ĐỊNH DANH CÔNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh (Trang 76 - 82)

HỆ THỐNG TỪ NGỮ GỌI TÊN CHUNG 3.1.ĐỊNH DANH ĐỘNG VẬT

2.2.5. ĐỊNH DANH CÔNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT

Diện tắch rừng ngập mặn rộng lớn, đất đai phì nhiêu, ruộng đồng thẳng cách cò bay, động thực vật phong phú đã tạo nên sự đa dạng của nghề nông, nghề lâm, nghề ngư; với diện tắch bờ biển rộng lớn và hệ thống sông ngòi chằng chịt, với môi trường sống đặc trưng sông nước đã tạo thuận lợi cho sự phát triển giao thông đường thuỷ... Cũng từ đây, một hệ thống từ ngữ mộc mạc, bình dị về công cụ, phương tiện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương xuất hiện trong ngôn ngữ của họ.

* Ngữ liệu thu thập từ tài liệu [2], [14], [15] và qua điền dã.

* Tổng số từ ngữ khảo sát: khoảng 140 loại (phương tiện di chuyển trên sông nước: 60; công cụ lao động sản xuất liên quan đến nghề nông, nghề rừng: 42; công cụ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản: 34; công cụ săn bắn: 4.). Cụ thể:

- Phương tiện di chuyển trên sông nước phục vụ cho việc đi lại, vận tải và hành nghề của bà con (60):

+ Ghe: ghe thuyền hay ghe cộ, ghe bản lồng (ghe lồng), ghe bầu (ghe diệu), ghe cà vom, ghe chài, ghe lườn (xuồng độc mộc), ghe cui, ghe cửa, ghe Cần Đước, ghe hầu, ghe be, ghe giàn (ghe Nam Vang), ghe mỏ vạch (ghe vạch), ghe guộc, ghe trường đà, ghe nan, ghe bất mân, ghe trẹt, ghe vợi, ghe đò, ghe câu, ghe lưới, ghe lê, ghe ô, ghe lái ngoài, ghe đuôi tôm then trỗ, ghe son, ghe sai, ghe chiến, ghe vẹm, ghe khoái, ghe hàng bồ, ghe bầu nóc, ghe cào, ghe tam bản, ghe ngo ...

+ Xuồng: xuồng năm lá, xuồng ba lá, xuồng gắn đuôi tôm, xuồng tiều, xuồng câu, xuồng be chắn, xuồng be tám...

+ Vỏ lải, cà vom, chét, xệp, tắc rán (ráng), đò...

Phương tiện trên cạn: xe bù ệt, xe lôi,xế nổ...

- Công cụ lao động sản xuất liên quan đến nghề nông, nghề rừng: giúp cho sinh hoạt, công việc làm lụng của con người vùng đất mới (42): cù nèo (cù ngoéo), bào cặp,

bào cóc, trành, trục, xuổng, chà gạc, đục vũm, cưa lá liễu, cưa lách, cưa liếu, phảng, phảng cổ cò, phảng giò nai, phảng mổ cộ lôi, phảng mổ cộ vấp, phảng náp, cần gặt, bàn nhổ mạ, cặp đập lúa, cần xé, lưỡi hái, bồ cào, bẫy cò ke, bẫy đạp, bẫy mỗ, đèn tọa đăng, đèn ống khói, đèn khắ đá, đèn con cóc (đèn cóc), nóp, mác vâm, leng, cộ, cà ròn, cà vung, lẹm, lụp, ná, mác thong, cần vụt...

- Công cụ đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản (38): hàng đáy, chà, nò, nò-ngo, lộp-lú- vó, lọp, lưới, lưới giăng, lưới chụp, lưới kéo, lưới rùng, nơm tre, cần chông, câu, câu giăng, câu cắm, câu thược, câu nhấp, câu thả, câu viền, chài, dậm cù, te, bung, xà đi,

trúm, trễ, hầm, se, thụt, cào, xơm, xom, xà-búpphóng, thụt, bè...

3.3.1. Nguồn gốc

a) Thuần Việt

Trong vốn từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, có loại được người Nam Bộ sáng tạo, có loại bà con đã từng dùng trước đây ở miền Bắc, miền Trung. Những công cụ ấy không những là một minh chứng của sự tiếp nối kĩ thuật trồng lúa nước, nghề làm vườn lâu đời của cha ông... mà còn thể hiện sự hoài niệm về nơi chôn nhau cắt rốn của con người đối với nguồn cội; hơn thế nữa, còn là một sự kế thừa. Số lượng từ ngữ nguồn gốc thuần Việt về lĩnh vực này chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với số lượng có nguồn gốc vay mượn: 117/ 140 (chiếm 83%).

Y u t ch lo i + Y u t phân bi tế ố ỉ ạ ế ố ệ

b) Vay mượn

Người Việt, nguời Khơme, người Hoa... sống cộng cư, chung công việc, chung công cụ lao động; họ hoà thuận, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong làm ăn cho nên môt số từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện thường vay mượn của nhau.

- Những từ ngữ vay mượn ở PNNB phần lớn có nguồn gốc tiếng Khơme: cần xé

(canh chhê), xe bù ệt (xe cút kắt),cây cù nèo (khveo), ghe ngo (thuyền độc mộc, hai đầu lái, mũi đều vỗng lên, thường dùng để bơi đua), ghe cà vom (loại thuyền thân nhỏ và dài, thường là thuyền đua độc mộc, hai mũi hơi cong cao lên), cà ràng, nóp, phảng, cây tầm vông, cây cà na, v.v. Tuy nhiên, số lượng từ ngữ vay mượn không nhiều.

- Mượn của tiếng Hoa chúng tôi chỉ tìm thấy có các trường hợp: tam bản (xam pản), ghe chài (pok chài: loại ghe tải nhiều), ghe bản lồng.

3.3.2. Cấu tạo

a) Tên đơn

Những từ này không có cơ sở định danh (võ đoán) hoặc chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu lắ do. Số lượng thuộc kiểu này ắt: lưới, phảng, ghe, xuồng, chét, xệp, tàu, đò, nọc, trành, trục, xuổng, nóp, leng, cộ, lẹm, lụp, chà, lọp, chài, câu, bung, se, thụt, cào, xom, xơm, bè... khoảng 28/140 (chiếm 20%).

b) Tên ghép

* Các dạng ghép: Dạng ghép đẳng lập có số lượng ắt hơn dạng ghép chắnh phụ. Ghép đẳng lập chỉ có hai loại: ghe thuyền, ghe cộ. Dạng ghép chắnh phụ chiếm 98,5%. Phương thức ghép chắnh phụ là phương thức ghép thường thấy không chỉ ở những từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện trong PNNB. Tên công cụ, phương tiện chỉ có một dạng ghép chắnh phụ một bậc: ghe cửa, ghe bầu, đục vũm, câu cắm...). Yếu tố sau sẽ bổ sung cho yếu tố trước chỉ loại lớn.

Đây là từ ngữ thường có lắ do, tức có cơ sở định danh. * Mô hình dạng khái quát của cấu tạo tên ghép chắnh phụ:

Vắ dụ:

xuồng ba lá xuồng ba lá

lưới chụp lưới chụp

Y u t ch lo i + Y u t phân bi t (đ c đi m c a công c , ph ng ế ố ỉ ạ ế ố ệ ặ ể ủ ụ ươ ti n)ệ

ghe đuôi tôm then trỗ ghe đuôi tôm then trỗ

* Từ loại của yếu tố ghép trong 64 tên gọi ghép xác định được từ loại: - Danh + danh: 31/ 64 (chiếm 48,4 %): phảng cổ cò, nơm tre, ghe nan.... - Danh + động: 21/ 64 (chiếm 32,8 %): lưới giăng, ghe chiến, cần vụt...

- Danh + tắnh: 8/ 64 (chiếm 12,5 %): ghe son, ghe trường đà...

- Danh + số + danh 4/ 64 (chiếm 6,2 %): xuồng ba lá, ghe tam bản...

Hai loại đầu chiếm tỉ lệ cao hơn. Chứng tỏ, khi định danh công cụ, phương tiện, người Nam Bộ thường liên tưởng đến sự vật khác hoặc hoạt động của chúng.

3.3.3. Phương thức biểu thị

a) Dựa vào đặc điểm của đối tượng định danh

Có thể hình dung qua mô hình sau:

Tắnh theo chiều giảm dần:

- Hình dạng: Hình dạng của công cụ, phương tiện được so sánh với hình dạng của sự vật khác. Vắ dụ, ghe bản lồng hay ghe lồng (thuyền hơi to, mui bầu), ghe bầu

(thuyền có chiều rộng ở phần lái, bầu bụng), ghe lườn (thuyền độc mộc, thân nhỏ và dài, giống cái lườn ghe khác), ghe mỏ vạch hay ghe vạch (thuyền mũi cao, đóng theo dáng mỏ vạch của thợ may), vỏ lải (xuồng nhỏ và dài như con lải), phảng cổ cò, cưa lá liễu, đèn ống khói, đèn con cóc (đèn cóc)...

- Cấu tạo: ghe tam bản (được đóng bằng 5-7 miếng ván ghép lại), ghe đuôi tôm then trỗ (ghe có bàn đọ, bánh lái nằm trong, giống cái đuôi con tôm, hai bên hông ghe có then ló ra), ghe giàn (thuyền có dựng thêm giàn cao để chở nhiều hàng), xuồng ba lá

(xuồng đóng ba tấm ván ghép lại), xuồng be chắn (xuồng đóng ghép bằng chắn miếng ván), xuồng be tám (xuồng đóng ghép bằng tám miếng ván), ghe be (kê thêm ván hai bên mạn - hai đôi be - để chở được nhiều hơn), ghe lái ngoài (ghe có bánh lái nằm khơi ra ngoài), xuồng năm lá, xuồng gắn đuôi tôm...

- Công dụng: ghe cào (ghe trang bị thêm lưới và hai càng để cào tôm, cá ven biển), ghe câu (để đi câu cá), ghe lưới (để đi đánh lưới), ghe vợi (ghe dùng chở vợi hàng cho ghe lớn), ghe hầu hay ghe diệu (thuyền sơn son, thếp vàng, dùng cho quan lại phong kiến, người giàu đi chơi), ghe chiến (ghe đánh giặc), ghe sai (ghe nhỏ nhẹ chèo, để đi việc quan)...

- Cách thức hoạt động hoặc sử dụng: bẫy đạp, lưới giăng, lưới chụp, lưới kéo, câu giăng, câu cắm, câu nhấp, câu thả, câu viền, xà-búpphóng, thụt...

- Nguồn gốc: ghe Nam Vang, ghe Cần Đước, xuồng Tiều

- Vật liệu, nguyên liệu: ghe nan (ghe bằng nan tre), đèn khắ đá, nơm tre... - Môi trường: ghe cửa (chạy bằng buồm ở vùng cửa sông hoặc ven biển)... - Kắch thước: ghe trường đà(ghe bầu lớn)...

- Màu sắc: ghe son (ghe sơn đỏ)...

Như vậy, khi tri nhận các công cụ, phương tiện lao động sản xuất và sinh hoạt, người Nam Bộ thường Ộđể tâmỢ đến hình dáng, cấu tạo, công dụng và cách thức hoạt động của chúng để đặt tên.

Phương thức này chiếm 100/140 (tỉ lệ 71%).

* Trong các loại phương tiện kể trên thì ghe là loại có tên gọi nhiều nhất. Đây cũng là loại phương tiện phổ biến và rất đặc trưng ở Nam Bộ. Ta thấy, cách tri nhận để định danh sự vật này của người dân địa phương cũng rất phong phú, đa dạng:

STT Đặc điểm của đối tượng

được tri nhận Tên ghe

1 Hình dáng Ghe bản lồng (ghe lồng), ghe bầu, ghe lườn, ghe mỏ vạch (ghe vạch)...

2 Cấu tạo Ghe tam bản, ghe đuôi tôm then trỗ, ghe giàn, ghe be, ghe lái ngoài...

3 Công dụng Ghe cào, ghe câu, ghe lưới, ghe vợi, ghe hầu, ghe chiến, ghe sai...

4 Kắch thước Ghe trường đà, ghe bầu lớn...

5 Nguồn gốc Ghe Nam Vang, ghe Cần Đước...

6 Vật liệu Ghe nan...

7 Môi trường hoạt động Ghe cửa...

8 Màu sắc Ghe son...

b) Tạo những tên đơn hoặc ghép thêm yếu tố võ đoán (hoặc chưa rõ lắ do) theo phương thức cấu tạo từ để tạo tên ghép

Vắ dụ: chà, lọp, câu, bung, se, thụt, cào, xom, xơm; câu thược... Số lượng loại này không lớn.

c) Vay mượn

Tên công cụ, phương tiện vay mượn chủ yếu là từ ngôn ngữ Khơme.

3.3.4. Ngữ nghĩa

tên phương tiện đi lại bằng đường thủy và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản là nhiều nhất 98/ 140 (chiếm 70%). Điều này chứng tỏ con người quan tâm tới lĩnh vực nào nhiều thì tên gọi cũng xuất hiện nhiều và cũng chứng tỏ người Nam Bộ sinh sống làm ăn chủ yếu liên quan đến môi trường sông nước. Thuyền bè là phương tiện phục vụ cho việc đi lại, vận tải và hành nghề của bà con. Đây là phương tiện chủ yếu. Vì thế, số lượng từ ngữ định danh về phương tiện di chuyển trên sông nước khá nhiều (57 tên); trong khi đó phương tiện trên cạn chỉ có 3: xe bù ệt, xe lôi, xế nổ. Ghe không chỉ là phương tiện giao thông phục vụ cho việc đi lại trên sông biển, ghe còn là phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá.... Do đó, ghe có nhiều tiểu loại nhất. Theo thống kê của chúng tôi thì loại này có tới 43/ 57 các loại phương tiện trên nước (chiếm 75%).

Số lượng từ ngữ chỉ các phương tiện trên sông nước chiếm đa số cho ta biết được môi trường sinh sống của con người. Đó là môi trường thắch hợp với các phương tiện đi lại trên nước Ộnhà cửa bám vào bờ sông, bờ rạch, nếu trước nhà là bãi bùn kéo dài với dừa nước và rặng bần thì luôn luôn có đào mương nhỏ, xẻ ngang bãi để xuồng vào đậu sát bên nhàỢ [56; 31]. Ghe thuyền không chỉ là phương tiện làm ăn, đi lại của người dân nơi đây mà nó còn là phương tiện chuyển tải những giá trị văn hoá tinh thần của họ. Nhiều câu ca dao Nam Bộ có hình ảnh của những phương tiện này (vắ dụ: ỘChèo ghe đi bán cá vồ, Nước chảy ồ ồ chẳng có ai muaỢ hay ỘChiều chiều con nước lên cao, Thuyền anh cặp bến cắm sào thăm emỢ v.v.).

- Trong công cuộc khai phá vùng đất mới và để thắch ứng với địa hình thiên nhiên hoang sơ buổi đầu, cha ông ta đã sáng tạo ra những công cụ thô sơ để kiếm sống và tồn tại. Công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt của nghề nông không chỉ phản ánh trắ thông minh của những con người trụ lại vững vàng trên vùng đất mỡ màu nhưng cũng không ắt nghiệt ngã này mà còn phản ánh một thời kì canh tác nông nghiệp chủ yếu là thủ công của người nông dân. Mặt khác, chúng ta cũng thấy được nỗi gian nan vất vả, Ộtắm lửa, ngủ nướcỢ một thời của cha ông thuở ấy.

Hàng loạt tên gọi về những phương tiện trên sông nước, tên gọi công cụ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... cho ta thấy được nét riêng của văn hoá sông nước, của văn hoá nông nghiệp nơi đây.

- Xét về cấu trúc thành tố trong tổ hợp định danh, chúng ta thấy rằng loại danh từ và động từ của yếu tố ghép thường được sử dụng nhiều hơn. Điều này cho thấy tri nhận của người Nam Bộ nghiêng về hình thức bề ngoài của đối tượng định danh mà liên

tưởng đến hình thức bề ngoài của sự vật khác xung quanh. Vắ dụ: động vật như cò, cóc, lải, tôm... (trong phảng cổ cò, đèn cóc, xuồng đuôi tôm...); thực vật như: tre (trong nơm tre); vật khác như: chông, đá, nan... (trong cần chông, đèn khắ đá, ghe nan... ) và đó là động tác chủ yếu của công việc, là hoạt động chắnh trong quá trình lao động như: cắm, gặt... (trong câu cắm, cần gặt...).

- Các công cụ, phương tiện là những từ đơn thường võ đoán, từ ghép có lắ do tương đối. Những yếu tố ghép thêm làm định ngữ, mang nghĩa cụ thể, bổ nghĩa cho yếu tố chung đứng trước.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về Nam Bộ và định danh (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w