Điều kiện thực hiện giải pháp: 1 Về phía ngành hải quan:

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử ở Việt Nam _ Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

b. Nhóm hàng tiêu dùng

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp: 1 Về phía ngành hải quan:

3.3.1. Về phía ngành hải quan:

Để thực hiện thành công thí điểm thủ tục HQĐT theo Quyết định số 103/2009/ QĐ-TTg, ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, định hướng triển khai thí điểm thủ tục HQĐT của Tổng cục Hải quan thì điều kiện cần có là:

_Về địa bàn triển khai: Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng và TP.HCM, trong thời gian tới, thủ tục HQĐT sẽ được thực hiện tại 8 cục hải quan tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, trong quá trình mở rộng thí điểm thủ tục HQĐT, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính sẽ xem xét khả năng của một số Cục hải quan các tỉnh, thành phố khác có đủ điều kiện để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai. Như vậy so với giai đoạn 2005-2009 thì địa bàn thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT trong giai đoạn mở rộng tăng lên rất nhiều.

_Về thời gian triển khai: Thí điểm thủ tục HQĐT mở rộng được thực hiện đến hết năm 2011. Đây là mốc thời gian được xác định rất quan trọng, làm cơ sở khoa học cũng như cơ sở thực tiễn để Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.

_Về đối tượng thực hiện thí điểm: Qua kết quả đạt được từ việc triển khai thủ tục HQĐT cho một số DN được lựa chọn (giai đoạn 2005- 2009), trong thời gian tới đối tượng DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ không còn hạn chế mà được mở rộng cho tất cả mọi DN có nhu cầu tham gia thủ tục HQĐT.

_Về nội dung thủ tục hải quan triển khai thí điểm: Thủ tục HQĐT trong giai đoạn thí điểm mở rộng được thực hiện trên cơ sở: Luật Hải quan; các Luật về thuế, các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành các Luật về thuế; Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; Các điều ước quốc tế có liên quan đến hải quan mà Việt Nam là thành viên.

_Về loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu: trong giai đoạn mở rộng thực hiện thí điểm, loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh sẽ gồm: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân

nước ngoài; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các loại hình có liên quan đến 4 loại hình, chế độ sau: Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất, chuyển khẩu; hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư; hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt.

_Về mô hình thủ tục HQĐT: Trong giai đoạn mở rộng sẽ thực hiện xử lý dữ liệu tập trung theo mô hình 03 khối: Khối 1: tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin tập trung gồm toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và phản hồi thông tin tự động được đặt tại Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin; Khối 2: kiểm tra sơ bộ hồ sơ HQĐT, kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan được đặt tại các Chi cục HQ; Khối 3: kiểm tra thực tế hàng hóa được đặt tại các Chi cục hải quan hoặc các điểm kiểm tra hàng hóa tập trung.

_Về mô hình tổ chức thực hiện: Theo mô hình này, hệ thống công nghệ thông tin sẽ được tập trung hóa. Việc tập trung hóa hệ thống công nghệ thông tin sẽ giúp đảm bảo tập trung hóa thông tin phục vụ cho xử lý thông quan, giảm thiểu yêu cầu đầu tư cho nhiều trung tâm, tập trung được nguồn lực duy trì vận hành, thuận tiện cho việc đảm bảo hệ thống an ninh, an toàn. Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa sẽ được tiến hành tại Chi cục. Để thực hiện hiệu quả mô hình này, Tổng cục hải quan cũng sẽ quy hoạch lại hệ thống các Chi cục để đảm bảo vừa thuận tiện cho doanh nghiệp, phù hợp với địa bàn thực tế nhưng cũng vừa phải phù hợp với yêu cầu tập trung nguồn lực chuyên gia và phát huy được tối đa năng xuất hoạt động của hệ thống thông quan.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động của hải quan điện tử ở Việt Nam _ Thực trạng và giải pháp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w