Tình hình nuôi thương phẩm:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng (Trang 35 - 38)

M Ở ĐẦU

2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi hầu ở Việt Nam:

2.2. Tình hình nuôi thương phẩm:

Hiện nay, hầu được nuôi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với các loài có giá trị kinh tế như:

Hầu cửa sông C.rivularis được các chuyên gia Trung Quốc, Nhật Bản, nuôi thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1967 trên hệ thống sông Bạch Đằng – Quảng Ninh. Hiện nay, hầu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng.

Hầu C.lugubris phân bố ở các đầm phá miền Trung, nhiều ở phá Tam Giang (Thừa Thiên – Huế), được nuôi ở đầm Lăng Cô từ năm 1997 đến năm 2001 sản lượng đạt được 171.285 kg.[1]

Hầu C.belcheri phân bố ở Nam miền Trung, khu vực Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) và Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu). Hiện nay, chúng đang được phát triển

nuôi mạnh ở các địa phương này, sau đó phát triển sang Cà Mau. Hầu được nuôi bằng nhiều phương thức và vật liệu bám khác nhau như đóng cọc, thả vật bám, treo lồng, nuôi ngoài sông, trong ao đầm, trên bãi triều, bằng bè phao hoặc giàn cọc cố định.[12]

Ngoài ra, còn có hầu C.iredalei phân bố tự nhiên tại các tỉnh miền Trung nhưng đang được nghiên cứu nuôi tại vùng nước Long Sơn, hầu Muỗng

Crassotrea sp phân bố ở Đầm Thị Nại (Bình Định).

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đòi hỏi đối tượng mới, lạ, ngon và dinh dưỡng cao. Vì vậy mà, loài hầu Thái Bình Dương đã được du nhập vào Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam kết hợp với Công ty Khoa học kỹ thuật thuỷ sản Pauchen Đài Loan, chuyên gia Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ khảo sát một số khu vực tại vùng vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh. Đoàn đã xác định vùng này có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi hầu Thái Bình Dương đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào nhiều thị trường kể cả Mỹ và EU. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I phối hợp với Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long – Quảng Ninh đã nhập giống hầu Thái Bình Dương từ Đài Loan về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Hầu Thái Bình Dương nuôi tại đây có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong thời gian 8 – 10 tháng nuôi hầu đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65 – 75 mm/con, trọng lượng từ 70 – 80 g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 – 63%. Trong khi đó, ở các nước khác phải nuôi từ 18 – 30 tháng mới đạt kích cỡ thương phẩm. Để nuôi 2,5 tấn hầu chỉ cần đầu tư một bè nuôi bằng tre hoặc gỗ bạch đàn. Tổng đầu tư ban đầu khoảng 7 – 10 triệu đồng sẽ thu được lợi từ 40 – 50 triệu đồng, giá bán hầu vỏ tại Quảng Ninh hiện nay dao động 30.000 – 40.000 đ/kg. Tại Vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh), Công ty Đầu tư và Phát triển sản xuất Hạ Long (Bim Group) đã nuôi thành công hàu Thái Bình Dương. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, trong thời gian 8 - 10 tháng nuôi, hàu đã đạt

kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65 - 75mm/con, trọng lượng từ 70 - 80g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%. Để nuôi 2,5 tấn hàu chỉ cần đầu tư một bè nuôi bằng tre hoặc gỗ bạch đàn. Tổng đầu tư ban đầu khoảng 7 - 10 triệu đồng, sẽ thu được lợi nhuận từ 15 - 20 triệu đồng. Hiện giá bán hàu thịt tại Quảng Ninh dao động từ 65.000 - 80.000 đồng/kg.

Sản lượng hầu nuôi của Việt Nam tăng khá nhanh từ 792 tấn năm 2002 lên 2.743 tấn năm 2007. Trong đó, hầu được nuôi chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu, với sản lượng lần lượt là 900 tấn và 1.364 tấn năm 2007, chiếm tới 88,9% tổng sản lượng hầu nuôi toàn quốc. Năng suất bình quân giai đoạn 2002 – 2007 đạt 7,1 tấn/ha. Trong đó, nuôi đáy năng suất 10 – 12 tấn/ha, nuôi giàn bè 3 – 5 tấn/giàn, nuôi khay 6 – 8 kg/khay.[8]

Về diện tích, có sự tăng rất lớn, từ 94,5 ha năm 2002 lên khoảng 501,1 ha năm 2007. Trong đó, diện tích nuôi lớn nhất là hai khu vực Long Sơn và Quảng Ninh. Tại Quảng Ninh, diện tích nuôi hầu tăng từ 100 ha (2006) đến 220 ha (2009) và đang xây dựng 700 ha để đưa vào nuôi trong thời gian tới. Có được việc tăng diện tích nhanh đến thế là vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nuôi hầu như: Công Ty Đầu Tư Phát Triển Hạ Long, Xí Nghiệp Hải Minh, Công Ty Tài Năng Trẻ.[8]

Một số công trình nghiên cứu về bệnh trên hầu cũng đã được tiến hành. Ngô Thị Thu Thảo (2007), khảo sát một số kí sinh trùng trên hầu (Crassostrea sp) và vẹm (Mytillus sp) thu tại Hà Tiên, Kiên Giang phát hiện hầu thường bị giun nhiều tơ xâm nhập (93%) gây hiện tượng phồng giộp, làm cho vỏ hầu trở nên giòn, dễ vỡ. Kí sinh trùng Perkinsus sp ở hầu 57%, ở vẹm 52%, cường độ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ, kí sinh trùng Nematopsis sp, kí sinh trùng buồng trứng Marteiloides sp.[9]

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)