3. Thiết k
3.3. Thiết kế mẫu sản xuất
* Thiết kế mẫu giác sơ đồ
- Phương pháp thiết kế: Mẫu giác sơ đồ được xây dựng bằng cách sao lại từ mẫu mỏng
lên bìa cứng và cắt theo các đường cắt của mẫu.
- Yêu cầu:
+ Vật liệu là mẫu thường là các loại bìa cứng, phẳng, độ dày khoảng 1mm. Độ ẩm của bìa thường không được quá 8 % (trong điều kiện độ ẩm không khí từ 60÷65%).
+ Để tăng độ bền cho mẫu, người ta có thể làm mẫu bằng tôn mỏng hoặc làm mẫu bằng bìa và bọc mép mẫu bằng tôn mỏng hoặc thấm dung dịch keo, hồ, dung dịch thuỷ tinh lỏng.
+ Mẫu giác sơ đồ được kiểm tra định kỳ so với mẫu mỏng (1 lần trong 1 tháng) + Việc sao mẫu từ mẫu mỏng được thực hiện bằng bút chì, độ to của nét vẽ phải nhỏ hơn 0,1 cm, cắt mẫu chính giữa nét vẽ.
+ Độ sai lệch cho phép khi cắt mẫu:
Với các đường cắt của các chi tiết lần ngoài có yêu cầu độ chính xác cao: ±0,1cm Với các đường cắt còn lại của lần ngoài: ± 0,2 cm
Với các đường cắt của lần lót và lần dựng: ± 0,3 cm
+ Trên mẫu giác sơ đồ phải thể hiện các thông tin sau: - Tên sản phẩm, tên kiểu mẫu (mã số)
- Cỡ số - Tên chi tiết
- Loại vật liệu sử dụng (vải ngoài, vải phối, vải lót, vải dựng) - Số lượng chi tiết trong 1 sản phẩm
- Diện tích chi tiết (cm2) - Vị trí các dấu hiệu kiểm tra.
- Đường canh sợi dọc và độ lệch canh sợi cho phép
+ Số lượng bộ mẫu giác sơ đồ phải thiết kế tuỳ thuộc vào phương án phối hợp cỡ số và số lượng sản phẩm trên sơ đồ giác mẫu.
+ Trong các trường hợp các chi tiết bán thành phẩm phải qua cắt gọt hoặc cắt sửa đơn chiếc (ví dụ như: sản phẩm yêu vầu phải đối kẻ hoặc trùng kẻ, vải dễ bai dãn,...), so với mẫu mỏng thì mẫu giác sơ đồ phải tính thêm lượng dư khi giác mẫu.