Những khó khăn gặp phải trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng Techcombank.

Một phần của tài liệu 246381 (Trang 48 - 49)

- Techcombank nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm: Techcombank trực tiếp nhận chính TSBĐ để bù trừ cho nghĩa vụ của

2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng Techcombank.

Đơn vị xử lý TSBĐ căn cứ vào tình hình diễn biến của: khoản vay, khả năng trả nợ; đề nghị của khách hàng, của bên bảo đảm; các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký với Techcombank và quy định có liên quan của Techcombank để yêu cầu bên bảo đảm/bên giữ TSBĐ bàn giao hoặc tiến hành thu giữ, tiếp nhận và xử lý TSBĐ.

Sau khi tiếp nhận TSBĐ, đơn vị xử lý TSBĐ có trách nhiệm xác định giá trị TSBĐ và xây dựng phương án xử lý TSBĐ trình ban Tổng giám đốc phê duyệt trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được TSBĐ.

Việc xử lý TSBĐ được thực hiện theo phương thức do bên bảo đảm và Techcombank thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng. Nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được phương thức xử lý TSBĐ, Techcombank xử lý TSBĐ theo quy định tại HD-XLTSBĐ hoặc theo quy định khác của pháp luật hiện hành.

Giá trị thu về sau khi xử lý TSBĐ (đã trừ các chi phí bảo quản TSBĐ và các chi phí cần thiết cho việc xử lý TSBĐ theo quy định tại HD-XLTSBĐ và quy định của pháp luật):

- Nếu lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì phần giá trị chênh lệch được hoàn trả cho bên bảo đảm

- Nếu ngang bằng với nghĩa vụ được bảo đảm thì Techcombank nhận toàn bộ giá trị đó để trừ nợ và bên bảo đảm được xem là đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Techcombank.

- Nếu nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì bên bảo đảm phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ còn thiếu cho Techcombank.

2. Những khó khăn gặp phải trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng Techcombank. Techcombank.

2.1. Khó khăn về hệ thống văn bản pháp luật.

Hệ thống văn bản pháp luật nhìn chung còn nhiều bất cập và chưa thống nhất. Số

lượng các văn bản quy định về lĩnh vực ngân hàng còn hạn chế. Đặc biệt, những quy định về tài sản bảo đảm còn ít và nằm rải rác tại nhiều văn bản, thể hiện sự không thống nhất.

Trong giai đoạn trước, khi Nghị đinh 178/1999/NĐ-CP và Nghị đinh 165/1999/NĐ-CP còn hiệu lực, những quy định về tài sản bảo đảm tại các Nghị định và Bộ luật Dân sự 2005 là chưa thống nhất. Ví dụ điển hình là quy định về phạm vi bảo đảm của tài sản. Điều 324 BDS 2005 quy định một tài sản có thể dùng bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ và các nghĩa vụ ấy có thể “thuộc nhiều đối tượng”. Tuy nhiên Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 165/1999/NĐ-CP lại có sự khác biệt trong quy định, theo đó, “một tài sản được dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ trả nợ tại một tổ chức tín dụng; trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, thì một tài sản có thể được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ “tại một tổ chức tín dụng” với điều kiện giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.” (Điều 11 Nghị định 178/1999/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu 246381 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w