Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về kiểm toán báo cáo quyết toàn công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại tổng công ty Sông Đà (Trang 31 - 48)

Theo Quyết định số 76TCT/KTNB ngày 04/01/2003 của Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ năm 2003, Quyết định 65TCT/KTNB ngày12/1/2003 của Tổng giám đốc Tổng công ty về việc kiểm toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên phòng kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án đầu t trung tâm điều hành sản xuất của Tổng công ty- nhà G10- quận Thanh Xuân – Hà Nội.

Bảng số 2: Quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm toán.

31

Bộ Xây dựng cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Tổng công ty Sông Đà Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

---

Số 76TCT/KTNB Hà Nội, ngày 4/1/2003

Quyết định

của tổng giám đốc Tổng công ty

(v/v : phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ năm 2003) Căn cứ:

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Sông Đà ban hành theo Quyết định số 360/BXD - TCLĐ ngày 22/3/1996 của Bộ trởng Bộ Xây dựng.

- Quyết định số 832TC/QĐ/CĐ kiểm toán nội bộ ngày 28/10/1997 của Bộ trởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ.

- Quyết định số 238TCT/HĐQT ngày 21/10/1999 của Hội đồng quản trị Tổng công ty về việc ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của Tổng công ty Sông Đà.

- Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

tổng giám đốc Tổng công ty quyết định

Điều 1: Giao nhiệm vụ cho phòng Kiểm toán nội bộ Tổng công ty thực hiện kiểm toán các đơn vị thành viêncủa Tổng công ty.

Điều 2: Các đơn vị, các phòng chức năng của Tổng công ty có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến cuộc kiểm toán.

Điều 3: Phòng Kiểm toán nội bộ Tổng công ty và các đơn vị , các phòng ban liên quan căn cứ theo quyết định trên thực hiện.

Tại bớc này trởng phòng kiểm toán nội bộ lên chơng trình kiểm toán gồm các nội dung sau:

Quyết định trên là căn cứ để tiến hành kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình nhà G10- Trung tâm giao dịch và điều hành của Tổng công ty Sông Đà.

Qua khảo sát ban đầu, kiểm toán viên thu thập đợc các thông tin về công trình này nh sau;

- Tên công trình: Trung tâm giao dịch và điều hành của Tổng công ty Sông Đà- nhà G10.

- Địa điểm xây dựng: Thanh Xuân Nam - Quận Thanh Xuân - Hà Nội - Chủ đầu t: Tổng công ty Sông Đà

- Tổng vốn đầu t đợc duyệt theo Quyết định số 440/BXD - KHĐT của Bộ Xây dựng: 15.647.000.000đ. Trong đó:

+ Xây lắp : 12.445.000.000đ + Thiết bị : 2.500.000.000đ + KTCB khác : 702.000.000đ - Diện tích xây dựng: 1560m2; Diện tích sàn: 8045m2

- Công trình đợc khởi công từ tháng18/1998 và hoàn thành vào tháng 12/2002. - Chủ đầu t kiêm luôn nhiệm vụ của ban quản lý dự ánvì đây là dự án tự làm.

Những thông tin trên đây cung cấp một cái nhìn tổng quát về công trình đầu t XDCB và bổ sung cho những hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ của dự án phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu t nhà G10. Căn cứ trên những đánh giá sơ bộ về dự án kế hoạch kiểm toán tổng quát đợc lập với nội dung sau:

Mục đích kiểm toán : kiểm tra mức độ tuân thủ các thủ tục, chính sách của Nhà nớc, của Tổng công ty và đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của dự án.

Các nội dung kiểm toán:

+ Kiểm toán tính hợp pháp của việc thực hiện dự án đầu t XDCB. + Kiểm tra số vốn đầu t đã thực hiện hàng năm

+ Kiểm tra chi phí khối lợng xây lắp hoàn thành

Thời gian kiểm toán: từ ngày 17/2 đến ngày 24/2 năm 2003. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân sự cho cuộc kiểm toán: các thành viên đoàn kiểm toán số 1 gồm 6 ng- ời trong đó có 1 trởng đoàn và 5 kiểm toán viên nội bộ.

Bảng số 2: Bảng phân công công tác

tt Công việc Kiểm toán

viên Ghi chú

1 Kiểm toán các nguồn vốn 2 Kiểm toán chi phí đầu t 3 Kiểm toán tài sản cố định

4 Kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác 5 Kiểm toán các tài khoản tiền

6 Kiểm toán các khoản phải thu 7 Kiểm toán các khoản phải trả

Trởng đoàn kiểm toán cũng tham gia thực hiện một phần việc cụ thể đồng thời làm nhiệm vụ giám sát và phối hợp trong cuộc kiểm toán. Trên cơ sở công việc đ- ợc phân công các kiểm toán viên tự triển khai đề cơng kiểm toán chi tiết phần việc của mình. Đề cơng kiểm toán thờng gồm các phần sau

Bảng số 4: Mẫu đề cơng kiểm toán

stt Nội dung

1 Căn cứ thực hiện kiểm

toán - Các văn bản của Nhà nớc

- Các văn bản của Tổng công ty 2 Khoản mục kiểm toán - Khái niệm

- Nội dung 3 Mục tiêu kiểm toán - Tính hiện hữu

- Tính đầy đủ

- Đo lờng và tính giá

- Trình bày và khai báo

- Tính đúng kỳ

4 Rủi ro - ....

5 Các thủ tục kiểm toán 6 Ngời lập đề cơng

Tơng ứng với mỗi phần việc trên kiểm toán viên phải lập ra một đề cơng kiểm toán riêng. Dới đây là một số đề cơng kiểm toán cần đợc lập trong quá trình kiểm toán Báo cáo quyết toán công trình đầu t XDCB.

Bảng số 5: Đề cơng kiểm toán nguồn vốn

Đề cơng kiểm toán nguồn vốn

Khoản mục kiểm toán

Các tài khoản nguồn vốn của chủ đầu t bao gồm: Nguồn vốn cố định,nguồn vốn đầu t. Trong đó: nguồn vốn xây dựng cơ bản, vay ngắn hạn, nguồn vốn nhà nớc bổ sung, vay dài hạn ngân sách, vay đối tợng khác, nguồn vốn khác, nguồn vốn trong thanh toán, trong đó có các khoản phải trả.

Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán: Nguồn vốn liên doanh, nguồn vốn huy động, nguồn vốn góp cổ phần.

Nguồn vốn các dự án đầu t đợc vay từ các tổ chức tài chính quốc tế đợc theo dõi ở tài khoản tại sở giao dịch ngân hàng nhà nớc, khi có tiền chuyển về, cùng ngày số tiền này đợc chuyển về tài khoản của chủ đầu t mở tại ngân hàng phục vụ. Nếu số tiền vay từ ADB thì gọi là “Tài khoản tạm ứng” và vay từ WB là “ Tài khoản đặc biệt”. Nguồn vốn này theo quy định hiện hành đợc coi nh là nguồn vốn từ ngân sách nhà nớc và đợc cân đối vào ngân sách hàng năm

Mục đích kiểm toán

+ Xác định sự trung thực của số d đầu kỳ các nguồn vốn

+ Các nguồn vốn đầu t đợc quản lý, sử dụng và đánh giá một cách đúng đắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn đầu t thì thực sự xảy ra, đúng quy định và đợc ghi chép đầy đủ

+ Xác định số tiền thực tế cấp phát thanh toán theo các nguồn vốn đầu t + Tiền chênh lệch (nếu có)

+ Phân tích nguyên nhân của những chênh lệch này

Rủi ro kiểm toán:

+ Phản ánh không đầy đủ, không hết các nguồn vốn + Từng nguồn vốn hạch toán không đầy đủ

+ Hạch toán lẫn lộn các nguồn vốn, nguồn vốn này hạch toán vào nguồn vốn khác và

ngợc lại. .

Thủ tục kiểm toán

Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguồn vốn không nhiều và thờng có giá trị lớn vì vậy kiểm toán viên thờng tiến hànhkt 100%các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguồn vốn đầu t.

+ Xem xét việc phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác, phù hợp với quy định cấp phát, cho vay thanh toán của công trình lên các sổ chi tiết theo dõi riêng biệt từng nguồn vốn.

+ Tổng hợp các chứng từ cấp phát của Bộ tài chính.

+ So sánh số liệu ở bảng tổng hợp và sổ chi tiết các nguồn vốn

+ Đối chiếu sổ sách ghi chép ở đơn vị với sổ sách ghi chép ở Ngân hàng phục vụ + Kiểm tra việc trình bày và công bố nguồn vốn đầu t: các nguồn vốn phải đợc trình bày cụ thể từng loại trong Báo cáo quyết toán ; có sự trình bày chính xác sự tăng giảm nguồn vốn đầu t và kiểm tra giám sát chặt chẽ.

+ So sánh số vốn đợc cấp phát, đã cấp phát và còn đợc cấp phát với dự toán và định mức, xác định chênh lệch để đi sâu kiểm toán.

Đề cơng kiểm toán chi phí đầu t

- Các khoản mục kiểm toán

+ Chi phí xây lắp: chi phí xây dựng các hạng mục công trình chính; chi phí xây dựng công trình tạm, phụ trợ thi công.

+ Chi phí mua sắm thiết bị

+ Chi phí khác nh chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí khảo sát, thiết kế, chi phí quản lý dự án, chi phí t vấn xây dựng, chi phí lập, thẩm tra, và phê duyệt quyết toán vốn đầu t, chi phí cho công tác đào tạo chuẩn bị vận hành…

- Mục đích kiểm toán chi phí đầu t

+ Nhằm xác định tổng chi phí đầu t xây dựng cơ bản phù hợp với khối lợng thực tế của từng hạng mục công trình và của toàn bộ công trình thông qua đó đánh giá tính trung thực của Báo cáo quyết toán của toàn bộ công trình xây dựng cũng nh giá trị quyết toán của từng hạng mục công trình.

+ Khẳng định công trình xây dựng thực tế thực sự tồn tại.

+ Khẳng định công trình xây dựng cơ bản đợc đánh giá và tính toán đúngtheo định mức, đơn giá áp dụng cho công trình

- Rủi ro chi kiểm toán phí đầu t

+ Phản ánh không đúng khối lợng xây dựng cơ bản hoàn thành thờng là tăng khối lợng, gian lận khối lợng ở phần che khuất.

+ áp dụng các định mức đơn giá không chính xác thờng là áp dụng các định mức đơn giá cao hơn quy định trong dự toán, tính trùng lặp thậm chí tính sai.

+ Vợt các định mức chi phí theo quy định của dự toán.

+ Chi phí tập hợp, phân bổ không đúng cho từng đối tợng, từng hạng mục công trình; số liệu kém chính xác

+ Biên bản nghiệm thu phản ánh không trung thực có nhiều sai sót.

Kiểm toán chi phí đầu t lại đợc chi tiết hoá thành các phần việc nhỏ hơn nh sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề cơng kiểm toán chi phí xây dựng và lắp đặt

Căn cứ để kiểm toán chi phí đầu t

+ Các biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu t- ban quản lý dự án gọi tắt là bên A, và nhà thầu- đơn vị thi công gọi tắt là bên B- giá trị của chi phí xây dựng và lắp đặt đ ợc tính trên một bảng kê và lập “ phiếu giá thanh toán”.

+ Biên bản giám định chất lợng công trình hoặc khối lợng xây dựng cơ bản hoàn thành.

+ Các chứng từ pháp lý trên đây đợc cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Thủ tục kiểm toán

+ Xem xét các khoản chi có đợc phê duyệt theo đúng quy định của nhà nớc cũng nh theo quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty hay không.

+ Kiểm tra lại thời điểm áp dụng các định mức, đơn giá, các tỷ lệ phí để xác định…

giá trị khối lợng xây lắp hoàn thành có phù hợp với quy định của nhà nớc áp dụng đối với công trình thi công trong thời kỳ kiểm toán.

+ Phân tích, so sánh chi phí xây lắp thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán theo từng bộ phận, từng hạng mục công trình, từng thành phần chi phí xây lắp để xác định phạm vi kiểm toán cụ thể cần đi sâu.

+ Kiểm tra thực tế tại công trình, lu ý đến phần che khuất, hay bị tính trùng, khối lợng chìm hay khối lợng thay đổi do thiết kế.

+ Đối chiếu các đơn giá, các chứng từ chi tiêu của chủ đầu t, các chi phí do nhà thầu đa ra với hoá đơn của nhà cung cấp.

+ Tính toán lại số liệu ở bộ phận cần thiết hoặc có nhiều sai sót trọng yếu về khối l - ợng, đơn giá. So sánh với số liệu của đơn vị, xác định phần chênh lệch và tìm nguyên nhân.

+ Kiểm tra lại quá trình và phơng pháp kế toán của chủ đầu t về khối lợng xây lắp. + Kiểm tra lại sự đánh số liên tục của các chứng từ, phiếu báo giá thanh toán khối l- ợng xây lắp hoàn thành

+ Khi kiểm toán chi phí xây lắp, kiểm toán viên tổng hợp để xác định phần chênh lệch so với chi phí xây dựng trong Báo cáo quyết toán.

+ Kiểm tra so sánh số liệu trên sổ chi tiết chi phí đầu t của từng hạng mục công trình với số liệu trên sổ cái.

Đề cơng kiểm toán chi phí mua sắm trang thiết bị

Khoản mục kiểm toán: chi phí mua sắm trang thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác của công trình, chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dỡng tại hiện trờng, chi phí bảo hiểm tại công trình.

Thủ tục kiểm toán

+ Kiểm tra danh mục, chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật, giá cả của thiết bị khi quyết…

toán so với tổng dự toán đợc duyệt. Kiểm toán viên kiểm tra về các mặt sau:

Giá trị gốc của thiết bị: nếu thiết bị sản xuất trong nớc là giá bán buôn công nghiệp. Nếu thiết bị nhập khẩu thì phải chuyển đổi giá nhập ra tiền Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ quy đổi của Ngân hàng nhà nớc Việt Nam quy định tại thời điểm nhập máy móc thiết bị. Máy móc nhập theo phơng thức uỷ thác, ngoài việc kiểm tra các hợp đồng, chứng từ nhập, hoá đơn nhập, cơ quan đợc phép nhập cần phải chú ý phí uỷ thác. Từng trờng hợp cụ thể, từng hợp đồng cụ thể có phí uỷ thác khác nhau. Kiểm toán viên cần xem xét cơ sở xác định phí uỷ thác (theo các văn bản pháp quy quy định).

Các chi phí liên quan đến thiết bị máy móc nh chi phí vận chuyển từ nơi mua (hay từ cảng đối với các thiết bị nhập ngoại) về đến chân công trình, các chi phí bảo quản, kiểm tra gia công, bảo dỡng thiết bị trớc khi lắp đặt vào công trình ghi trong hợp đồng kinh tế mua sắm thiết bị máy móc.

+ Đối chiếu giá gốc của những loại máy móc thiết bị có nhiều nghi ngờ với giá hoá đơn của nhà cung cấp.

+ Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chứng từ vận chuyển, bảo quản, gia công, tu sửa, sơn mạ…

+ Kiểm tra quy trình hạch toán có đúng chế độ quy định hay không

+ Tổng hợp các chi phí để xác định giá trị máy móc thiết bị đa vào công trình. Xác định số chênh lệch so với Báo cáo quyết toán.

+ Xác định nguyên nhân của những chênh lệch này.

Đề cơng kiểm toán chi phí kiến thiết cơ bản khác

Khoản mục kiểm toán: chi phí khác là những chi phí liên quan trực tiếp đến công trình nhng không thuộc các loại chi phí xây lắp và mua thiết bị máy móc. Theo các giai đoạn của quá trình đầu t xây dựng, chi phí khác đợc chia ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ ở giai đoạn chuẩn bị đầu t, chi phí khác bao gồm chi phí cho công tác đầu t, khảo sát, thu thập số liệu phục vụ cho công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo khả thi; chi phí lập, thẩm tra, xét duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; chi phí tuyên truyền, quảng cáo.

+ ở giai đoạn kết thúc xây dựng, đa dự án vào khai thác và sử dụng, chi phí khác bao gồm chi phí thẩm định quyết toán công trình, chi phí thu dọn vệ sinh, tháo dỡ công

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về kiểm toán báo cáo quyết toàn công trình đầu tư xây dựng cơ bản tại tổng công ty Sông Đà (Trang 31 - 48)