2. Các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của pháp luật hiện hành 1 Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm.
2.4. Thanh toán thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
Thanh toán thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chính là khâu quan trọng cuối cùng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Sau khi áp dụng một trong các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm đã nêu trên, số tiền thu được sẽ được thanh toán theo thứ tự quy định tại Điều 6 Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Điều 325 BLDS 2005, theo đó:
“1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;
2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;
3. Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.”
Trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán thì số tiền đó được thanh toán cho các bên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị nghĩa vụ bảo đảm.
Pháp luật quy định như vậy nhưng trên thực tế, các TCTD và bên bảo đảm vẫn gặp nhiều khó khăn và nảy sinh mâu thuẫn trong việc thực hiện thanh toán nợ. Lý do chính là pháp luật không quy định rõ thế nào là “chi phí cần thiết, hợp lý phát sinh” trong việc xử lý tài sản. Chính vì vậy khi các chi phí xử lý tài sản được pháp luật thanh toán trước nợ trong trường hợp TCTD hoặc bên thứ ba xử lý tài sản bảo đảm, điều này có thể
sẽ ảnh hưởng tới giá trị tài sản thu nợ do không xác định được các loại chi phí xử lý tài sản.
CHƯƠNG II