IV. HOẠCH ĐỊNH: 1 Mục tiêu của Doanh nghiệp:
a) Mục tiêu của doanh nghiệp:
Những điểm mạnh và những hạn chế của doanh nghiệp ta:
Điểm Mạnh Điểm Yếu
• Đội ngũ CBCNV giỏi chuyên môn và tâm huyết với DN.
• Lực lượng nhân viên thị trường marketing năng động,sáng tạo.
• Lao động giàu kinh ngiệm do tận dụng được nguồn nhân lực từ làng nghề ở địa phương.
• Nguồn nguyên liệu ổn định và chủ động nhờ hợp tác liên kết lâu dài.
• Đối tác nước ngoài với kênh phân phối lớn và uy tín.
• DN đã xây dựng được thương hiệu trên các mặt hàng xuất khẩu trước.Tạo niềm tin và uy tín với đối tác và người tiêu dung.
• Vị trí DN thuận lợi trong sản xuất kinh doanh và xuất cảng.
• Tận dụng được nguồn hỗ trợ từ địa phương
• Hạn chế về vốn đầu tư và mở rộng sản xuất.
• Công nghệ chưa được đầu tư nhiều do hạn chế tài chính và trình độ lao động nên năng suất chưa cao.
• Giá cả còn cao,khó cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc,Thái Lan.
• Mẫu mã sản phẩm tuy đã có phần đa dạng nhưng cũng chỉ là cải tiến từ những mẫu cũ,vẫn chưa có những sản phẩm đột phá.
Những Cơ Hội: Những Thách Thức
· Thị trường tiêu thụ còn rộng mở, xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; người tiêu dùng tại các nước nhập khẩu,tiêu biểu là Đức có khả năng chi trả cao.
· Có khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến vào một số khâu của quá trình sản xuất.
· Xuất hiện những xu hướng sản phẩm mới (nhà tre lắp ghép, bàn ghế ép...)
.Có sự hỗ trợ phát triển thông qua các chính sách của Nhà nước và địa phương, đặc biệt là trong năm vừa rồi đã có 3 lần nâng tỷ giá kích thích đáng kể cho việc xuất khẩu của Công ty.
· Cạnh tranh lao động với các làng nghề khác mà nhất là các khu công nghiệp.
· Nguyên liệu ngày càng khan hiếm do tình trạng khai thác bừa bãi nên khá khó khăn trong vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu tốt.
· Vì mang tính chất đánh lẽ nên Công ty vẫn chưa liên kết được với các doanh nghiệp khác cùng ngành nhằm tạo nên một thương hiệu chung có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
· Cơ sở hạ tầng còn yếu kém. .Cạnh tranh với sản phẩm của một số nước có nghề mây tre đan phát triển như Trung Quốc, Thái Lan
Thiếu nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được hơn 70% nhu cầu sản xuất cua DN chúng tôi. Tình trạng nguyên liệu thiếu hụt đã được báo động từ nhiều năm trước và tới nay chúng tôi phải rất khó khăn để tìm nguồn cung ứng nguyên liệu.
Thiếu nhân công: mặt dù chúng tôi đã tăng lương gấp đôi nhưng vẫn thiếu nhân công lành nghề.
Thiếu vốn: Hiện tại DN chúng tôi đang thiếu vốn để mở rộng vùng nguyên liệu cho tương lai, cơ cấu lại DN và đào tạo nhân công.
Giải pháp:
Chúng tôi đang tổ chức các lớp học để nâng cao tay nghề cho nhân công, tổ chức tuyển dụng thêm lao động cho DN để đáp ứng cho nhu cầu sắp tới.
Áp dụng công nghệ tẩy trắng mới theo phương pháp sinh học, không độc hại cho con người và môi trường sống xung quanh.
Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung đủ sức cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất của DN, hiện nay chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng thêm vùng nguyên liệu ở Đaklak, Đăc Nông.
Giải pháp cho sự cạnh tranh: Liên kết các doang nghiệp mây tre đan trong nước để đáp ứng được những đơn hàng lớn, xây dựng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp biết nắm bắt nhu cầu, chủ động tìm kiếm thị trường mới, giữu vững mối quan hệ lâu dài với các đối tác để có thể thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiến nhanh, tiến mạnh trong thời gian ngắn nhất.
b)
Giá cả :
Giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh xuất khẩu nào. Giá cả hàng hoá phản ánh quan hệ cung cầu hàng hoá đó trên thị trường thế giới. Vấn đề xác định đúng đắn giá cả của hàng hoá trên thị trường quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của công ty vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lượng xuất khẩu hàng hoá ra thị trường của công ty.
Việc xác lập giá của công ty phải gắn liền với một giai đoạn mục tiêu cụ thể của chiến lược kinh doanh. Theo chính sách sản phẩm công ty có 3 nhóm sản phẩm chính:
- Sản phẩm dưới dạng nguyên liệu - Sản phẩm thông dụng
- Sản phẩm cao cấp.
Ứng với mỗi nhóm sản phẩm công ty sẽ áp dụng mức giá khác nhau.
Công ty sẽ xây dựng giá trên cơ sở nghiên cứu: - Nguồn hàng của từng công ty
- Giá cả thị trường
Thứ nhất: đối với sản phẩm thông dụng, với loại sản phẩm này thì được tiêu thụ ở rất nhiều quốc gia, tuỳ thuộc từng khu vực thị trường, tập quán và phong tục thị trường đó mức thu nhập của người dân mà công ty có những chính sách giá cả hợp lý để thu lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Ví dụ: tại các thị trường Tây Bắc Âu là những nước có thu nhập cao nên công ty có thể áp dụng mức giá cao hơn một chút. Đối với những khách hàng quen công ty nên giữ mức giá ổn định. Hay khi công ty có ý đinh mở rộng thị trường thì công ty nên áp dụng mức giá thấp.
Thứ hai: đối với sản phẩm cao cấp, do những sản phẩm này chưa xuất hiện nhiều trên thị trường. Nên để khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty thì phải bán với mức giá ổn định. Việc đẩy giá cao hơn giá bán của các công ty khác là không có lợi cho công ty vì chất lượng hàng Việt Nam chưa được người tiêu dùng đề cao trong tâm lý. Vì vậy, cần phải có thời gian để khách hàng tiếp xúc với loại sản phẩm này. Giá mua nguồn hàng này thường rất cao do nguồn hàng cung cấp còn hạn hẹp, nhưng với mức giá này công ty vẫn chấp nhận do những sản phẩm cao cấp thường chỉ được tiêu thụ ở những nước có thu nhập đầu người cao, khách hàng sẵn sàng trả mức giá tương đương với chất lượng sản phẩm.
Một điều cần chú ý là khi xác lập chính sách giá xuất khẩu phải tính đến yếu tố cạnh tranh. Đối với những thị trường như Tây Bắc Âu, Mỹ, Singapo... giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh chưa hẳn thu hút được nhiều khách hàng. Khi giảm giá chênh lệch với đối thủ cạnh tranh có thể gây phản ứng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của công ty. Do vậy, phải phân tích, lựa chọn thật kỹ trước khi đặt giá.
Với mục tiêu trong giai đoạn đầu xâm nhập thị trường, chiến lược giá mà doanh nghiệp hướng đến đó là đưa ra một mức giá cạnh tranh, hấp dẫn với khách hàng để đưa các mặt hàng mới này đến được với thị trường Đức. Tuy nhiên, mức giá mà chúng tôi đưa ra không quá thấp mà hoàn toàn phù hợp với mức giá chung của thị trường, sẽ không tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đức kiện bán phá giá.