Quang viết: Ộnhững từ gọi tên trái cây, sản phẩm riêng của một miền đất nước mà các miền khác không thể có được như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thơm, rạch, xáng, bà ba, xà lỏn v.v. Những từ này đi vào ngôn ngữ chung sẽ mãi mãi giữ nguyên cái ấn tượng, cái phong vị riêng và cả màu sắc biểu cảm riêng của chúng y như buổi ban đầu chúng ta được biết đếnỢ [66; 107].

KẾT LUẬN

Mục đắch đề ra của luận văn ở phần dẫn nhập là tìm hiểu về đặc điểm định danh từ vựng trong PNNB, đưa ra nhận xét bước đầu về những đặc điểm có tắnh quy luật trong định danh, chủ yếu là định danh sự vật của người Nam Bộ. Đến đây, chúng tôi có thể đưa ra một số nhận xét khái quát:

1- Người dân Nam Bộ sống trong một môi trường thiên nhiên nhiều ưu đãi (tuy không phải không có những khắc nghiệt). Đó là một môi trường cơ bản là sông nước.

Nơi đây có bạt ngàn rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn, nhiều tài nguyên về lâm sản, thuỷ hải sản, nhiều sản vật quý hiếm... Nông dân là thành phần chủ yếu của cư dân nơi đây. Nghề nghiệp phổ biến là nông nghiệp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân Nam Bộ có những điểm khác so với vùng khác của đất nước. Tâm hồn, tắnh cách con người phương nam cũng mang những nét rất riêng.

2- Xuất phát từ cơ sở lắ luận của định danh, xuất phát từ hiện thực đời sống của PNNB, luận văn cố gắng tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới định danh trong một số nhóm từ ngữ mang dấu ấn rất riêng của phương ngữ này. Luận văn tìm hiểu đặc điểm của PNNB, văn hoá Nam Bộ thông qua tìm hiểu đặc điểm tri nhận sự vật của người Việt ở Nam Bộ. Những khác biệt trong định danh giữa phương ngữ Bắc Bộ và PNNB chỉ có thể lắ giải được bằng nguyên nhân tâm lắ - xã hội, điều kiện địa lắ tự nhiên và nguyên nhân ngôn ngữ học.

Nghiên cứu định danh từ vựng chủ yếu nghiên cứu về xu hướng gọi tên, về đặc điểm cấu tạo, phương thức biểu thị của tên gọi và ngữ nghĩa của tên gọi.

Mối quan hệ giữa hiện thực và nghĩa mà từ biểu hiện là quan hệ có lắ do và không lắ do. Lắ do khách quan thường thấy trong từ ghép. Lắ do chủ quan thường xuất hiện trong các từ ngữ chỉ sự vật đơn lẻ, cá thể.

3- Do gốc rễ cư dân là lưu dân đến từ miền Bắc, miền Trung cho nên trong tiếng nói của người Nam Bộ còn lưu giữa nhiều dấu ấn của ngôn ngữ cội nguồn. Trong tiếng nói của họ còn có vốn từ ngữ mà chắnh họ sáng tạo ra hoặc vay mượn từ ngôn ngữ của dân tộc Khơme, Hoa, Chăm... anh em. Trong đó, vay mượn tiếng Khơme là nhiều nhất. Điều này phù hợp với sự phân bố dân cư trong vùng: người Khơme đông thứ hai sau người Việt. Tỉ lệ từ Hán Việt trong các tên gọi chỉ sự vật cá thể, đơn lẻ như tên khai sinh của người, các yếu tố Hán trong cấu tạo địa danh còn in đậm trong văn hoá Việt nói chung. Chọn nghĩa tốt đẹp của chữ để đặt tên được người dân địa phương rất chú trọng. Sự sáng tạo và vay mượn này góp phần làm phong phú, đa dạng thêm tiếng Việt toàn dân.

4- Những từ ngữ gọi tên sự vật chung ở Nam Bộ chủ yếu được cấu tạo theo kiểu ghép, cơ bản là ghép chắnh phụ và có những loại ghép hai bậc. Từ loại trong các yếu tố ghép chủ yếu là danh từ. Điều này chứng tỏ, khi tri nhận sự vật để đặt tên, người Nam Bộ thường hay liên hệ đến sự vật khác.

Tên riêng có xu hướng đa tiết hoá. Nếu yếu tố 3 trong địa danh chiếm tỉ lệ cao thì từ dùng làm tên đệm của tên khai sinh rất phong phú.

Nếu những từ chỉ địa hình tự nhiên như giồng, cù lao, xẽo... xuất hiện nhiều trong địa danh thì ỘthứỢ, út lại được người Nam Bộ thường dùng trong xưng hô hằng ngày.

5- Phương thức định danh trong PNNB nhìn chung giống phương thức định danh trong tiếng Việt toàn dân. Đó là phương thức ghép các yếu tố, vay mượn ngôn ngữ khác, dựa vào đặc điểm của đối tượng v.v. Tuy nhiên, điểm khác biệt, độc đáo trong định danh của PNNB là tên gọi sự vật mang đặc trưng vùng sông nước phong phú hơn, cách tri nhận của người phương nam chú ý đến hình thức, hình dạng, màu sắc, hoạt động... bên ngoài của đối tượng nhiều hơn. Ngoài ra, người Việt ở Nam Bộ còn chú ý đến đặc điểm mang tắnh đặc trưng của đối tượng (như: cấu tạo, công dụng trong tên phương tiện và công cụ sinh hoạt, sản xuất; nguyên liệu chế biến trong tên sản phẩm; tắnh chất dòng nước, con nước trong những cái tên liên quan đến sông nước...). Người Nam Bộ tạo ra những cái tên bằng cách thêm nghĩa cho từ toàn dân, hoặc đặt ra một cái tên khác với từ toàn dân (dẫn đến hiện tượng đồng nghĩa). Đặc biệt, có cách tạo ra tên mới bằng việc lấy âm thanh, công cụ, ngày công lao động... để tạo tên (như trong đơn vị đo lường) v.v.

6- Qua những tên riêng và tên chung, chúng ta có thể thấy phần nào hình bóng con người, cuộc sống, môi trường thiên nhiên, văn hoá và cả ngôn ngữ của vùng đất phương nam thân yêu của Tổ quốc.

Thiên nhiên chắnh là nhân tố làm cho vốn ngôn ngữ Nam Bộ thêm phong phú. Những cái tên về sự vật, hiện tượng tồn tại trong thiên nhiên, gần gũi với con người đã mang hơi thở của vùng đất mới lạ này.

Chủ nhân của vùng đất này là những con người trọng tình, trọng nghĩa. Cũng như người Việt nói chung, người Nam Bộ cần cù lao động, sống bình dị. Điều bình dị thể hiện từ những cái tên chỉ công cụ lao động hằng ngày hay những sản vật địa phương. Con người luôn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống, luôn ước mong có được một cuộc sống tốt đẹp nhất. Những khát vọng chắnh đáng ấy được gửi gắm trong những tên người, tên đất.

7- Hiện nay, sự ảnh hưởng, giao thoa văn hoá, ngôn ngữ giữa các dân tộc anh em sống trên vùng đất phương nam, giữa các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ là điều không thể chối cãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ địa phương không xuất hiện thêm mà có xu hướng hợp nhất vào ngôn ngữ toàn dân. Việc nghiên cứu từ địa phương đang là việc làm cấp thiết và nhiều ý nghĩa giúp phát hiện những điểm mạnh của từng phương ngữ, đưa phương ngữ xắch lại ngôn ngữ toàn dân theo con đường ngắn nhất. Thực tế cho thấy, nhiều từ ngữ Nam Bộ đã nhập vào hệ thống từ vựng toàn dân và được sử dụng khá rộng rãi. Vắ dụ: chìm xuồng, đồ lô, hàng xịn, mì chiên giòn, bột ngọt, mì gói, đậu bắp...

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh (Trang 90 - 98)