Nghiên cứu tạo giống đa bội thể:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng (Trang 25 - 30)

M Ở ĐẦU

1. Tình hình nghiên cứu và nuôi hầu trên thế giớ i:

1.5. Nghiên cứu tạo giống đa bội thể:

Vấn đề nghiên cứu tạo giống đa bội thể một số loài động vật thân mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ đã được bắt đầu từ thập kỷ 80. Xuất phát từ việc kích thích cho đẻ bằng các phương pháp sốc hoặc xử lý hóa chất, đã tạo ra sự biến đổi đặc biệt: Một số đặc tính di truyền đem lại những kết quả bất ngờ về sức sống và khả năng sinh trưởng (hầu tam bội mất đi khả năng sinh sản, sinh trưởng nhanh, thịt nhiều, khả năng chống chịu bệnh tốt và có độ béo quanh năm). [10]

Vào những năm 1980 – 1982, các nhà khoa học cổ truyền thuộc đại học Washington và trường Maire đã nghiên cứu thành công việc dùng các tác nhân vật lý và hóa học để tạo thể tam bội ở hầu, với kết quả đạt được 80% thể tam bội trong một triệu trứng sinh ra [1].

Chaiton và Allen (1985) đã xử lý trứng thụ tinh sau 10 phút của hầu Thái Bình Dương (C.gigas) ở áp suất 6000 – 8000 atmosphere trong thời gian 10 phút. Kết quả đạt được 57% tam bội thể. [1] Cũng trên loài hầu này, Quillet và Panelay (1986) đã dùng phương pháp nhiệt để gay đột biến. Trứng sau khi thụ tinh 10 phút, được xử lý nhiệt 30 – 380C trong 10 – 20 phút. Kết quả đạt được tỷ lệ hầu

tam bội thể cao nhất (50 – 60%) là ở nhiệt độ 35 – 380C. [10]Ngoài ra, với việc dùng các tác nhân hóa học 6 – DMAP gây đột biến đa bội trên hầu Thái Bình Dương (C.gigas) cho ra kết quả là 90%cá thể hầu tam bội.

Một cách để gây đột biến tam bội (3N) đem lại hiệu quả tương đối cao là dùng Cytochalasin B (CB). Hòa tan CB trong dung dịch Dimethylsulphoxide 0.1% ở nồng độ 1mg CB trong 1L dung dịch. Ngâm trứng đã thụ tinh sau 15 – 20 phút trong dung dịch trên khoảng 20 phút. Kết quả đạt được 50 – 100% tam bội thể. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất giống tam bội thể ở các trại giống. [10]

Năm 1993, các khoa học thuộc trường đại học Rutgers do tiến sĩ Ximing Guo (Trung Quốc) và tiến sĩ Stan Allen (Mỹ) chủ trì, đã phát minh ra một loại hình đa bội thể mới và sau đó xây dựng thành công nghệ hầu tứ bội 4N (Tetraploid technology), cốt lỗi của công nghệ này nhằm tạo ra đàn hầu bố mẹ tứ bội trong tế bào chứa 4 bộ NST (4n) có khả năng giao phối bình thường với hầu lưỡng bội (2n) thiên nhiên để tạo ra hầu tam bội (3n) mất khả năng sinh sản,mập quanh năm [11]. Năm 1996, Guo đã thông báo kết quả trong việc nghiên cứu lai tạo giữa hầu nhị bội thể và tứ bội thể. Tất cả các phếp lai đã tạo ra dạng hầu tam bội thể có tỷ lệ sống tương tự như dạng nhị bội thể nhưng sau 8 – 10 tháng nuôi hầu có kích thước lớn hơn dạng nhị bội thể 14 – 51%.[6] Guoelal (1996) đã so sánh tỷ lệ tạo tam bội (3n) khi sử dụng hóa chất Cytochalasin B (CB) và phép lai giữa dạng tứ bội (4n) với dạng lưỡng bội (2n). Kết quả đạt được 50 – 100% (70%) cá thể tam bội (3n) khi sử dụng hóa chất CB và 100% thể tam bội khi cho lai giữa dạng tứ bội (4n) và lưỡng bội (2n). Tương tự, khi cho hầu đực tứ bội lai với hầu cái lưỡng bội, Nell (2002) đã cho kết quả 100% hầu tam bội. Và từ đó trở đi, việc nuôi thương mại hầu tam bội tại bở biển phía Tây của Bắc Mỹ tăng đáng kể.Đến nay,viện công nghệ giống Hoa Kỳ đã tạo ra được đàn hầu bố mẹ tứ bội ở 3 loài hầu đó là : C.gigas,

C.virginica, C.ariakensis.Hàngnăm có thể sản xuất 10 – 15 tỷ ấu trùng điểm mắt hầu tam bội từ tứ bội, cung cấp cho thị trường Mỹ, Canada, Pháp…[11].

Kỹ thuật sản xuất giống hầu tam bội tuy mới được nghiên cứu trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng đã có nhiều thành tựu nổi bật.Hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển cung cấp nguồn giống tam bội cho nghề nuôi hầu thương phẩm.

1.6. Nuôi hầu thương phẩm:

Hầu rất có giá trị dinh dưỡng nên từ lâu con người đã biết khai thác hầu làm thực phẩm và nghề nuôi hầu cũng được ra đời từ rất sớm. Trung Quốc là nước đầu tiên nuôi hầu và đã nhanh chóng dẫn đầu thế giới về sản lượng hầu. Theo thống kê của FAO (1999) thì cho tới năm 1997 Trung Quốc đã đạt sản lượng 2,3 triệu tấn chiếm 76,7% sản lượng hầu của thế giới.[14]

Ở nước Pháp nghề nuôi hầu cũng ra đời từ rất sớm với loài hầu bản địa là

C.odulis,nhưng chỉ đến năm 1860 khi loài hầu C.angulata được nhập về từ Bồ Đào Nha thì nghề nuôi hầu ở đây mới thực sự phát triển.Hầu Bồ Đào Nha nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi chính của ngành nuôi hầu công nghiệp ở Pháp với hai trung tâm cung cấp giống lớn nhất là vịnh Acachon và Miarennes-Oléron,sản lượng lên đến 100.000 tấn vào giữa những năm 50 của thập kỷ 20.Cho đến cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ này một dịch bệnh do virus đã làm chết hàng loạt hầu Bồ Đào Nha nên hầu TBD đã được đưa vào thay thế. Đến năm 2002, sản lượng hầu này chiếm khoảng 98% trong tổng sản lượng hầu nuôi. Hiện tại, do nhiều đặc tính ưu việt như thịt thơm ngon có giá trị kinh tế và đặc biệt có thể xuất khẩu được nên hầu Thái Bình Dương (C.gigas) đã được đưa vào nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới (đã có 64 nước trên thế giới như: Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Canada,... ). Số liệu thống kê cho thấy chưa có giống loài thủy sản nuôi nào có sản lượng tăng nhanh và lớn như hầu Thái Bình Dương. Năm 1950 tổng sản lượng hầu thế giới là 150.000 tấn, năm 1970 tăng lên 437.000

tấn; 1990 là 1,2 triệu tấn; năm 2000 là 3,9 triệu tấn và năm 2003 đạt 4,38 triệu tấn. Sản lượng hầu có xu hướng tăng mạnh trong những năm tới

Theo công bố của FAO (2005), tổng sản lượng hầu nuôi trên thế giới năm 1950 đạt 492.538 tÊn, trong đó sản lượng từ nuôi chỉ đạt 199.458 tấn chiếm 40% tổng sản lượng và khai thác 293.080 tấn chiếm 60% tổng sản lượng. Sau 53 năm (đến 2003), tổng sản lượng hầu trên thế giới là 4.696.176 tấn, trong đó sản lượng từ nuôi là 4.496.659 tấn chiếm 96% và khai thác chỉ chiếm 4% tổng sản lượng. Như vậy, hiện nay trên thế giới, sản lượng hầu chủ yếu là từ nuôi, lượng hầu khai thác ngoài tự nhiên không còn đáng kể.

Đối với khách hàng các nước châu Âu và Mỹ, ngoài chưa chuộng chất lượng thịt hầu,người ta còn quan tâm đến hình thức bề ngoài: Hầu có kích cỡ vừa phải, hình dạng bên ngoài đẹp để trưng bày lên đĩa.Do đó, nghề nuôi hầu ở những nước châu Âu và châu Mỹ chủ yếu sử dụng giống hầu bám đơn.Tại Ca-na-da con giống hầu đơn được đặt trong những khay xếp chồng lên nhau, những khay này hình tròn, vuông được cố định tại một trụ giữa. Nghề nuôi hầu tại Mỹ chủ yếu sử dụng con giống đơn tam bội. Hầu giống được xếp vào những khay nhựa rồi treo lơ lửng trong nước hay được đặt tại những sạp cách đáy vùng triều.(Phùng Bảy dịch,2010).

Nghề nuôi hầu ở Úc bắt đầu từ năm 1870 với đối tượng nuôi chủ lực là hầu đá Sydney (S.commercialis).Ban đầu hầu được nuôi bằng cách cho hầu bám vào các phiến đá sau đó đặt trên nền đáy để nuôi. Sau một thời gian người nuôi nhận thấy với phương pháp này hầu rất dễ bị vùi lấp hay địch hại tấn công nên cuối những năm 1950 nuôi hầu chủ yếu bằng lồng nổi hoặc cọc cắm xuống đất.Với hình thức nuôi này hầu lớn nhanh hơn và không bị bùn bao phủ.[14] Đầu những năm 1970, hầu Thái Bình Dương (C.gigas) được đưa vào nuôi với nguồn giống chủ yếu từsinh sản nhân tạo. Hiện nay, đây là đối tượng nuôi chính ở Úc (Spencer, 2002). [2]

Tại Mexico, hầu TBD là loài nuôi chính ở Bang Baja California và Sonora. Sản lượng năm 2003 đạt 1622 tấn đạt 2,4 triệu USD thu hút được 1800 công nhân và giống thì được nhập khẩu từ Mỹ.

Ở Canada, hầu Thái Bình Dương (TBD) chiếm 81% về sản phẩm thu hoạch từ nuôi nhuyễn thể, sản lượng đạt được là 7000 tấn vào năm 2003 đạt 6,7 triệu USD. Ở đây, hầu được nuôi theo hình thức nuôi đáy và diện tích nuôi đáy chiếm 1000 ha.

Tại Mỹ, hầu TBD là loài quan trọng nhất trong các loài hầu nuôi ở đây từ năm 1977. Năm 2003, sản lượng hầu thịt đạt 4,5 tấn chiếm 95% sản lượng hầu của khu vực bờ biển Thái Bình Dương (Renes E. Lavoie, 2005).

Ở Nhật, nghề nuôi hầu cũng phát triển sớm với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi đáy, nuôi bằng trụ cắm trên nền đáy,nuôi bằng dây treo,nuôi bè gỗ,nuôi chuỗi. Hirosima Perfecture là trung tâm sản xuất giống lớn nhất nước, năm 1986 có 2,5 triệu m2 bè sản xuất giống 154.000 tấn hầu (Anon, 1989) chiếm khoảng 70% tổng sản lượng hầu ở giống Nhật. Với hình thức nuôi chuỗi Miyagi Perfecture đã trở thành trung tâm sản xuất hầu lớn thứ 2 của Nhật, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng.[14]

Trong thập kỷ 90, nhiều công trình nghiên cứu kỹ thuật nuôi hầu đã được công bố như: Nghiên cứu sinh học và kỹ thuật nuôi hầu ở vịnh Bacoor, Luzon, Philippines (Blanco, Villalus, Montaban, 1951), nghiên cứu phương pháp nuôi hầu bằng cọc ở đầm Dagatdagata, Philippines (Blanco, 1956), nuôi hầu ở Maritimes,Canada (Medcof, 1961), nuôi hầu bằng bè ở Bristish Colombia (Quayle, 1971), nuôi hầu ở Newzealand (Curtin, 1971), nuôi hầu rừng ngập mặn C.rhizophorae ở Pueto Rico (Watters và Prinslows, 1975), nuôi hầu ở Amterdam, Netherland (Korringa, 1976a), nuôi hầu ở Amterdam, Netherland (Korringa, 1976b), nuôi hầu ở Sabah (Chin và Lim, 1977),phương pháp nuôi hầu vùng nhiệt

đới (Quayle, 1980), thử nghiệm nuôi hầu bằng cọc ở Bristish Colombia (Clayton và Pobran, 1981), phát triển công nghiệp nuôi hầu ở Nhật Bản (Ventilla, 1984), nuôi hầu S.echinata ở Ambon, Indonesia (Angell, 1984), sinh học và kỹ thuật nuôi hầu Ostrea, Crassostrea, Saccostrea (Angell, 1986), nuôi hầu ở Bristish Colombia (Quayle,1988).[7]

Hiện nay, nghề nuôi hầu phát triển rất mạnh ở nhiều nước với nguồn giống chủ yếu từ sinh sản nhân tạo. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu để phục vụ cho nuôi hầu đã được thực hiện. Năm 1993, Pripanapong đã thử nghiệm nuôi hầu

C.belcheri bằng hai phương pháp: dây thừng treo trên giàn lung lay và những cọc ximem cắm xuống đất vùng nước. Kết quả hầu nuôi bằng dây thừng có tỷ lệ sống tốt hơn. Pripanapong (1996) kết luận rằng dòng chảy và địch hại có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu C.belcheri nuôi tại Thái Lan. Bằng phương pháp nuôi đặt những khay lưới tự do và và những khay xen kẽ giữa lồng nuôi cá, kết quả là hầu nuôi trong lồng lưới tự do lớn nhanh hơn rất nhiều. Địch hại chủ yếu của hầu là các loài cua. Tác giả đề nghị rằng khi thiết kế khay nuôi nên tính đến phương án lưới bao bọc vừa đảm bảo thông thoáng, vừa bảo vệ chống địch hại.[1]

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)