Quy hoạch hệ thống thoát nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ- Hà Nội (Trang 61 - 66)

I. 2 Quy hoạch hệ thống điện

1.4Quy hoạch hệ thống thoát nước

a, Căn cứ quy hoạch

- Tất cả các khu vực của Tây Hồ đều được bố trí hệ thống thoát nước mưa với công suất đủ, tránh úng ngập với cường độ mưa 310 mm /2 ngày, tương đương với tần suất lặp lại 10 năm.

- Theo chủ trương của UBND thành phố Hà Nội , đảm bảo từ nay đến năm 2020 có 90-100% diện tích đô thị Hà Nội sẽ có mạng lưới thoát nước mưa.

- Quy hoạch thoát nước năm 1998, quy hoạch xử lý hệ thống nước mưa và nước thải, Quy hoạch cải thiện môi trường đô thị do JICA giúp đỡ thực hiện năm 1995 và 2000.

b, Mục tiêu

- Xây dựng mới hệ thống thoát nước, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản giải quyết được tình trạng úng ngập trên địa bàn quận. Hệ thống nước thải đô thị được thiết kế tách riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt được thu gom vào hệ thống riêng đưa về các trạm xử lý trước khi hoà vào mạng thoát nước chung.

- Đến năm 2010, chấm dứt tình trạng nước thải của các khu vực dân cư và một số cơ quan doanh nghịêp thoát thẳng vào Hồ Tây như hiện nay.

- Đến năm 2020, có 100% diện tích trên địa bàn Quận có mạng lưới thoát nước mưa.

c, Nội dung quy hoạch

- Khu vực Hồ Tây : khoảng 930 ha nước mưa trên toàn khu vực Hồ Tây sẽ thoát vào Hồ Tây thông qua các trạm xử lý.

- Hoàn tất hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt khu vực xung quanh Hồ Tây. Nước thải của các hộ dân cư, cơ quan, doanh nghiệp ở xung quanh Hồ Tây sẽ được thu gom, xử lý trong khuôn khổ dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.

- Hoàn tất hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt khu vực xung quanh Hồ Tây. Nước thải của các hộ dân cư, cơ quan, doanh nghiệp ở xung quanh Hồ sẽ được thu gom, xử lý trong khuôn khổ Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây.

- Triển khai dự án thoát nước thải do CH Áo tài trợ.

- Xây dựng hệ thống thoát nước xương cá bám theo các trục thoát nước nói trên sẽ được khảo sát và thiết kế chi tiết trong quy hoạch thoát nước của Thành Phố Hà Nội và Quận Tây Hồ.

- Cải tạo hệ thống thoát nước hiện có trên các trục đường Thuỵ Khuê, Hoàng Hoa Thám, các đường phân khu vực và đường nhánh theo quy hoạch giao thông.

- Cống hoá mương Thuỵ Khuê.

- Xây dựng các trạm xử lý nước thải của một số doanh nghiệp trước khi hoà vào mạng nước chung.

d, Quy hoạch thoát nước khu vực xung quanh Hồ Tây

* Nguyên tắc chung:

- Căn cứ vào hiện trạng thoát nước và hiện trạng địa hình khu vực Hồ Tây.

- Căn cứ vào hồ sơ chỉ giới đỏ đường và kè ven Hồ Tây, quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất quanh Hồ Tây, việc tổ chức thoát nước khu vực quanh Hồ Tây được thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch phải quan hệ thống nhất với nhau về mặt khai thác sử dụng, về chế độ thuỷ lực, xây dựng các cống nối tạo điều kiện tuần hoàn, luân chuyển nước giữa 2 hồ phù hợp với tổng thể dự án thoát nước Hà Nội.

+ Nước thải sinh hoạt phải được thu gom tập trung xử lý đat tiêu chuẩn mới được phép xả ra Hồ Tây hoặc bơm chuyển đi xa. Nước mưa, nước mặt phải được xử lý mới được đổ ra Hồ Tây.

+ Xây dựng các trạm xử lý nước thải nhỏ hiệu quả xủ lý cao để xử lý nước thải.

* Tổ chức thoát nước được thực hiện ở các lưu vữc xung quanh Hồ Tây như sau:

- Lưu vực phía Tây- Bắc Hồ Tây. Lưu vực này chưa co hệ thống thoát

nước hoàn chỉnh. Do vậy giải pháp thoát nước lưư vực này là: Nước bẩn sinh hoạt theo tuyến cống D 300- 400 đi trên hè dọc tuyến đường ven hồ và đường khu vực tập trung tại cọc 190. Sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ xả vào tuyến mương dẫn của khu vực.

- Lưu vực phía Tây – Nam (Lưu vực đường Bưởi, đoạn từ cống Xuân La(

cửa xả B) đến cống Đõ (cửa A Hồ Tây). Do đặc điểm của địa hình và khu vực thoát nước, cốt san nền của khu vực này chia làm 2 tiểu khu vực:

+ Khu vực tiếp giáp đường Lạc Long Quân và đường Thuỵ Khuê: sử dụng giải pháp thoát nước chung, theo độ dốc địa hình xả nước ra mương Thuỵ Khê.

+ Khu vực tiếp giáp Hồ Tây: F 16 ha sử đụn hệ thống thoát nước riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thoát nước bẩn sinh hoạt: Nước bẩn sinh hoạt tập trung theo các tuyến

cống, tập trung về khu đất trống gần đình Võng Thị. Xây dựng trạm xử lý nước bẩn gần đình Võng Thị, sau khi xử lý đặt tiêu chuẩn cho phép sẽ xả vào Hồ Tây.

Thoát nước mưa: Trên hè phía nhà dân dọc tuyến đường ven Hồ và

đường khu vực sẽ đặt các tuyến cống, rãnh thoát nước, theo độ dốc địa hình và sốt can nền chảy tập trung về bể lắng sơ bộ, bể lắng cát xây dựng tại khu đất trống gần đình Võng Thị cùng khu đất xây dựng trạm xử lý nước bẩn để thuận tiện quản lý, sau đó cho phép xả ra Hồ Tây.

*Lưu vực phía Nam, từ vườn hoa Lý Tự Trọng đến cống Đõ, giới hạn

đến đường Thuỵ Khê(cống Thuỵ Khê).

Do đặc điểm lưu vực, toàn bộ nước thải và nước mặt của toàn bộ lưu vực được tập trung vào tuyến mương, cống dọc hè sát nhà dân đường ven hồ, sau

đó dẫn xả ra mường Thuỵ Khê theo đường nhánh nối đường ven hồ với đường Thuỵ Khê.

*Lưu vực Yên Phụ. Đoạn từ CLB thể thao đến khách sạn Thắng Lợi, là

dải đất hẹp ven hồ giáp đường Yên Phụ và bán đảo Nghi Tàm, chủ yếu là dân cư làng cổ. Lưu vực này chưa co hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, nước mưa nước bẩn tự chảy ra hồ.

Giải pháp thoát nước: Tổ chức hệ thống thoát nước riêng.

Nước bẩn sinh hoạt: Thu gom nước bẩn sinh hoạt từ các khu dân cư ven hồ, làng Yên Phụ và đường Yên Phụ theo tuyến cống 300-400 đi dọc trên hè sát nhà dân đường ven hồ và đường khu vực tập trung về góc phia Bắc đình Yên Phụ.

Nước mặt , nước mưa: bố trí các tuyến cống chính 600 đi dọc tuyến đường ven hồ rồi chảy vào eo lõm phía Bắc đình Yên Phụ.

*Lưu vực Nghi Tàm Từ khách sạn Thắng Lợi đến khách sạn K5 diện tích

là 18ha. Tương tự như khu vực Yên Phụ , nước sinh hoạt, nước mặt ở các khu dân cư đều xả trực tiếp vào hồ.

Giải pháp thoát nước: Tổ chức hệ thống thoát nước riêng.

Nước bẩn sinh hoạt: Được thu gom theo tuyến cống, chảy tập trung về eo lõm phía bắc làng du lịch quốc tế Nghi Tàm. Xây dựng trạm xử lý nước bẩn , sau khi xử lý cho chảy ra Hồ Tây.

Nước mặt, nước mưa: song song với tuyến cống nước bẩn. tổ chức tuyến cống đi dọc đường ven hồ tập trung xả ra hồ K5 để pha loãng và lắng trước khu xả raHồ Tây.

*Lưu vực bán đảo Quảng An. Đoạn từ khách sạn K5 đến đầm Bảy, diện

tích là 135 ha.

Tương tự như các lưu vực khác, song hệ thống thoát nước co hoàn chỉnh hơn ở các khu biệt thự, hotel mini theo hệ thống cống rãnh chảy ra hồ.

Giải pháp thoát nước: Trục chính thoát nước là tuyến chính từ U1 đến N cắt ngang bán đảo Quảng An

Nước bẩn sinh hoạt: Xây dựng 4 trạm xử lý nước bẩn mỗi trạm 750 – 1000 m3 / ngày đem ở dạng phân tán phù hợp cho từng tiểu lưu khu vực dân cư.

Thoát nước mặt, nước mưa, chia làm các hướng chính:

+ Khu vực bắc Hồ Quảng Bá : Theo tuyến đường ống chảy về hồ Đầm Bảy qua lắng sơ bộ rồi xả ra Hồ Tây.

+ Khu vực từ nhà nghỉ Công đoàn lên đê Yên Phụ: nước mưa, nươc mặt theo các tuyến cống, rãng xây theo độ dốc địa hình đi dọc các tuyến đường cho xả ra hồ phía Bắc nhà nghỉ công đoàn sau đó ra Hồ Tây.

+ Từ khu vực khách sạn Tây Hồ đến Đàm Sen các tuyến cổng rãnh chính theo các tuyến đường nội bộ, đường khu vực theo độ dốc địa hình tập trung xả vào hồ chùa Phố Linh để lắng sơ bộ rồi mới ra Hồ Tây tại vị trí nam khách sạn Tây Hồ.

+ Khu vực phía Bắc nhà nghỉ Trung ương tiếp giáp đường Yên Phụ: Thu gom nước mưa, nước mặt và được xử lý bằng bể lắng rồi xả ra Hồ Tây.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tại địa bàn Quận Tây Hồ- Hà Nội (Trang 61 - 66)