Các dấu hiệu nhân trắc 1 Các mốc nhân trắc

Một phần của tài liệu KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG (Trang 39 - 41)

2. Cơ * Cơ cổ

2.3.Các dấu hiệu nhân trắc 1 Các mốc nhân trắc

2.3.1 Các mốc nhân trắc

* Đốt sống cổ 7

Đốt sống cổ 7 có mỏm gai rất dài, chồi ra khi ta cúi đầu. Do đó ta có thể xác định bằng tay và mắt đỉnh nhọn của đốt sống cổ số 7: cúi đầu xuống, chọn điểm đỉnh cao nhất nhô lên ở cổ rồi đánh dấu.

* Hõm cổ

Hai đầu ức của xương đòn cao hơn đầu xương ức tạo thành một hố lõm trên đầu lồng ngực, hố này không bị cơ che khuất, nó nằm ngay dưới da nên ta có thể xác định bằng mắt và bằng tay vị trí hõm nhất thẳng cằm xuống.

.

Hình 2.12. Hõm cổ

* Mỏm cùng vai

Mỏm cùng vai không bị bao phủ bởi cơ, nó nằm ở ngay dưới da cho nên ta có thể xác định dễ dàng bằng cách, dang tay ngang, lên xuống, xác định hố lõm ở vai, ngay chính giữa hốn lõm ta xác định được điểm nhô ra nhất của mỏm cùng vai rồi đánh dấu vào vị trí đó.

Hình 2.13. Mỏm cùng vai * Hõm trên xương đòn

Khoảng cách giữa bó cơ ức và bó cơ đòn tạo thành một hố lõm hình tam giác ở cạnh trên xương đòn. Ta có thể xác định được bằng mắt và tay.

* Mỏm quạ

Trên xương vai phía trước có mỏm lớn hình cong như mỏ quạ gọi là mỏm quạ. Chúng ta xác định bằng mắt và tay, sau khi xác định được mỏm cùng vai thì nó ở phía trước mỏm cùng vai.

Hình 2.15. Mỏm quạ

* Góc cổ vai

Góc cổ vai là giao giữa đường chéo chứa cơ thang và đường xiên chứa cơ ức đòn chũm, vì vậy nên ta khó có thể xác định trực tiếp bằng tay hay mắt nên ta gián tiếp xác định bằng giao điểm giữa đường cạnh cơ thang và đường cạnh cơ ức đòn. Đường cạnh cơ thang được xác định bằng đường tiếp xúc giữa cơ thang ( phần vai) và mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng vuông góc với mặt đất. Đường cạnh cơ ức đòn xác định bằng đường tiếp xúc giữa cơ ức đòn ( cổ ) và mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng vuông góc với mặt đất.

→ Ta phải chế tạo dụng cụ xác định điểm góc cổ vai.

Một phần của tài liệu KHOA CN DỆT MAY & THỜI TRANG (Trang 39 - 41)