- Nâng cao vốn điều lệ của ngân hàng bằng cách trích từ lợi nhuận hàng năm và
3. 2.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý quan trọng đối với các ngân hàng. Dưới góc độ là đơn vị quản lý, chỉ đạo và định hướng hoạt động, NHNN nên chứng tỏ vai trò bảo trợ đối với các ngân hàng, vì mục tiêu phát triển chung của hệ thống ngân hàng.
Hiện nay, các chính sách, luật lệ của NHNN cũng gây hạn chế đáng kể cho công tác Marketing của các NHTMCP. Các quy định thiên về thủ tục, giấy tờ khiến cho các NHTMCP dù muốn vẫn khó lòng giản tiện các quy trình, thủ tục cho khách hàng, đảm bảo hình ảnh chuyên nghiệp và thân thiện với khách hàng. Để ra một sản phẩm mới, các NHTMCP cũng phải trải qua rất nhiều bước nhiều khâu xin phép, trình duyệt,… Để phát
triển dịch vụ luôn cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần là người đi đầu trong việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như các sản phẩm thẻ, trả lương qua tài khoản,...
3.2.4.3. Kiến nghị với Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam
Hiệp Hội Ngân Hàng Việt Nam được thành lập với mong muốn gắn kết các ngân hàng trong nước lại với nhau nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau để cùng phát triển đi lên. Nhưng hiện nay hiệp hội ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế như: Chưa phát huy hết vai trò của hiệp hội đối với các thành viên, các ngân hàng chưa thực sự đoàn kết, còn diễn ra một số tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Vì vậy có một số kiến nghị sau đây:
-Hiệp hội phải giữ vai trò hoà hợp các ngân hàng trong nước, cùng nhau giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm, tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, và đưa ra các quyết định kịp thời như điều chỉnh về lãi suất, mức phí...
-Hiệp hội phải đứng ra tổ chức các chương trình, hội nghị, hội thảo giúp các ngân hàng trong nước có điều kiện giao lưu, tiếp thu kinh nghiệm, nâng cao nhận thức từ những ngân hàng nước ngoài chuyên nghiệp.
- Hiệp hội phải thường xuyên cập nhật những thông tin về thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, nắm bắt các xu thế công nghệ mới để rút ngắn khoảng cách của các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài.
-Hiệp hội phải là cầu nối giữa các ngân hàng và nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho các hoạt động của các ngân hàng. Tập hợp mọi ý kiến của các thành viên và thay mặt, đại diện đấu tranh cho quyền lợi của họ.
KẾT LUẬN
Ngày nay, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu trở thành một vấn đề phổ biến trong kinh doanh ngân hàng của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các
NHTMVN, lĩnh vực này còn chưa được coi trọng trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn. Do đó, ở hầu hết các ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách với các nhân viên Marketing có kiến thức kỹ năng cao, chưa có sự đầu tư và tài trợ thích đáng cho hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu nên hiệu quả Marketing nói chung, việc phát triển thương hiệu nói riêng còn thấp.
Từ lý do trên, tôi chọn chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Chiến Lược Xây Dựng Và Phát Triển Thương hiệu Maritime Bank Trở Thành Thương Hiệu Mạnh ” làm đề tài nghiên cứu.
Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội để hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, cho thấy cái nhìn tổng quan về môi trường kinh doanh của các NHTMCPVN hiện nay và giới thiệu một cách khái quát về Maritime Bank.
Thứ hai, phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank giai đoạn 2006 - 2010. Qua đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại cũng như nguyên nhân.
Thứ ba, trên cơ sở xem xét những khó khăn thuận lợi, hướng phát triển của ngân hàng và bối cảnh khách quan của thị trường tài chính tiền tệ, chuyên đề tốt nghiệp đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xây dựng và phát triển Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên trong chuyên đề này một số phân tích, đánh giá của tôi còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra còn hạn chế do việc thu thập thông tin và kiến thức thực tế còn hạn chế. Vì vậy tôi hi vọng được thầy cô và bạn bè tham gia đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Cao Tiến Cường và các anh chị phòng PR & Marketing của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này!
MỤC LỤC
PHỤ LỤC