VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA DI TÍCH

Một phần của tài liệu Tìm hiều di tích đình Triều Khúc (Trang 53 - 55)

Đã từ lâu trong tiềm thức của người dân đất Việt thì những ngôi đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm … không chỉ là những tượng đài bất diệt mà đã trở nên gắn bó, ăn sâu bám rễ vào trong đời sống của cộng đồng xã hội như một nhu

cầu không thể thiếu được trong mỗi con người. Cùng với những giá trị tinh thần chứa bên trong các di tích thì bản thân các di tích còn là những công trình kiến trúc tôn giáo, là di sản văn hoá vật thể đặc trưng biểu hiện một khía cạnh văn hoá tâm linh người Việt, chứa đựng những tài năng và sức sáng tạo của con người, gắn liền lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mỗi người dân đất Việt, dù đi dâu về đâu cũng luôn mang trong mình hình dáng quê hương với:

“Cây đa bến nước mái đình Biết bao sâu nặng nghĩa tình làng quê”

Hay:

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

Qua đó ta thấy được rằng trong ký ức sâu thẳm của tâm hồn người dân đất Việt thì hình ảnh quê hương yêu dấu với cây đa, bến nước, mái đình sẽ mãi gắn bó ăn sâu trong tiềm thức mỗi người. Đồng thời ngôi đình còn là niềm tự hào, gửi gắm mọi tâm tư tình cảm và là nơi giải toả tâm linh của người dân trong mỗi làng quê. Đình là ngôi nhà cộng đồng của mỗi làng. Mỗi làng thường có một ngôi đình. Đình phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của cộng đồng cũng như cấu trúc phân tầng trong làng xã. Điều đáng nói là cho đến nay tuy không còn mang đầy đủ các chức năng như xưa kia, nhưng đình vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng xã. Hiện nay truyền thống văn hoá của làng được khôi phục thông qua ngôi đình. Các lễ hội của làng đều lấy đình là trung tâm. Về chức năng tôn giáo đình là nơi thờ thần của làng được gọi là “Thành hoàng làng”. Về chức năng văn hoá đình là nơi biểu diễn kịch hát, tích chèo …. một hình thức đã phát triển từ các thế kỷ trước, nơi tiến hành các lễ hội, các trò chơi … có thể nói ngôi đình là một nhà thờ, một nhà văn hoá của cộng đồng làng xã Việt Nam là một yếu tố hữu hình của văn hoá làng xã Việt Nam.

Muốn tìm hiểu đầy đủ về quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta một cách hoàn chỉnh hơn thì chúng ta cần phải thông qua các di tích, một nguồn bất động sản có giá trị lớn nhằm vạch ra một bước đi đúng đắn cho hiện tại và tương lai. Chính vì vậy việc kế thừa những di sản văn hoá quý báu của

ông cha ta để lại xây dựng trên cơ sở đó nền văn hoá mới là điều mà chúng ta phải quan tâm và chú trọng.

Đình Triều Khúc là một ngôi đình nằm ở ngoại thành Hà Nội, có bề dày lịch sử cũng như có giá trị lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật. Nằm trong tổng thể các ngôi đình, đền Hà Nội đã được xếp hạn, đình Triều Khúc là nơi sinh hoạt văn hoá và tín ngưỡng tâm linh bản địa của làng quê. Sự hiện diện của ngôi đình đã đóng góp một giá trị không nhỏ cho việc nghiên cứu lịch sử Hà Nội để tiến tới chuẩn bị kỉ niệm thủ đô tròn 1000 năm tuổi.

Với những giá trị văn hoá - lịch sử nhất định của di tích đình Triều Khúc, việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy tác dụng của di tích đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính của nghành văn hoá thủ đô nhất là Ban Quản lý di tích Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tìm hiều di tích đình Triều Khúc (Trang 53 - 55)