II. Các dự án ưu tiên đầu tư phát triẻn hạ tầng kỹ thuật
3.3 Giải pháp khác
* Tăng nguồn thu của Ngân sách Quận
Ngân sách của Quận hiện nay còn hạn hẹp nên nguồn vốn dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn rất hạn chế. Nếu Ngân sách của quận tăng lên thì sẽ tăng nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật. Để tăng Ngân sách Quận thì cần tăng cường công tác quản lý việc thu thuế, sắc thuế, hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế..Hoạt động thu phí, lệ phí..tuy đã được cải thiện nhưng vẫn có nhiều bất cấp cần có sự cải cách. Một biện pháp rất hiệu quả đó
là dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng. Hồ Tây là một quận có quỹ đất lớn rất thích hợp với giải pháp này.Hiện nay công tác đấu giá quyền sử dụng đất đã được triển khai ở Việt Nam. Đấu giá đất tạo vốn xây dựng hạ tầng kĩ thuật đã được Nhà nước phê duyệt đảm bảo quyền sử dụng đất tham gia vào thị trường bất động sản một cách công khai. Để công tác dùng quỹ đất tạo vốn có hiệu quả cần :
- Khi lập danh mục các công trình phải xác định công trình trọng điểm, cần ưu tiên đầu tư, phù hợp với kế hoạch tổng thể phát triển xã hội và các công trình này phải được sự phê duyệt của Chính phủ.
- Việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn phải được sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch được duyệt, thu chi theo hợp đồng giữa quận và bên đầu tư hạ tầng kĩ thuật.
- Quỹ đất dùng cho mục đích này phải được chuẩn bị trướccả về mặt bằng, quy hoạch và thủ tục pháp lý đảm bảo sự thuận lợi cho việc trao đổi thì mới thu hút được các nhà đầu tư.
- Với các dự án dùng quỹ đất tạo vốn cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
*Các nguồn vốn tín dụng, liên doanh, trái phiếu xây dựng, liên kết, đấu giá :
Đây là nguồn vốn lớn và Tây Hồ rất có tiềm năng thu hút nguồn vốn này. Là quận nội thành, có vị trí thuận lợi phát triển dịch vụ, mặt bằng rộng thoáng nên trong quá trình đô thị hoá Tây Hồ nên tận dụng lợi thế để thu hút nguồn vốn này.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Quản lý đô thị, Khoa kinh tế và quản lý môi trường đô thị, Trường ĐH KTQD.
2. Giáo trình kinh tế đô thị, Khoa kinh tế và quản lý môi trường đô thị , Trường ĐH KTQD
3. Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Giáo dục, 1998
4. Báo cáo tổng hợp Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quận Tây Hồ đến năm 2020.
5. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050(Bản thảo tháng 7 năm 2007).
6. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Tây Hồ 5 năm (2001- 2006)., Uỷ ban Nhân dân quận Tây Hồ.
7. Niên giám thống kê kinh tế - xã hội quận Tây Hồ các năm 1998 – 2006, Phòng thốn kê quận Tây Hồ.
8. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua phòng Kế hoạch- Kinh tế, UBND Quận Tây Hồ.
9. Thông báo về việc phân công nhiệm vụ công tác của cán bộ chuyên viên phòng Kế hoạch- Kinh tế, UBND Quận Tây Hồ.
10. Cổng giao tiếp UBND Quận Tây Hồ.
11. Quyết định của UBND Thành phố “về việc ban hành Quy định vị trí chức năng nhiệm vụ của Phòng chuyên môn thuộc UBND Quận, Huyện
KẾT LUẬN
Phát triển cơ sở hạ tầng không phải là một vấn đề có thể giải quyết được trong ngày một ngày hai mà nó là vấn đề phát triển lâu dài vì nó đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư về vốn, công nghệ kĩ thuật..Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện không chỉ của riêng quận Tây Hồ mà còn cả của thủ đô Hà Nội của toàn đất nước Việt Nam. Tuy nhiên phát triển hạ tầng kĩ thuật nên được đưa lên làm ưu tiên trước nhất vì phát triển hạ tầng kĩ thuật thì mới có điều kiện phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội, đầu tư thích đáng cho hạ tầng kĩ thuật để thu hút được các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Qua bản kế hoạch các dự án hạ tầng kĩ thuật sẽ đầu tư trong gia đoạn 2006-2010 và xa hơn nữa là 2020 của Quận Tây Hồ thì có thể thấy khối lượng công trình xây dựng là rất lớn. mà các công trình lại cần thiết xây dựng đồng bộ, điều này đòi hỏi một nguồn vốn khổng lồ mà không riêng bất cứ nguồn cung cấp nào có thể đáp ứng được.Bởi vậy các cấp lãnh đạo Quận Tây Hồ cần huy động đồng loạt các nguồn có thể thu hút như Ngân sách Nhà nước, các tổ chức tư nhân, nguồn vốn từ nước ngoài.., đồng thời với công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
Trong bài viết có đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút và huy động nguồn vốn có đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ. Những giải pháp này hầu như là các giải pháp đã được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng tại một số địa bàn ở Việt Nam vì nó phù hợp với điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội của đất nước ta bởi vậy tin rằng cũng sẽ phù hợp với điều kiện của Quận Tây Hồ. Với các tiềm năng, vị trí và những lợi thế của mình, nếu phát triển được hạ tầng kĩ thuật đúng hướng thì đấy chính là một nền móng vững chắc đưa Quận Tây Hồ không chỉ theo kịp các quận trong nội thành mà vươn lên là một quận đứng đầu của thủ đô.