5-1955 đến 20-7-1956

Một phần của tài liệu Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960 (Trang 56 - 69)

CHƯƠNG 2 CA Ủ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC V IT NA MỆ GIAI ON 1954-1960 ĐẠ

NƯỚC NHÀ

5-1955 đến 20-7-1956

thời được giải quyết trong các vấn đề vạch giới tuyến quân sự tạm thời và định thời gian tổ chức tổng tuyển cử trong toàn quốc. Trong lập truờng 8 điểm nêu trong giải pháp hoàn chỉnh cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương, Ngoại trưởng Phạm Văn Đồng đã nêu vấn đề tổ chức tổng tuyển cử trong cả

nước. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương nêu rõ:

“Điều 7: Hội nghị tuyên bố rằng đối với nước Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hoà bình tiến triển đến mức cần thiết và để thực hiện tất cả những điều kiện cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý muốn, cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự kiểm soát của một ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban quốc tế giám sát và kiểm soát đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20 tháng 07 năm 1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ và thương lượng về vấn đề đó”[62;tr.154].

Tuy nhiên, đế quốc Mỹ, các phần tử thực dân Pháp và bẽ lũ tay sai của chúng đã có nhiều hành động trắng trợn vi phạm các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ. Mỹ và Pháp đã ký hiệp ước xâm lược Đông Nam Á, đưa miền Nam Việt Nam, Lào và Miên vào khu vực “bảo hộ” của chúng. Ở miền Nam, Mỹ ra sức khủng bố, bắn giết nhân dân và cán bộ, công khai bóp nghẹt tự do ngôn luận... Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng Nam Bộ cho đến ngày 15-9-1955 chúng đã giết 80 cán bộ và thường dân, bắn bị thương 1435, bắt giam 606 người. Ở miền Bắc Việt Nam, lợi dụng thời hạn 300 ngày tập kết chuyển quân, Pháp đã phối hợp với Mỹ tuyên truyền lừa bịp với các tin bịa đặt như “Chúa đã vào Nam”, “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc”, “ở với cộng sản sẽ bị mất linh hồn”... Mỹ đã bỏ ra 55 triệu USD, Pháp bỏ ra 66 tỷ Franc cho kế hoạch này nhằm thực hiện chiến dịch dụ dỗ, cưỡng bức nhiều đồng bào miền Bắc di cư vào Nam với ý đồ gây rối loạn xã hội, hạ

uy tín chế độ chính trị ở miền Bắc, chia rẽ tôn giáo và nội bộ nhân dân Việt Nam.

Nhưng hành động trắng trợn vi phạm Hiệp định kể trên bộc lộ rõ âm mưu thâm độc của Mỹ-Diệm. Âm mưu đó nhằm một mặt giảm uy tín của Chính phủ ta, làm giảm kết quả và ảnh hưởng của Hiệp định đình chiến, mặt khác gây thêm thế lực củng cố nền thống trị của chúng ở miền Nam hòng duy trì tình hình phân trị lâu dài ở nước ta, biến miền Nam Việt Nam thành Triều Tiên thứ hai, dùng miền Nam Việt Nam làm bàn đạp chuẩn bị chiến tranh chống lại miền Bắc, phá hoại hoà bình, thống nhất và độc lập của nước ta, uy hiếp độc lập và an ninh của các dân tộc Đông Nam Á.

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đấu tranh quyết liệt chống những vi phạm ngày càng trắng trợn của chính quyền Ngô Đình Diệm về các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ liên quan đến hoà bình và tự do dân chủ, cấm khủng bố, trả thù những người kháng chiến cũ. Bộ Chính trị đã quyết định phát động một phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp và mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân với mục đích là phản đối các hành động vi phạm Hiệp định đình chiến của đối phương. Dựa vào cơ sở pháp lý và các cơ chế của Hiệp định Giơnevơ, ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hoà đã phối hợp đấu tranh chống lại các chính sách và hành động nghiệm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm, tố cáo các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, việc trả thù và phân biệt đối với những người kháng chiến cũ trái với điều 8c của Hiệp định, việc cưỡng bức dân các trại tập trung, việc đưa ra luật 10/59... góp phần hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân các đô thị ở miền Nam Việt Nam.

Thực hiện thống nhất là một vấn đề vô cùng trọng yếu của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ, nó là điều kiện then chốt để củng cố hoà bình, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Việc vận động lập lại quan hệ giữa hai

miền Nam-Bắc giới tuyến quân sự tạm thời chính là bước đầu của cuộc vận động thống nhất sau đình chiến. Nhận thức rõ âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định, chia cắt vĩnh viễn đất nước ta, chúng ta càng phải ra sức đấu tranh để đưa cuộc vận động này đến kết quả. Cuộc vận động lập lại quan hệ giữa hai miền Bắc-Nam giới tuyến quân sự tạm thời là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Hơn nữa, phải đặt nó đúng mức so với cuộc đấu tranh chống khủng bố, đòi tự do, dân chủ, chống vi phạm Hiệp định ở miền Nam. Căn cứ vào đó, trong phiên họp đầu tháng 2/1955, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nghiên cứu tác động của tình hình mới đến việc đi lại của nhân dân giữa hai miền và ngày 4/2/1955 đã ra tuyên bố:

“1.Đáp lại ý nguyện thiết tha của đồng bào theo đúng tinh thần Hiệp định Giơnevơ, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng để nhân dân hai miền Bắc và Nam giới tuyến quân sự tạm thời hưởng mọi dễ dàng trong việc gửi thư từ, đi lại, buôn bán, kinh doanh từ miền này sang miền kia, và trao đổi các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, thể thao. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hết sức khuyến khích và giúp đỡ mọi sự trao đổi giữa nhân dân hai miền về kinh tế, văn hoá, xã hội có lợi cho việc khôi phục đời sống bình thường của nhân dân.

2. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mong các nhà đương cục ở miền Nam sẽ tán thành việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền Nam và Bắc để có thể đi đến những giải pháp có lợi cho đồng bào toàn quốc [62;tr.32].

Đây là một đề nghị thiết thực và hợp lý, thực hiện đúng nguyện vọng và nhu cầu cấp thiết của nhân dân hai miền để lập lại đời sống bình thường sau chiến tranh. Nhưng nhà đương cục miền Nam làm ngơ trước vấn đề này.

“Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”[15;tr.229]. Thực hiện theo quyết tâm của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với những nhà đương cục có thẩm quyền ở miền Nam bàn về vấn đề tổ chức tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc. Trong công hàm của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiêm Thủ tướng Chính phủ gửi Quốc trưởng và Thủ tướng Quốc gia Việt Nam nêu rõ: “Đồng bào ta từ Nam chí Bắc không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái, đều thiết tha với việc thống nhất nước nhà, đều mong đợi cuộc hội nghị hiệp thương nói trên sẽ sớm họp và sẽ có kết quả tốt. Các nước có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành Hội nghị Giơnevơ và nói chung tất cả các nước yêu chuộng hoà bình trên thế giới đều mong có hội nghị hiệp thương, hiệp thương đưa đến kết quả tốt, việc thống nhất Việt Nam được thực hiện. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà chúng tôi đề nghị cùng các ông cử đại biểu để cùng đại biểu chúng tôi mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20/7/1956 như đã định trong Hiệp nghị Giơnevơ tại một địa điểm trên lãnh thổ Việt Nam do hai bên cùng thoả thuận để cùng nhau bàn về vấn đề thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc”[62;tr.39].

Tuy vậy, trái với nguyện vọng của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngày 16-7-1955, Ngô Đình Diệm đã chính thức tuyên bố lập trường về vấn đề tổng tuyển cử và thống nhất. Diệm tuyên bố “Không thừa nhận Hiệp định Giơnevơ nên y không bị ràng buộc bởi những điều khoản của Hiệp định. Không tổ chức tổng tuyển cử cùng với Chính phủ ta và miền Bắc vì miền Bắc không thể có tổng tuyển cử tự do”[16;tr.457]. Rõ ràng, đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm bộc lộ âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, phá hoại hội nghị hiệp thương và ra mặt khiêu khích đối với chế

độ ta, đồng thời che lấp bằng những luận điệu như “kiên quyết đấu tranh cho thống nhất”, “không gạt bỏ nguyên tắc tuyển cử”... Dưới khẩu hiệu chống cộng sản, Diệm kịch liệt khủng bố mọi người Việt Nam tán thành hoà bình, thống nhất và mọi phong trào quần chúng, thiết lập một chế độ phát xít, phục vụ Mỹ thực hiện âm mưu can thiệp trắng trợn vào miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành căn cứ để Mỹ gây chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, cuộc đấu tranh của nhân dân ta để củng cố hoà bình, thực hiện nhất là rất gian khổ, vì vậy phải “luôn luôn nuôi dưỡng quyết tâm phấn đấu và luôn luôn đề cao cảnh giác, phải kiên quyết chống mọi ảo tưởng thắng lợi dễ dàng, không thấy hết khó khăn và tư tưởng thái bình, yên nghỉ”[16;tr.458].

Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để thực hiện thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử tự do và cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Cao Miên để củng cố hoà bình, chống Mỹ can thiệp có quan hệ mật thiết với nhau. Vấn đề thống nhất Việt Nam không những là vấn đề dân tộc của nhân dân Việt Nam mà còn là vấn đề giữ gìn hoà bình và an ninh của Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới. Đối với nhân dân Việt Nam, ở miền Nam cũng như miền Bắc, có thực hiện được thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do mới có thể củng cố hoà bình và hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nước. Vì vậy, “vấn đề thực hiện thống nhất nước nhà trở thành một nhiệm vụ mấu chốt trong cuộc đấu tranh chính trị trong thời kỳ mới” [16;tr.484]. Vấn đề thống nhất nước nhà, lập trường, quan điểm của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như khi họp hội nghị Giơnevơ là hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Việt Nam phải được thực sự thống nhất thì hoà bình ở Đông Dương mới được bảo đảm và củng cố. Chủ trương của chúng ta hiện nay là: Đấu tranh để hoà bình thống nhất Việt Nam trên cơ sở độc lập và dân chủ. Tuy nhiên, trong điều kiện chính trị như

hiện nay, việc thống nhất nước nhà theo đường lối hoà bình phải tiến hành từng bước, không thể chủ quan, không thể nóng vội.

Ngày 17/8/1955, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hoà Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho hai ông A.Eden và V.Molotov, đồng Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương. Sau khi nêu hoà bình đã được lập lại, việc tập kết chuyển quân đã hoàn thành, bức công hàm nêu các sáng kiến của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà để thúc đẩy nhà cầm quyền miền Nam hiệp thương với miền Bắc để bàn về việc tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc nhưng đều không được đáp ứng. Đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định thái độ của Việt Nam dân chủ cộng hoà là tiếp tục thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và yêu cầu:

“Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà nhận định rằng Chính phủ Pháp và Chính phủ miền Nam Việt Nam phải nhận trách nhiệm của mình trong việc thi hành Hiệp định Giơnevơ về phần đình chỉ chiến sự cũng như về phần giải quyết vấn đề chính trị.

Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà yêu cầu hai Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ thi hành mọi biện pháp cần thiết để Hiệp nghị Giơnevơ được tôn trọng, vấn đề chính trị ở Việt Nam được giải quyết, hội nghị hiệp thương giữa các nhà đương cục có thẩm quyền ở hai miền Bắc, Nam phải được mở ngay để bàn về vấn đề thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc. Đó là quyền lợi và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, đó cũng là ý muốn của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới”[62;tr.45].

Ngày 23-10-1955, Mỹ-Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” ở miền Nam, phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, khai tử cái “Quốc gia Việt Nam” mà bọn thực dân Pháp đã mất bao công xây dựng lên cho giải pháp Bảo Đại. Đây là một bước tiến nữa trong âm mưu của Mỹ can

thiệp ngày càng sâu vào miền Nam để xoá bỏ mọi ràng buộc đối với Pháp, hất cẳng Pháp và bọn thân Pháp, thiết lập một chính quyền hoàn toàn thân Mỹ, phá hoại hoà bình, phá hoại thống nhất Việt Nam. Mỹ – Diệm ngày càng đi sâu hơn nữa vào việc phá hoại Hiệp định Giơnevơ nhằm chính thức hoá và phát xít hoá chính quyền miền Nam thêm một bước, chuẩn bị lực lượng tiến hành lập Quốc hội bù nhìn ở miền Nam nhằm lừa gạt dư luận và nhân dân miền Nam. Những hành động của Diệm đã được Mỹ chủ mưu và tích cực ủng hộ, thái độ nước đôi của Anh, chính sách đầu hành của Pháp đã khuyến khích cho Diệm tiếp tục thực hiện phá hoại Hiệp định.

Ở miền Nam, mặc dù chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức khủng bố, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam vẫn liên tục và được lan rộng hơn. Trong quá trình đấu tranh, đặc biệt là từ khi có bản Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc, ý thức củng cố miền Bắc đã được nâng cao hơn, khả năng tập hợp quần chúng rộng rãi chống Mỹ – Diệm rõ rệt hơn. Các tầng lớp tư sản thân Pháp và ngay cả một số thân Mỹ cũng chống lại Diệm. Đây là điều kiện thuận lợi cho chúng ta tập hợp lực lượng chống Mỹ – Diệm để đẩy mạnh cuộc đấu tranh giành thống nhất. Nhưng một mặt khác, cần phải thấy rằng địa vị của Diệm thực tế được củng cố hơn trước và khả năng phá hoại Hiệp định Giơnevơ của chúng mạnh hơn trước. Trước mắt, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: Dùng hình thức tẩy chay để chống âm mưu Mỹ – Diệm tuyển cử riêng rẽ ở miền Nam, kết hợp với việc tuyên truyền phổ biến và thực hiện cương lĩnh tập hợp đông đảo quần chúng thành lực lượng đấu tranh mạnh mẽ, đồng thời ra sức củng cố miền Bắc, ra sức tranh thủ dư luận rộng rãi trên thế giới, nhất là ở Pháp và Đông Nam Á.

Ngày 25-11-1955, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho hai đồng Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ tố cáo những hành động vi phạm Hiệp định của chính quyền Ngô Đình Diệm như việc khước từ hiệp

thương, tổng tuyển cử... và yêu cầu hai đồng Chủ tịch thi hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo giải quyết vấn đề chính trị ở Việt Nam và mở hội nghị hiệp thương hai miền. Các nhà đương cục miền Nam Việt Nam viện cớ rằng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ không thi hành những bảo đảm cần thiết cho một cuộc tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ; rằng trong Hiệp nghị Giơnevơ chỉ nói đến hiệp thương chứ không nhắc đến Hội nghị hiệp thương... Những luận điệu đó hoàn toàn trái với sự thật. Thật ra, lý do mà các nhà đương cục miền Nam Việt Nam đã viện ra để từ chối hiệp thương chỉ với mục đích che đậy những âm mưu của họ nhằm phá hoại việc

Một phần của tài liệu Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1954-1960 (Trang 56 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w