b. Nhóm hàng tiêu dùng
3.2 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hải quan điện tử tại Việt Nam
_Một là, hoàn thiện cơ sở pháp lý: Tổng cục Hải quan phải tiến hành rà soát các quy trình nghiệp vụ và đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn phù hợp để triển khai mở rộng HQĐT theo mô hình 3 khối và thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan nên xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong thực hiện thủ tục HQĐT và trình Bộ Tài chính cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT.
_Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro như tổ chức tập huấn về quản lý rủi ro cho cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tại các Cục Hải quan dự kiến triển khai; xây dựng hồ sơ doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT; xây dựng hồ sơ rủi ro cấp Tổng cục; xây dựng hồ sơ rủi ro cấp cục.Mở rộng phạm vi áp dụng quản lí rủi ro trong kiểm tra sau thông quan với phương tiện vận tải ,hàh khách xuất nhập
cảnh,nâng cao chất lượng thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan .Một số nội dung chính cần tiến hành :
+ Xây dựng cơ sở pháp lí :ban hành và thực hiện các văn bản quy định ở cấp bộ về áp dụng quản lí rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan ,thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan ,ban hành thông tư liên tịch với các bộ ,ngàh liên quan về trao đổi cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan .
+ Xây dựng và nâng cấp hệ thống quản lí rủi ro: nâng cấp hoàn thiện hệ thông quản lí rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại (bao gồm các loại hình xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công với nước ngoài...)
+Xây dựng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ: nâng cấp hệ thống thông tin hỗ trợ quản lí rủi ro đáp ứng yêu cầu cho các lĩnh vực nghiệp vụ sau: đánh giá, phân loại rủi ro trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh: thông tin lược khai hàng hóa quan dữ liệu điện tử; phục vụ kiểm tra sau thông quan; cung cấp kết quả phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ hoạt đông kiểm soát hải quan. Cơ sở dữ liệu và công cụ đáp ứng một bước các yêu cầu phân tích của các cấp ,đơn vị hải quan
+Xây dựng đội ngũ quản lí rủi ro: kiện toàn về tổ chức nhân sự và trang thiết bị của hải quan các cấp, đơn vị thực hiện công tác thu thập xử lí thông tin nghiệp vụ hải quan và quản lí rủi ro
_Ba là, hoàn thiện bộ máy tổ chức và đào tạo nhân lực: để triển khai thực hiện mở rộng thủ tục hải quan điện tử. Tổng cục Hải quan sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy cấp Cục và chi cục; xây dựng phương án bố trí, sử dụng nguồn nhân lực của Tổng cục, Cục Hải quan để triển khai thủ tục HQĐT.Xây dựng lực lượng hải quan chính quy có tính kỉ luật cao,thành thạo về chuyên môn theo chức trách được phân công,hoạt động minh bạch,liêm chính, có trình độ hiểu biết đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ công tác, làm chủ được các trang thiết bị kĩ thuật hiên đạị. Đào tạo nhân lực phục vụ cho triển khai hải quan điện tử
+ Phân loại đối tượng đào tạo :Vì trong công tác mỗi người có giữ một trách nhiệm khác nhau nên những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cũng rất khác nhau,
chẳng hạn như đối với cán bộ kĩ thuật thì có thể chỉ cần biết đến những vấn đề cài đặt, bảo trì hệ thống nhưng đối với cán bộ lãnh đạo thì lại cần hiểu biết một cách tổng quan, có thể họ không biết về cài đặt nhưng lại phải biết cách tổ chức triển khai hệ thống, cán bộ nghiệp vụ thì lại cần sử dụng hệ thông một cách thành thạo.Vì vậy, phân loại đúng đối tượng đào tạo rất quan trọng , đây chính là cơ sở để đưa ra được các yêu cầu, nội dung đào tạo.
+ Về hình thức đào tạo: Việc đa dạng hóa hình thức đào tạo nhằm mục đích: trong một thời gian ngắn nhất có thể tạo ra được một nguồn lực đủ mạnh, tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo, giúp cho hải quan địa phương chủ động trong việc đào tạo .khuyến khích mỗi cán bộ tự trang bị cho mình kiến thức và nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác ,cụ thể có các hình thức đào tạo sau
*) Tổ chức đào tạo tại chỗ tập trung: do cơ quan hải quan kết hợp với giảng viên của các trường đại học các chuyên gia trong và ngoài nước tổ chức thực hiện tại tập trung trong toàn ngành .
*) Tổ chức đào tạo tại các đơn vị cơ sở: do cơ quan hải quan kết hợp với giảng viên của các trường đại học các chuyên gia trong và ngoài nước tổ chức thực hiện tại các cục hải quan địa phương.
*) Tổ chức đào tạo cán bộ từ xa :do cơ quan hải quan kết hợp với các đối tác có kinh nghiệm để xây dựng những tài liệu điện tử cho phép các cán bộ hải quan tận dụng được các phương tiện điện tử như mạng diện rộng của ngành hay các dạng CD_ROM... có thể tự học.
*) Tổ chức đào tạo tại nước ngoài: lựa chọn những cán bộ có năng lực của ngành để gửi đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn tại các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước để bổ túc và nâng cao những kiến thức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lí, nghiên cứu triển khai hải quan điện tử cho Hải quan Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài.
*) Tổ chức khảo sát học hỏi kinh nghiệm: tổ chức các đoàn cán bộ hỗn hợp đi thăm quan, nhiên cứu khảo sát các mô hình hải quan điện tử trong quản lí đặc biệt trong ngành hải quan ở các nước trong khối ASEAN và các khối kinh tế khác trên thế giới.
_Bốn là, chuẩn bị cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin. Theo kế hoạch, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở quy trình 52 sửa đổi; cài đặt và cấu hình hệ thống an ninh, an toàn, phần cứng và các phần mềm hệ thống; hỗ trợ cài đặt chương trình khai báo cho doanh nghiệp tại các Cục Hải quan.Nâng cao tính năng tác dụng của trang thiết bị kĩ thuật trong giám sát,kiểm tra hải quan.Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu,hành lí của hành khách xuất nhập cảnh phù hợp điều kiện thực tiễn của từng địa bàn.Trang bị kĩ thuật đầy đủ cho các cán bộ kiểm hóa.Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại,quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan.Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động buôn bán hàng lậu,buôn bán hàng cấm và các loại tôi phạm mới.
_ Năm là, nhà cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu hải quan điện tử (C_VAN)
C-VAN là dịch vụ truyền, nhận thông điệp dữ liệu điện tử hải quan giữa người khai hải quan và cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử (HQĐT). Vậy để tham gia cung cấp dịch vụ C-VAN, DN cần hội đủ những điều kiện gì? Yêu cầu trước tiên là doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ C-VAN phải có 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp CNTT hoặc phát triển phần mềm và đã triển khai thành công cho một số doanh nghiệp; đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử phục vụ việc trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của DN với nhau hoặc giữa các DN với các đối tác.
Theo đó, khi làm thủ tục đăng ký, DN phải cung cấp cho cơ quan Hải quan Bản sao công chứng Gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN đầu tư trong lĩnh vực CNTT; danh sách bản sao hợp đồng hoặc bản thanh lý hợp đồng triển khai hệ thống CNTT cho 50 DN có xác nhận của tổ chức đăng cung cấp dịch cụ C-VAN, trong đó có ít nhất 1 hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử.
Bên cạnh đó, DN phải có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ; Có giấy bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc mua bảo hiểm về việc đền bù các khoản có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ C-VAN.
bảo mật hệ thống CNTT, quản trị cơ sở dữ liệu; Có đủ đội ngũ nhân viên triển khai với trình độ CNTT từ trung cấp trở lên. Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức về pháp luật hải quan và nghiệp vụ hải quan tổng hợp.
Ngoài ra, DN cung cấp dịch vụ C-VAN phải thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo các yêu cầu: cho phép các bên sử dụng truy nhập dịch vụ và đảm bảo kết nối với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
Thời gian dừng hệ thống để bảo trì tối đa 3giờ/1năm; đảm bảo tính an toàn, toàn vẹn, bí mật của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia; có biện pháp kiểm soát giao dịch giữa cơ quan Hải quan và các bên sử dụng dịch vụ; có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng…
Đồng thời, DN phải có giải pháp lưu trữ chứng từ điện tử, kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch, lưu trữ chứng từ điện tử trong thời gian giao dịch chưa hoàn thành với các yêu cầu tối thiểu sau: thông điệp dữ liệu điện tử gốc phải lưu giữ, hoặc có thể truy cập trực tuyến trên hệ thống cho tới khi giao dịch được thực hiện thành công; sau khi thực hiện thành công giao dịch, phải lưu giữ các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện giao dịch trên hệ thống trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm thực hiện thành công giao dịch…
DN còn phải có đề án cung cấp dịch vụ C-VAN bao gồm: kế hoạch kỹ thuật, kế hoạch kinh doanh chi tiết, hợp đồng thuê hạ tầng kỹ thuật…
DN được cấp chứng nhận cung cấp dịch vụ C-VAN chỉ được kết nối và bắt đầu hoạt động cung cấp dịch vụ C-VAN với người khai hải quan sau khi đã hoàn thành việc triển khai xây dựng hệ thống CNTT và được Tổng cục Hải quan kiểm tra xác nhận.
Đồng thời, DN cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về viễn thông, internet và các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành; có trách nhiệm thiết lập kênh kết nối với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đảm bảo liên tục, an ninh, an toàn.