Xu hướng của WiMAX trong thời gian tới trên qui mô thế giới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ WiMAX (Trang 125 - 132)

Như đã nhận định ở phần trên WiMAX là công nghệ có tiềm năng phát triển rất lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu:

- Chiều rộng: sẽ tiếp tục có nhiều giấy phép cho thử nghiệm và khai thác trên nền WiMAX, hiện thời có trên 80 quốc gia cho phép thử nghiệm WiMAX, con số này sẽ còn tăng lên một cách nhanh chóng trong thời gian tới do nhu cầu sử dụng mạng viễn thông trên thế giới ngày càng nhiều và hiện đang bị quá tải…

- Chiều sâu: các nhà nghiên cứu, các cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu từ các chuẩn hiện tại để ngày càng hoàn thiện công nghệ WiMAX 3G này.

Hiện nay, theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường viễn thông Maravedis, mặc dù tình hình kinh tế ảm đạm nhưng thị trường dịch vụ mạng băng thông rộng vẫn

đang tăng trưởng đặc biệt là dịch vụ WiMAX. Công ty Yota (Nga) là công ty đầu tiên triển khai cung cấp dịch vụ băng thông rộng WiMAX, công ty đã có 350.000 khách hàng sau sáu tháng kể từ khi đi vào hoạt động 06/2009 và tiếp tục có khoảng 3.000 khách hàng đăng kí mỗi ngày, ngoài việc tiếp tục phát triển thị trường trong nước thì Yota cung triển khai mạng WiMAX ở Managua, Nicaragua và có kế hoạch tại các thị trường Belarus,Peru. Mỹ cũng đang triển khai mạng WiMAX tại các thành phố Kansas (hơn 12.000 dặm vuông), Houston (1.900 dặm vuông với 4 triệu người dùng), ngoài ra đến cuối năm 2010 họ mở rộng tới các thành phố Los Angeles, Miami, St Louis, Cincinnati, Cleveland,...với 120 triệu thuê bao. Tại Châu Á, WiMAX đã được một số nước quan tâm ứng dụng vào thực tiễn; cụ thể tại Tây Bắc Ấn Độ và Indianapolis, người ta đã sử dụng WiMAX để truyền các thông tin về giao thông giúp các lái xe có thể chủ động hơn; tại Đài Loan, khách hàng của hãng taxi M có thể xem phim, lướt Web, nghe nhạc trực tuyến khi đi xe, khách hàng có thể sử dụng với một màng hình gắn ở ghế sau của xe taxi (ảnh dưới).

Hình 4.26 WiMAX trên taxi

4.4. Tiềm năng cho wimax ở Việt Nam 4.4.1 WiMAX cố định

Như đã nói ở trên, tiềm năng viễn thông trên thị trường Việt Nam là rất khả quan, đặc biệt là với công nghệ băng thông rộng. Tuy hiện nay mới chỉ có 5 nhà khai thác được cấp giấy phép triển khai thử nghiệm và kinh doanh công nghệ WiMAX

nhưng tiềm năng cho phát triển công nghệ này là hết sức rộng mở cho tất cả các công ty viễn thông kinh doanh trên thị trường Việt Nam.

Sau những thử nghiệm thành công thì có lẽ VNPT sẽ là doanh nghiệp đi đầu trong việc mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ băng rộng trên nền tảng công nghệ mới – công nghệ WiMAX . Tiếp theo đó là rất nhiều các công ty có tiềm lực và sẵn sàng nhập cuộc khi đã được cấp phép như Viettel telecom,VDC, FPT telecom , viễn thông Sài Gòn. Hay là đối với những công ty khác như EVN telecom, Gtel, HT mobile….tuy chưa chính thức được cấp phép nhưng đã và đang có tiềm năng về kinh tế cũng như nhân lực mạnh mẽ luôn sẵn sàng thử nghiệm và áp dụng công nghệ mới.

4.4.2. WiMAX di động

Nếu nói về WiMAX di động ở những năm mới hình thành công nghệ thì quả là tiềm năng cho WiMAX di động là rất khiêm tốn khi những chuẩn ban đầu chú trọng nhiều đến mảng di động, ví dụ như chuẩn 802.16a, chuẩn 802.16d mới chỉ là giành cho truy nhập đối với thiết bị cố định. Tuy nhiên từ khi ra đời và hoàn thiện, chuẩn 802.16e đã làm cho tiềm năng WiMAX di động trở thành thực tế và tương lai rộng mở do chuẩn mới chú trọng và hoàn thiện công nghệ cho phép truy nhâp của các thiết bị di động phù hợp với đặc tính và khả năng của thiết bị di động như là không yêu cầu một anten cỡ lớn, thiết bị có thể nhỏ gọn và truy nhập tốt.

Ở nước ta hiện nay các nhà cung cấp thử nghiêm đang mở rộng thử nghiệm với chuẩn 802.16e nên tiềm năng cho WiMAX cố định cũng như WiMAX di động mang tính đồng hành và cùng phát triển. Điều này không mang tính mâu thuẫn do nhu cầu khách hàng không phải là chỉ theo một nhu cầu nhất định mà có những bộ phận yêu cầu tính di động cao còn có những người lại yêu cầu một chất lượng tốt hơn nhiều mà không phải là tính di động thật cao. Đối với các thiết bị di động tất nhiên được sử dụng với hệ thống cấu hình vật thể càng nhỏ gọn càng tiện lợi sẽ làm giảm khả năng tương tác với trạm gốc, còn với thiết bị cố định tại nhà thì do không yêu cầu về khả năng di chuyển nên thiết bị có thể có được kích cỡ to hơn nên hiệu suất máy thu

sẽ tốt hơn.

Với số lượng khách hàng đông đảo và nhu cầu băng rộng rất lớn, Việt Nam là thị trường tiềm năng của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông dựa trên cơ sở công nghệ WiMAX với những ưu điểm nổi bật và tiện ích của nó.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Kết luận

Với mục tiêu là tìm hiểu công nghệ truy nhập vô tuyến WiMAX và khả năng triển khai Việt Nam, qua nghiên cứu, phân tích, so sánh và đánh giá thực hiện trong nội dung luận văn có thể rút ra kết luận như sau:

- WiMAX là công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng được phát triển dựa trên họ tiêu chuẩn IEEE 802.16 với hai tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng đã được thông qua là IEEE 802.16-2004 là cơ sở cho phiên bản WiMAX cố định và tiêu chuẩn IEEE 802.16 e là cơ sở cho phiên bản WiMAX di động.

- Diễn đàn WiMAX là một tổ chức gồm các công ty cung cấp thiết bị, nhà cung cấp dịch vụ, nội dung... để cùng lựa chọn ra các tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn IEEE 802.16-2004 và IEEE802.16e để đưa ra các profile cho WiMAX. Các profile về WiMAX đã được diễn đàn WiMAX thông qua và là cơ sở cho việc sản xuất thiết bị, điều này cho phép các nhà sản suất có khả năng hợp tác để cùng phát triển thiết bị, giảm các chi phí cho nghiên cứu phát triển, giảm giá thành sản phẩm.

- Công nghệ OFDM với những tính năng nổi trội như khả năng chống nhiễu, khả năng sử dụng phổ cao, cho phép truyền tin với tốc độ cao.. được sử dụng trong WiMAX cố định đã cho phép hệ thống có khả năng làm việc tốt trong môi trường NLOS và tốc độ truyền tin cao.

- Phiên bản WiMAX di động dựa trên tiêu chuẩn IEE802.16e là sự bổ sung các yêu cầu cho tiêu chuẩn IEEE 802.16-2004 đã bổ sung những tính năng mềm dẻo và hiệu quả hơn. Việc sử dụng OFDMA trong phiên bản WiMAX di động cho phép sử dụng linh hoạt và hiệu quả hơn băng thông, cũng như tăng cường các khả năng cho an ten, .. Ngoài ra với phiên bản này còn hỗ trợ thêm nhiều tính năng khác như chất lượng dịch vụ, bảo mật vv...

- So với các công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng có cùng phạm vi ứng dụng, WiMAX là công nghệ đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả các nhà sản xuất cũng như người cung cấp dịch vụ và người sử dụng nhờ các đặc tính nổi trội của nó, đặc biệt khi nhu cầu truy nhập dữ liệu ngày càng mạnh. Với việc

WiMAX được tối ưu cho dịch vụ dữ liệu, WiMAX có thể song song tồn tại cùng với các mạng như 3G được tối ưu cho thoại. Tùy thuộc mục đích của nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng, các mạng sẽ có sự phát triển tương ứng.

Với khả năng cung cấp các dịch vụ truy nhập băng rộng cho cả cố định và di động, WiMAX sẽ là lựa chọn mang tính quyết đinh cho các nhà cung cấp dịch vụ trong thời gian tới nhằm chiếm lĩnh thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh của mình. Hiểu rõ các đặc điểm kỹ thuật, vận dụng vào các điều kiện thực tế để triển khai hệ thống một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ đem lại những khả năng hế t sức lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ và cả người sử dụng.

Việc triển khai WiMAX tại Việt Nam sẽ đáp ứng được các đòi hỏi ngày một lớn về nhu cầu truy nhập băng rộng, góp phần thúc đầy kinh tế phát triển, đặc biệt là các khu vực nông thôn, miền núi và các khu đô thị mới.

Hướng phát triển đề tài

Trong phạm vi đề tài này, em đã tìm hiểu công nghệ của mạng truyền dẫn không dây WiMAX. Trên đây em chỉ tìm hiểu hai chuẩn thông dụng của WiMAX là 802.16- 2004 và 802.16e. Hiện nay, người ta đang nghiên cứu nhiều hơn để hoàn thiện. Đồng thời đây là một hệ thống truyền dẫn không dây nên cần nghiên cứu kĩ hơn về bảo mật của hệ thống. Do đó, đề tài này còn có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau để cho đề tài này gần với thực tế hơn. Hướng phát triển đề tài như sau:

• Mở rộng tìm hiểu các chuẩn khác nhiều mức hơn; chẳng hạn như 802.16-2009, 802.16f,....

• Đi sâu tìm hiểu biện pháp bảo mật của hệ thống.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè, gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bản đồ án tốt nghiệp của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Trung là thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện và chỉ bảo cho em trong suốt thời gian em hoàn thành đồ án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. IEEE 802.16 – 2004, (October, 2004), Air Interface for Fixed Broadband Wireless Access Systems.

[2]. IEEE 802.16e, (February, 2005), Air Interface for Fixed and Mobile Broadband Wireless Access Systems.

[3]. Hassan Yagoobi, Intel Technology Journal, (Vol 08, August 2004) Scalable OFDMA Physical Layer in IEEE 802.16 WirelessMAN4.

[4]. WiMAX Forum, (2006), Mobile WiMAX – Part I: A Technical Overview and Performance Evaluation.

[5]. WiMAX Forum, (March, 2006) Mobile WiMAX – Part II: A Comparative Analysis. [6]. 3GPP TS 25.308, (Sep. 2004), High Speed Downlink Packet Access (HSDPA)

Overall Description.

[7]. 3rd Generation Partnership Project 2 “3GPP2”, (March 2004) CDMA2000 High Rate Packet Data Air Interface Specification .

[8]. John Wiley & Sons, Ltd, (2006), The Business of WiMAX

[9]. WiMAX Forum white paper, WiMAX’s technology for LOS and NLOS environments.

[10]. WiMAX Forum white paper, The business case for Fixed Wireless Access in Emerging countries.

[11]. WiMAX Forum, (November 2005), Fixed, nomadic, portable and mobile applications for 802.16-2004 and 802.16e WiMAX networks.

[12]. WiMAX Forum white paper, IEEE 802.16 Standard and WiMAX igniting Broadband Wireless Access.

[13]. West Technology Reseach Solutoins, LLC (May, 2005), WiMAX market trends & Technology Futures

[14]. www.ieee.org

[15]. www.quantrimang.com [16]. www.svbkol.org

[17]. www.vnpt.com.vn

[18]. www.wimaxforum.org

[19]. www.wimaxpro.org [20]. www.wimax.com

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công nghệ WiMAX (Trang 125 - 132)